Bị bế tắc trong công việc? Nguyên nhân và cách giải tỏa

9 tháng trước 21

Trong từng bước ngoặt sự nghiệp của mỗi người đều không ít lần gặp phải những chông gai, thử thách thậm chí là bế tắc không tìm ra lối thoát. Tuy đó là những khoảnh khắc khiến chúng ta mệt mỏi, chán chường nhưng đó cũng chính là yếu tố xúc tác giúp ta trưởng thành, mạnh mẽ hơn để đạt được những mục tiêu lớn. Trong bài viết này, Vieclam.net sẽ bật mí bí quyết giải tỏa bế tắc trong công việc, giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn để vươn tới những thành công nhé!

Bị bế tắc trong công việc? Nguyên nhân và cách giải tỏaBị bế tắc trong công việc? Nguyên nhân và cách giải tỏa

I. Nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong công việc

Trước khi tìm hiểu về giải pháp giải tỏa bế tắc trong công việc, trước tiên chúng ta cần phải biết được nguyên nhân dẫn đến bế tắc là gì?

1. Thiếu động lực và đam mê đối với công việc

Nếu bạn là người yêu thích sự mới mẻ và thay đổi liên tục nhưng phải làm một công việc mang tính chất lặp đi lặp lại thì bạn sẽ rất dễ chán công việc đó. Đồng thời, bạn sẽ không còn hứng thú và nhiệt tình khi làm việc nữa, thậm chí là bế tắc muốn từ chức. Ngoài ra, khi bạn không có động lực và đam mê trong công việc, bạn sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không muốn nỗ lực và không có mục tiêu rõ ràng. Điều này khiến bạn dễ dàng bỏ cuộc, không còn động lực cố gắng để cải thiện bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.

2. Làm việc dưới cường độ cao trong thời gian dài

Làm việc dưới cường độ cao trong thời gian dài có thể khiến cơ thể và tinh thần của bạn bị căng thẳng, mệt mỏi, gây ra tình trạng bế tắc trong công việc. Lúc đó, bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, sức khỏe, tinh thần cũng vì đó mà giảm sút. Dẫn đến khó tập trung, làm việc kém hiệu quả, dễ mắc sai lầm và có thể gây ra các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu,…

Nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong công việcLàm việc dưới cường độ cao trong thời gian dài là nguyên nhân gây bế tắc trong công việc

3. Khả năng chịu áp lực công việc chưa tốt

Áp lực công việc là một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu khả năng chịu áp lực của bạn chưa tốt, bạn sẽ dễ dàng bị căng thẳng, lo lắng và mất bình tĩnh. Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân như tính cách, trải nghiệm bản thân hoặc thiếu kỹ năng chịu áp lực. Nhưng dù cho là nguyên nhân nào thì việc bạn không có đủ khả năng chịu áp lực với cường độ công việc cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc của bạn. Từ đó khiến bạn bị áp lực, bị mất động lực và dễ dẫn đến bế tắc trong công việc.

Xem thêm: Burn out là gì? Giải pháp để giới trẻ thoát khỏi triệu chứng Burn out

4. Bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc cá nhân

Có thể nói rằng bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong công việc. Khi bạn không biết cách quản lý cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã, lo lắng, căng thẳng,… Từ đó, những cảm xúc này sẽ làm giảm khả năng tập trung, sáng tạo, giao tiếp và hợp tác của bạn với người khác. Và sau một thời gian, bạn cũng sẽ dần mất đi sự tự tin, động lực và đam mê với công việc.

Bế tắc trong công việc do bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc cá nhânBị chi phối bởi yếu tố cảm xúc cá nhân cũng khiến bạn bị bế tắc trong công việc

5. Môi trường làm việc không phù hợp

Môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của mỗi người. Một môi trường làm việc phù hợp sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, dễ chịu, có động lực làm việc và phát huy tối đa năng lực của mình. Ngược lại, một môi trường làm việc không phù hợp có thể khiến nhân viên cảm thấy chán nản, mệt mỏi, dẫn đến bế tắc trong công việc.

6. Thiếu quy trình làm việc

Quy trình làm việc là một tập hợp các công đoạn được thực hiện theo một trình tự nhất định để hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác và hiệu quả. Do đó, nếu thiếu quy trình làm việc có thể gây ra hậu quả là bế tắc trong công việc. Khi không có quy trình làm việc cụ thể, mỗi người sẽ tự làm theo cách của mình, dẫn đến những sai sót, rủi ro, hoặc thất bại.

Thiếu quy trình làm việc khiến công việc bế tắcThiếu quy trình làm việc khiến công việc bế tắc

Xem thêm: Back office là gì? Tầm quan trọng của Back office trong doanh nghiệp

II. Cách giải tỏa bế tắc trong công việc

Khi bạn bế tắc trong công việc không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu suất làm việc mà còn khiến cho sức khỏe và tinh thần của bạn ngày càng xuống dốc. Do đó, để có thể nhanh chóng thoát khỏi sự khủng hoảng này bạn cần tuân thủ theo một số phương pháp sau đây:

1. Xác định nguyên nhân bế tắc, thừa nhận sự bế tắc

Để giải quyết bế tắc trong công việc, bước đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân khiến bạn bị bế tắc. Đó có thể là do mục tiêu công việc không rõ ràng, không có lộ trình cụ thể; công việc quá khó khăn; thiếu kỹ năng, kiến thức cần thiết để hoàn thành công việc; môi trường làm việc không phù hợp; hoặc do mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp không được tốt,…

Xác định nguyên nhân bế tắc, thừa nhận sự bế tắcXác định nguyên nhân bế tắc, thừa nhận sự bế tắc

Khi đã xác định được nguyên nhân của sự bế tắc, bạn cần phải thừa nhận rằng bản thân đang gặp khó khăn chứ không phải là trốn tránh hay bỏ cuộc, để từ đó nhanh chóng tìm ra cách khắc phục hiệu quả.

2. Đặt mục tiêu, tìm lại động lực cho bản thân

Khi đã xác định được nguyên nhân và thừa nhận sự bế tắc, bạn cần đặt mục tiêu và tìm lại động lực cho bản thân. Mục tiêu cần cụ thể, có thể đo lường được và có thời hạn rõ ràng. Đồng thời, để tìm được động lực bạn có thể nhớ lại về lý do tại sao bạn lại chọn công việc này, những niềm vui và thành tựu mà bạn đã đạt được hay là nghĩ đến những người mà bạn muốn giúp đỡ hoặc muốn họ vui lòng. Những lý do này sẽ khiến bạn có thêm động lực và sự mạnh mẽ để vượt qua những bế tắc và tiếp tục làm việc hết mình.

Cách giải tỏa bế tắc trong công việcĐặt mục tiêu, tìm lại động lực cho bản thân khi bạn bế tắc trong công việc

3. Cân bằng những cảm xúc cá nhân

Bế tắc trong cuộc sống và công việc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, bạn sẽ cảm thấy chán nản, thất vọng, thậm chí là tức giận. Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ khiến bạn khó tập trung vào công việc mà còn làm cho tình trạng bế tắc trở nên nghiêm trọng hơn.

Để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, bạn cần học cách cân bằng cảm xúc của bản thân bằng cách tập thể dục, nghe nhạc, viết nhật ký, trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc tham gia các hoạt động giải trí khác. Việc cân bằng lại cảm xúc sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, dễ dàng tập trung hơn trong công việc và làm việc một cách hiệu quả.

Xem thêm: PTO là gì? Ý nghĩa và lợi ích không tưởng của PTO

4. Cho bản thân thời gian thư giãn và nghỉ ngơi

Khi bạn cảm thấy bế tắc trong công việc, điều quan trọng là bạn cần dành thời gian cho bản thân để thư giãn và nghỉ ngơi. Cách này sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và năng lượng để tiếp tục công việc. Hãy dành thời gian cho những sở thích cá nhân, dành thời gian cho gia đình và bạn bè, hoặc đơn giản là dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.

Cho bản thân thời gian thư giãn và nghỉ ngơi khi cảm thấy bế tắc trong công việc 
Cho bản thân thời gian thư giãn và nghỉ ngơi khi cảm thấy bế tắc trong công việc

5. Thiết lập quan hệ tốt với đồng nghiệp

Một trong những nguyên nhân khiến công việc bế tắc là do mối quan hệ với đồng nghiệp không tốt, có thể là do xung đột, ganh đua, thiếu hợp tác hoặc giao tiếp. Để khắc phục điều này, bạn cần phải thiết lập quan hệ tốt với đồng nghiệp bằng cách tôn trọng, lắng nghe, hỗ trợ và chia sẻ với họ. Những hành động này sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng và hiệu quả, đồng thời cũng giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng quý báu, tích cực từ người khác.

Thiết lập quan hệ tốt với đồng nghiệp khi bị bế tắc công việcThiết lập quan hệ tốt với đồng nghiệp khi bị bế tắc công việc

6. Tìm cho mình một hướng đi mới

Nếu công việc của bạn quá nhàm chán hoặc không phù hợp với sở thích và khả năng thì lời khuyên dành cho bạn là nên tìm cho mình một hướng đi mới, có thể là đổi công việc, đổi vị trí, bộ phận, hoặc tìm kiếm những cơ hội học tập và phát triển bản thân. Những hướng đi này không chỉ mang đến những thử thách, trải nghiệm và niềm vui mới trong công việc, mà còn giúp bạn nâng cao năng lực và giá trị của mình.

Xem thêm: Mentor là gì? Các hình thức Mentoring và yêu cầu cần có

7. Thiết lập quy trình làm việc cụ thể và tuân theo quy trình đó

Thiết lập quy trình làm việc cụ thể là giải pháp hiệu quả khi gặp bế tắc công việcThiết lập quy trình làm việc cụ thể là giải pháp hiệu quả khi gặp bế tắc công việc

Để khắc phục tình trạng làm việc không theo quy trình gây bế tắc trong công việc, bạn cần phải thiết lập một quy trình làm việc cụ thể, bao gồm: xác định, phân tích nhiệm vụ, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và đánh giá. Khi tuân thủ đúng theo quy trình này sẽ giúp bạn làm việc có hệ thống, theo đúng tiến độ và đạt năng suất hiệu quả. Nhờ đó, bạn cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức một cách đáng kể.

Lời kết:

Hi vọng với những chia sẻ từ bài viết trên, bạn đọc đã biết cách vượt qua bế tắc trong công việc để luôn bình tĩnh, lạc quan và mạnh mẽ khi đối mặt trước những thử thách. Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp khó khăn khi tìm việc làm thì cũng có thể theo dõi các thông tin bổ ích tại chuyên mục mẹo tìm việc, mẹo tuyển dụng và những câu chuyện đi làm hấp dẫn được cập nhật thường xuyên trên website Vieclam.net nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đọc toàn bộ bài viết