Bệnh Lichen phẳng ở miệng và cách chăm sóc

1 năm trước 35

Bệnh Lichen phẳng ở miệng xuất hiện ở khoang miệng và gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân của căn bệnh là do đâu và đây có phải một vấn đề nguy hiểm? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp từ những thông tin chi tiết về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về bệnh Lichen phẳng ở miệng

1.1 Bệnh Lichen phẳng ở miệng là gì?

Bệnh Lichen phẳng ở miệng

Lichen phẳng ở miệng là một căn bệnh mạn tính

Lichen phẳng là một bệnh viêm mạn tính ở vùng miệng. Căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc miệng, da, nang tóc,…

Lichen phẳng ở miệng còn được gọi với tên phát ban vùng miệng. Đây là một dạng của bệnh khi xuất hiện ở khoang miệng. Bản chất, đó là một loại bệnh da liễu. Chúng gây tác động tới màng nhầy trong niêm mạc miệng.

Có 3 dạng Lichen phẳng ở miệng: Lichen dạng lưới và Lichen dạng chợt. Trong đó:

– Lichen phẳng dạng lưới ở dưới mặt lưỡi, má và nướu răng có những nốt trắng sần sùi.

– Lichen phẳng dạng chợt là tình trạng xuất hiện các vết loét. Những vết loét này thường xuất hiện trên lưỡi, má, niêm mạc miệng hoặc nướu răng.

– Lichen phẳng dạng bóng nước là dạng hiếm gặp nhất. Khi mắc bệnh, ở khoang miệng sẽ xuất hiện những cục giống như mụn nước nổi lên. Tình trạng này xảy ra do biểu mô bị bong tróc.

1.2 Bệnh Lichen phẳng ở miệng có nguy hiểm?

Lichen phẳng ở miệng thường không quá nguy hiểm. Những nốt sần là dấu hiệu phổ biến nhất của những tổn thương bệnh gây ra và thường màu đỏ hoặc tím. Khi mới bắt đầu, kích thước của những nốt này thường chỉ nhỏ như đầu kim. Tuy nhiên, theo thời gian, kích thước của chúng sẽ tăng lên dưới hình dạng tròn và phẳng. Lichen phẳng ở miệng có thể kéo dài tùy vào mức độ điều trị. Không có một con số về thời gian cụ thể với căn bệnh này. Nhiều trường hợp, bệnh kéo dài tới 10 năm, tùy  vào phương pháp điều trị và cách chăm sóc của bệnh nhân.

2. Nguyên nhân gây Lichen phẳng ở miệng

Bệnh Lichen phẳng ở miệng

Chưa có một kết luận cụ thể về nguyên nhân của Lichen phẳng ở miệng

Hiện nay, nguyên nhân gây ra Lichen phẳng ở miệng vẫn chưa được cụ thể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, các chuyên gia đã thấy sự xuất hiện của nhiều những tế bào lympho T. Đây là một loại tế bào bạch cầu liên quan tới sự viêm nhiễm. Nhiều người phỏng đoán, đó là lý do Lichen phẳng ở miệng được kích hoạt.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, Lichen phẳng ở miệng lại được kích hoạt bởi sử dụng thuốc hoặc do gặp chấn thương ở miệng, bị dị ứng, nhiễm trùng,…

Bên cạnh đó, bệnh viêm gan siêu vi C cũng cho thấy là có liên quan tới Lichen phẳng. Điển hình là với những đối tượng sống ở khu vực Địa Trung Hải. Từ đó, ta có thể thấy, Lichen phẳng ở miệng còn có thể lây nhiễm qua yếu tố di truyền.

Thần kinh cũng là một yếu tố được điểm danh khi nhắc tới nguyên nhân của Lichen phẳng. Khi con người rơi vào tình trạng căng thẳng, bị chấn thương tâm lý, nguy cơ rất cao chúng dễ dẫn tới Lichen phẳng.

3. Lichen phẳng ở miệng và những biến chứng

Trên thực tế, Lichen phẳng ở miệng tuy không nguy hiểm nhưng có những ảnh hưởng xấu nhất định tới cuộc sống. Nếu kéo dài, những biến chứng của căn bệnh này cũng là vấn đề đáng quan ngại:

– Lichen phẳng ở miệng gây đau, khó chịu khi ăn uống. Từ đó, người bệnh sẽ ngại thực hiện quá trình ăn uống. Lâu dần, cảm giác chán ăn kéo đến và kèm theo đó là giảm cân không kiểm soát, thiếu dinh dưỡng,…

– Lichen phẳng ở miệng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát. Những vết loét do bệnh gây ra nếu không được xử lý, chăm sóc đúng cách sẽ là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

– Lichen phẳng ở miệng cũng có thể chính là những mầm mống của bệnh ung thư. Nếu không được điều trị và theo dõi, đến một lúc nào đó, những vết mẩn, khối u rất có thể sẽ chuyển thành ác tính.

4. Cách chăm sóc khoang miệng bị Lichen phẳng tại nhà

4.1 Giữ gìn vệ sinh khoang miệng

Giữ khoang miệng luôn sạch sẽ là một trong những phương pháp giúp giảm cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt. Vì vậy, khi bị Lichen phẳng ở miệng, một khoang miệng sạch sẽ sẽ giúp ta tránh được nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng.

4.2 Chế độ ăn uống hợp lý

Thức ăn cay nóng, quá nhiều gia vị, quá chua,… sẽ là lý do khiến tình trạng bệnh Lichen phẳng ngày càng nghiêm trọng. Thay vì một thực đơn gây hại như vậy, người bệnh hãy chọn những loại thức ăn mềm, giảm bớt caffeine, các chất kích thích vào cơ thể.

4.3 Quản lý tốt trạng thái tinh thần

Như đã nói, một hệ thần kinh căng thẳng là một trong những nguyên nhân dẫn tới Lichen phẳng ở miệng. Càng căng thẳng, các triệu chứng bệnh càng trở nên phức tạp. Vì vậy, một khi đã mắc bệnh, bệnh nhân cần học cách kiểm soát tốt trạng thái tâm lý của mình. Để làm được điều này, chúng ta không nhất thiết phải tự cố gắng một mình. Hãy tìm một chuyên gia tâm lý để nói chuyện. Hoặc đơn giản hơn, người bệnh có thể thường xuyên ra ngoài đi chơi, trò chuyện cùng người thân, bạn bè để giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng.

4.4 Hạn chế tối đa những thói quen có hại

Con người hầu như ai cũng có những hành động thực hiện lặp đi lặp lại trong vô thức. Lâu dần, những hành động này trở thành thói quen khó bỏ. Những thói quen ấy tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguy cơ của rất nhiều vấn đề. Đối với Lichen phẳng ở miệng, những hành động như cắn móng tay, cắn môi, cắn má,… rất có hại. Khi trong miệng đang tồn tại vết thương, những hành động ấy sẽ là cầu nối đưa vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng là rất có thể xảy ra. Vì vậy, để quá trình chăm sóc và điều trị Lichen phẳng diễn ra thuận lợi, chúng ta hãy dần bỏ qua những thói quen này nhé.

4.4 Thăm khám bác sĩ định kỳ

Thăm khám bác sĩ định kỳ mỗi năm 2 lần là điều cần thiết với những người bị Lichen phẳng ở miệng. Việc thăm khám đều đặn sẽ giúp người bệnh luôn kiểm soát được tình trạng răng miệng của bản thân. Từ đó, những biến chứng bệnh cũng sẽ được ngăn ngừa.

Bệnh Lichen phẳng ở miệng

Thăm khám định kì với nha khoa để đảm bảo tình trạng răng miệng khỏe mạnh

Không chỉ đối với những người bị Lichen phẳng ở miệng mà tất cả mọi người đều nên có cho mình thói quen đi khám định kỳ sức khỏe răng miệng. Đây là một cách để khoang miệng luôn ở trong diện an toàn và khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Đọc toàn bộ bài viết