Hiện nay, tỷ lệ béo phì đã xấp xỉ 10% dân số, cá biệt có địa phương tỷ lệ cao gần 30%. Nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị đúng đắn sẽ có nhiều biến chứng như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, suy nhược sinh dục...
Bình thường mỡ chiếm gần 25% trọng lượng cơ thể, nếu cao hơn là béo phì. Trong thực tế để đánh giá béo phì cần dùng các chỉ số sau:
(1) Chỉ số khối cơ thể (BMI, Body Mass Index):
BMI = Trọng lượng cơ thể (kg)
Chiều cao (m) chiều cao (m)
Chỉ số này dưới 18: thiếu cân, suy dưỡng; từ 18- 23: bình thường; từ 23- 25 quá cân và trên 25 béo phì;
(2) Vòng bụng (VB):
Béo phì khi VB 90 cm ở nam hoặc VB 80 cm ở nữ và
(3) Tỷ lệ vòng bụng/ vòng mông (VB/ VM): lớn hơn 1 là béo phì
Người béo phì thường có rối loạn mỡ trong máu, để xác định người ta đo bộ mỡ máu gồm:
- Cholesterol toàn phần (TC)
- Cholesterol có hại LDL-C
- Cholesterol có lợi (HDL-C)
- Lipoprotein (VLDL)
- Triglycerid (TG)
- Lipid.
Phòng và điều trị béo phì bằng ba chế độ, “kiềng ba chân” : một là điều chỉnh chế độ ăn uống, hai là tăng cường vận động và ba là dùng thuốc men hoặc các phương cách khác.
- Chế độ ăn vừa đủ, không quá no, quá nhiều. Hạn chế tối đa thức ăn có chất béo, giảm ăn đường, bột, tăng xơ sợi, rau quả, giảm tối đa rượu bia và thức uống có ga.
- Tăng vận động: thể dục, thể thao, khí công với phương châm "cục đá lăn sẽ không bám mốc" (the rolling stones get no mosses),
- Thuốc giảm béo để: giảm, ức chế hấp thụ chất béo; giảm cholesterol và các dạng mỡ khác; làm chán ăn.
Một số trường hợp béo phì đặc biệt có thể thực hiện: phẫu thuật lấy bớt mỡ, đặt bóng dạ dày hay nẹp dạ dày để giảm lượng thức ăn.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn