Trong xã hội đang ngày càng phát triển và đòi hỏi con người cần phải có sự đa năng, đa nhiệm, nhiều người cho rằng quan điểm “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” đã lỗi thời. Vậy quan điểm này thực sự có còn phù hợp với bối cảnh hiện nay hay không? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Hiểu đúng câu tục ngữ “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề”
Trước hết, để hiểu được câu tục ngữ này, chúng ta cần phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của nó.
1. Nghĩa đen câu tục ngữ
Câu tục ngữ này gồm hai phần: “1 nghề cho chín” và “9 nghề”. “1 nghề cho chín” có nghĩa là một người làm một nghề nào đó một cách thành thạo, am hiểu. “9 nghề” có nghĩa là một người làm nhiều nghề cùng lúc.
2. Nghĩa bóng câu tục ngữ
Câu tục ngữ này ý muốn nói rằng chúng ta nên tập trung vào một công việc nhất định và làm cho tốt nó, không nên thay đổi công việc liên tục. Bởi vì nếu làm như vậy, chúng ta sẽ không có một nghề cố định, không có sự ổn định và tiến bộ trong sự nghiệp.
Xem thêm: Con gái có nên học ngành quản lý công nghiệp? Khác biệt có tạo ra đột phá?
II. Quan điểm “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” có còn phù hợp?
Cùng Vieclam.net phân tích sự phù hợp và không phù hợp của quan điểm “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” trong bối cảnh hiện đại nhé!
1. Phù hợp
Dưới góc độ chuyên môn hóa, quan điểm “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” vẫn còn phù hợp. Trong thời đại công nghệ 4.0, các ngành nghề ngày càng trở nên chuyên sâu, đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Nếu chúng ta chỉ biết một chút ở mỗi nghề thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Ngoài ra, khi giỏi một nghề, chúng ta sẽ có thể tự tin làm việc độc lập, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong công việc. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao hiệu quả công việc.
2. Không phù hợp
Nếu phân tích dưới góc độ hiện đại hóa, quan điểm “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” có phần chưa phù hợp. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc đa dạng hóa nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội việc làm. Khi giỏi nhiều nghề, chúng ta có thể dễ dàng chuyển đổi sang nhiều vị trí công việc khác nhau khi cần thiết, cũng như có thể tự tạo việc làm cho bản thân.
Điển hình là các bạn trẻ hiện nay luôn có mong muốn kiếm thêm một công việc “tay trái” bên cạnh công việc chính để đa dạng hóa nguồn thu nhập, hoặc tận dụng tối đa các kỹ năng và năng lực của mình để tạo ra nhiều giá trị và tăng thu nhập cho bản thân. Chẳng hạn như các KOL thường kết hợp công việc bán hàng hoặc đi dạy học. Hay là những người giỏi thiết kế đồ họa sẽ kết hợp với nghề kinh doanh online. Họ có thể tạo ra những ấn phẩm sáng tạo và bắt mắt, sau đó bán sản phẩm của mình trên các nền tảng trực tuyến.
Xem thêm: Burn out là gì? Giải pháp để giới trẻ thoát khỏi triệu chứng Burn out
III. Một số ngành nghề phù hợp và không phù hợp với quan điểm “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”
Hiện nay, thị trường việc làm rất đa dạng và đòi hỏi người lao động phải đáp ứng những yêu cầu riêng theo từng vị trí nghề nghiệp. Có nhiều ngành nghề cần sự chuyên môn hóa cao, và cũng có một số ngành cần sự thích ứng linh hoạt và thay đổi liên tục. Chính vì vậy, quan điểm “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” có phần phù hợp và chưa phù hợp với bối cảnh hiện nay. Cụ thể như sau:
1. Ngành nghề phù hợp
Đối với một số ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn thì quan điểm “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” vẫn còn phù hợp, chẳng hạn như: Bác sĩ, giáo viên, luật sư, kỹ sư,… Nếu chỉ học một nghề và làm giỏi nghề đó, người lao động mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc và mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, với những ngành nghề có tính chất ổn định, ít biến động, ví dụ như các ngành trong lĩnh vực công vụ, hành chính, ngân hàng,… Đây là những vị trí công việc mà người lao động sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến nếu theo đuổi tập trung một nghề.
2. Ngành nghề không phù hợp
Đối với những ngành nghề có tính linh hoạt cao, liên tục phát triển, đòi hỏi con người phải cập nhật kiến thức và kỹ năng mới thì quan điểm “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” chưa thực sự phù hợp, chẳng hạn như: Kinh doanh, Marketing, truyền thông, công nghệ thông tin, du lịch,… Đây là những ngành nghề đòi hỏi người lao động phải có sự nhạy bén với thị trường và có khả năng thích ứng với sự thay đổi của công việc. Nếu chỉ tập trung vào một nghề, người lao động sẽ dễ bị thụt lùi và mất đi cơ hội thăng tiến.
Lời kết
Như vậy, câu tục ngữ “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” nên được hiểu theo hướng tích cực, tức là bạn nên tập trung phát triển một nghề đến mức xuất sắc, đồng thời cũng không ngừng học hỏi thêm các kỹ năng khác để có thể thích ứng tốt hơn với những thay đổi của thị trường lao động.
Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tìm việc làm phù hợp với bản thân thì hãy theo dõi các tin đăng tuyển dụng được cập nhật thường xuyên tại website Vieclam.net nhé! Bên cạnh đó, tại đây bạn cũng có thể học hỏi thêm nhiều mẹo tìm việc, mẹo tuyển dụng, và vô vàn câu chuyện đi làm thú vị khác.
Có thể bạn quan tâm: