Bệnh ung thư cổ tử cung và những điều cần biết - Bệnh viện K

3 năm trước 42

Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung xuất phát từ trong các tế bào của cổ tử cung. Thường thì các tế bào tăng trưởng và phân chia để tạo thành những tế bào mới theo nhu cầu của cơ thể. Khi các tế bào già đi thì sẽ dần được thay thế bằng các tế bào mới mà đôi khi cơ thể không cần. 

Ung thư cổ tử cung thường tiến triển chậm trong thời gian dài. Trước khi ung thư xảy đến, cổ tử cung có một ít thay đổi, qua đó các tế bào bất bình thường bắt đầu xuất hiện. Sau lúc ấy, các tế bào bất bình thường có thể trở thành tế bào ung thư và lan rộng. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư có thể phát hiện ở giai đoạn sớm, khi đó điều trị đem lại tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hầu như tất cả các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung đều bắt đầu từ chứng nhiễm một loại siêu vi khuẩn tên là human papillomavirus -  gọi tắt là HPV. Siêu vi khuẩn HPV được lây truyền qua đường sinh dục, phụ nữ và nam giới đều có thể bị lây.

  • Hút thuốc: thuốc lá chứa nhiều hóa chất có thể gây hại cho cơ thể. Phụ nữ hút thuốc sẽ dễ bị ung thư cổ tử cung gấp hai lần so với người không hút thuốc. 
  • Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây ra bệnh AIDS, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung. 
  • Nhiễm chlamydia: một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ tăng cao nếu bạn đã hoặc nhiễm chlamydia. 
  • Ăn ít trái cây và rau quả: phụ nữ ăn không đủ các loại trái cây và rau quả sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung. 
  • Thừa cân: phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung. 
  • Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài: các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng về việc uống thuốc ngừa thai trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. 
  • Sử dụng thiết bị trong tử cung: một nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ từng sử dụng dụng cụ tử cung (IUD, một thiết bị được đưa vào tử cung của bạn để ngăn ngừa mang thai) có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung thấp hơn bình thường. 
  • Mang thai nhiều: những phụ nữ mang thai 3 lần hoặc nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. 
  • Mang thai lần đầu khi dưới 17 tuổi: phụ nữ dưới 17 tuổi mang thai lần đầu sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 2 lần so với người bình thường. 
  • Hoàn cảnh sống khó khăn: phụ nữ nghèo đói sẽ không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ, bao gồm cả xét nghiệm Pap. 
  • Bệnh sử gia đình: người thân trong gia đình bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư vú. 
  • Di truyền: nếu mẹ hoặc chị em bị ung thư cổ tử cung, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên 2-3 lần cao hơn so với người bình thường.

Ai có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

Tất cả phụ nữ đều có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Những phụ nữ không đi đi khám sức khỏe định kỳ, đều đặn có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung hơn.

Phụ nữ cần làm gì để ngăn ngừa bệnh này

Thử Pap là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ phụ nữ chống lại bệnh này. Phụ nữ nên đi thử Pap ít nhất 3 năm một lần kể từ năm 21 tuổi. Nếu bạn sinh hoạt tình dục trước năm 21 tuổi, bạn nên đi xét nghiệm ung thư cổ tử cung khoảng 3 năm sau lần sinh hoạt đầu tiên.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung (hoặc thử Pap) là gì?

Xét nghiệm Pap là xét nghiệm tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung của bạn, xét nghiệm pap được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung. Trong suốt quá trình xét nghiệm pap, bác sĩ sẽ thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung. Mẫu này được đưa lên một tấm lam (phết Pap) và được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi. Thử pap là một xét nghiệm rất đơn giản để tìm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Những biến đổi này có thể đưa đến ung thư nếu không chữa trị.

Những điều cần lưu ý khi thử Pap

  • Phụ nữ làm xét nghiệm này trong lúc không có kinh nguyệt.
  • Khoảng 2 ngày trước khi thử Pap không nên rửa âm đạo, không nên bôi kem hay đăt thuốc vào âm đạo.
  • Không nên sinh hoạt tình dục trong vòng 1 -2  ngày trước khi thử Pap.

Bạn có thể đi thử Pap ở đâu

  • Tại các bệnh viên chuyên khoa ung thư.
  • Tại bệnh viện sản – phụ khoa.
  • Tại trung tâm dịch vụ về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản..

Nhiều người có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung nhưng không biết vì thời gian đầu thường không thấy có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy chị em nên đi khám, xét nghiệm Pap 3 năm một lần cho dù không thấy có triệu chứng.

Xin nhớ rằng nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm thì hầu như 100% các trường hợp có thể chữa trị được. Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành về khám và điều trị ung thư, với đầy đủ trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến bạn hãy đến thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Nguồn tham khảo: Bệnh viện K

Đọc toàn bộ bài viết