Khám sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp cần phải thực hiện. Sức khỏe của người lao động là nền tảng của sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu nguồn nhân lực không khỏe thì năng suất lao động của toàn hệ thống cũng bị ảnh hưởng. Do đó, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động là cực kỳ quan trọng. Vậy khám sức khỏe tổng quát cho doanh nghiệp là như thế nào?
1. Khám sức khỏe cho doanh nghiệp là gì?
Khám sức khỏe tổng quát là kiểm tra tình trạng thể chất của mỗi cá nhân ở thời điểm hiện tại. Môi trường lao động có rất nhiều yếu tố tiềm ẩn gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Điển hình như:
– Các công việc phải làm trong một trường khói bụi, hóa chất công nghiệp gây ra nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da,…
– Dân văn phòng thường làm việc với máy tính nhiều thì thường gặp phải các vấn đề về xương khớp, tim mạch và thị lực.
Do đó, khám sức khỏe tổng quát giúp phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. Đồng thời dự phòng nhiều bệnh lý tiềm ẩn cho người lao động. Một gói khám sức khỏe tổng quát cho doanh nghiệp sẽ được xây dựng các danh mục khám như:
– Đo chỉ số BMI, huyết áp, nhịp thở ,…
– Kiểm tra các vấn đề về răng hàm mặt, tai – mũi – họng, mắt,…
– Xét nghiệm máu và nước tiểu.
– Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, siêu âm, điện tim,…
2. Tầm quan trọng của việc khám sức tổng quát doanh nghiệp
Vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa có nhận thức đúng về việc kiểm tra sức khỏe cho người lao động. Do đó sẽ xảy ra tình trạng doanh nghiệp tránh né và không tổ chức khám sức khỏe – một quyền lợi mà người lao động vốn được hưởng. Thực chất, khám sức khỏe doanh nghiệp là việc làm đem lại ý nghĩa “kép” cho cả đôi bên.
2.1 Đối với người lao động
Trong doanh nghiệp, mỗi người lao động đều là một mảnh ghép giữ vai trò quan trọng riêng. Chính vì vậy, khám sức khỏe tổng quát sẽ mang lại lợi ích trực tiếp tới người lao động như:
– Chẩn đoán sớm các bệnh lý đang tiềm ẩn hoặc mới khởi phát. Nhất là các bệnh lý nguy hiểm và ngày càng phổ biến như: mỡ máu,bệnh tim mạch,…hay thậm chí là ung thư.
– Nâng cao được sức khỏe người lao động, đảm bảo đủ sức khỏe để làm việc.
– Giúp người lao động cảm thấy yên tâm để làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp của mình.
– Nhận tư vấn cách chăm sóc sức khỏe khoa học – phù hợp với bản thân. Đồng thời có sự điều chỉnh về thói quen có hại cho sức khỏe để phòng ngừa các bệnh lý tiềm ẩn trong tương lai.
2.2. Đối với doanh nghiệp
Không chỉ riêng với người lao động mà khám sức khỏe tổng quát cho doanh nghiệp cũng mang lại rất nhiều lợi ích đối với chính hệ thống:
– Giảm thiểu tối đa nguồn nhân lực mắc bệnh nghề nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp tránh được các chi phí tai nạn lao động.
– Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tránh bị trì hoãn hoặc cản trở công việc bởi tình trạng vắng mặt của người lao động.
– Thu hút các nguồn lực mới có chuyên môn và trình độ chất lượng cao cho doanh nghiệp.
– Đây là một trong những cách tạo cơ hội gắn bó giữa doanh nghiệp với người lao động, hạn chế tình trạng nhảy việc.
3. Lưu ý khi lựa chọn địa chỉ thăm khám tổng quát cho doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên tổ chức thăm khám sức khỏe cho người lao động, việc lựa chọn đối tác đồng hành là cực kỳ quan trọng. Có một số lưu ý trong quá trình lựa chọn ra đối tác hoàn hảo, tin cậy là:
3.1. Tần suất nên khám sức khỏe cho người lao động.
Theo điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về khám sức khỏe cho người lao động có quy định: Doanh nghiệp hàng năm phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động. Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe ngay, đối với những lao động:
– Có công việc nặng nhọc hoặc tiếp xúc với các hóa chất, vật phẩm hoặc làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm.
– Người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám kiểm tra sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
– Người lao động chuyển sang làm công việc độc hại, nguy hiểm.
– Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã bình phục quay trở lại làm việc.
3.2. Lưu ý dành cho người lao động
Để quá trình thăm khám đạt hiệu quả tối đa, người lao động cần lưu ý một số điều sau:
– Chuẩn bị sẵn các thông tin để cung cấp cho bác sĩ như: tiền sử bệnh của bản thân, của gia đình (bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, viêm gan B …)
– Không nên ăn, uống đồ có gas, cồn trước khi đi khám, tránh gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu.
– Uống thật nhiều nước lọc và nhịn tiểu trước khi siêu âm ở bụng.
– Nếu đang mang thai hãy thông báo với bác sĩ để không kiểm tra bằng phương pháp chụp X – quang.
3.3. Cơ sở uy tín để lựa chọn thăm khám cho doanh nghiệp
Hoạt động khám sức khỏe cho doanh nghiệp đang được rất nhiều viện công, tư áp dụng. Tuy nhiên để buổi thăm khám diễn ra suôn sẻ và chính xác nhất, doanh nghiệp nên tham khảo thật kĩ và lựa chọn địa chỉ uy tín. Có một số lưu ý sau doanh nghiệp cần ghi nhớ:
– Nên chọn các cơ sở y tế lớn, uy tín và có nhiều sự đánh giá từ các doanh nghiệp đi trước.
– Không gian rộng rãi đem lại tâm lý thoải mái, dễ chịu cho người lao động
– Quy trình thăm khám khoa học và nhanh chóng
– Có đội ngũ bác sĩ đầu ngành, với nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn.
– Trang thiết bị y tế phải được trang bị đầy đủ, hiện đại.
– Có hỗ trợ xây dựng gói khám phù hợp với từng đặc thù công việc.
– Dịch vụ tư vấn 24/7, chăm sóc khách hàng tận tình.
Hiện nay có nhiều cơ sở có dịch vụ thăm khám cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn đang chưa biết nên chọn địa chỉ nào thì hãy thử tham khảo địa chỉ Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI nha.
Thu Cúc – TCI đang là cái tên mà được nhiều công ty và doanh nghiệp lựa chọn. Gói khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp có đầy đủ các danh mục khám thiết yếu. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu riêng, TCI luôn sẵn sàng hỗ trợ xây dựng gói khám phù hợp với từng đặc thù công việc.
Mong rằng những điều trên đã có thể làm rõ được phần nào về việc khám sức khỏe tổng quát cho doanh nghiệp. Trên đây là giải đáp về khám sức khỏe cho doanh nghiệp. Để được tư vấn và xây dựng gói khám phù hợp với đặc thù của từng công việc hãy liên hệ TCI để được tư vấn!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.