Bọc Răng Composite: Ưu Điểm, Nhược Điểm Và Trường Hợp Nên Áp Dụng

1 năm trước 26

Bọc răng composite là biện pháp cải thiện thẩm mỹ răng nhanh chóng, mang lại một hàm răng như thật mà không làm tổn hại đến cấu trúc ban đầu của răng. Nếu bạn đang quan tâm chủ đề bọc răng composite thì tham khảo nhiều hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Composite là gì?

Composite là khái niệm để chỉ loại vật liệu được tạo thành từ hai hoặc nhiều vật liệu khác nhau. Những loại vật liệu composite được tổng hợp từ những đặc tính tốt của nguyên liệu tạo thành. Nói đúng hơn, composite chính là sự kế thừa các ưu điểm nổi bật để tạo thành một nguyên liệu có đặc tính hoàn hảo hơn.

Vật liệu composite đã xuất hiện từ lâu, điển hình chính là gạch xây nhà được tạo từ bùn và rơm. Từ những nguyên liệu riêng biệt bình thường nhưng khi kết hợp lại với nhau thì tạo thành một vật liệu có tính bền chắc đáng kinh ngạc.

Bọc răng composite là gì?

Răng composite hay còn gọi là răng nhựa nha khoa. Chúng có thành phần được cấu tạo từ một số các nguyên liệu đặc biệt như nhựa bisphenol A-glycidyl methacrylate (BISGMA), nhựa urethane dimethacrylate (UDMA), semi-crystalline polyceram (PEX) và cả silica. Răng composite có màu trắng tự nhiên tương tự như răng thật và không có tác dụng, phản ứng với nước bọt.

Để thực hiện kỹ thuật bọc răng nhựa composite, nha sĩ sẽ tạo hình miếng trám sao cho phù hợp với vị trí răng đã bị tổn thương. Với đặc tính dẻo, dạng bột nhão, composite có thể tạo được những hình dáng như ý theo các thao tác của bác sĩ.

Ưu nhược điểm khi bọc răng composite

Cũng như những nguyên liệu nha khoa khác, làm răng composite cũng có một số ưu nhược điểm nhất định.

XEM THÊM

Ưu điểm

Bọc răng composite được sử dụng rất phổ biến bởi chúng có những ưu điểm vô cùng tuyệt vời như sau:

  • Tính thẩm mỹ: Tuy là nhựa tổng hợp nhưng composite có màu trắng ngà, tương tự giống với răng thật. Nếu nhìn thoáng qua, rất khó để bạn phát hiện đâu là răng trám, đâu là răng thật. Chính bởi tính thẩm mỹ cao nên làm răng composite có thể áp dụng cho phục hình răng cửa, răng nanh.
  • Không xâm lấn: Chất liệu composite có khả năng bám dính lên thân của răng mà không làm hại đến men răng. Vị trí nào của răng bị hư tổn, composite sẽ được lấp đầy để trám bù sao cho đủ 100%. Khi áp dụng phương pháp bọc răng composite, bạn sẽ không lo răng bị mài mòn ảnh hưởng tới men và tủy răng.
  • Dễ dàng sửa chữa: Hiện nay có rất nhiều vật liệu bọc răng khác nhau nhưng không loại nào tiện dụng như composite. Sau một thời gian làm răng composite, phần composite bị hư tổn thì sẽ được trám đè lên trên chính phần đó, không cần thiết phải trám lại ngay từ đầu.
  • An toàn tuyệt đối: Vật liệu composite không chứa thủy ngân. Do đó mà khi trám răng composite sẽ an toàn tuyệt đối cho cả người sử dụng, bác sĩ và môi trường

Nhược điểm

Tuy là một vật liệu bọc răng rất phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội, composite vẫn có những nhược điểm nhất định, có thể kể đến như:

  • Độ bền không quá cao: Theo các chuyên gia thì độ bền của kỹ thuật bọc răng sứ này trung bình duy trì được từ 6-7 năm. Nếu so với các vật liệu trám răng khác thì con số này khá khiêm tốn.
  • Co ngót nhất định: Theo thời gian sử dụng, composite sẽ có phần co rút. Do đó, trước khi bọc composite, nha sĩ phải tính toán đủ lượng vật liệu composite cần sử dụng để giảm tình trạng hở lỗ răng sau khi thực hiện.

Trường hợp nên áp dụng bọc răng composite

Không phải trường hợp nào cũng được khuyến khích áp dụng phương pháp bọc răng composite. Các chuyên gia chỉ định bọc răng composite phù hợp nhất với 3 trường hợp sau:

Răng bị sâu

Răng sâu là trường hợp xuất hiện các đốm đen, nâu ở trên bề mặt răng. Thậm chí, đó có thể là những lỗ hổng lớn ở răng nếu không chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng. Răng sâu cũng có thể xảy ra với những trường hợp thường xuyên ăn thực phẩm bẩn, không lành mạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội tích tụ, sinh sôi, phát triển tạo mảng bám trong ổ răng và gây sâu răng.

Làm răng sứ cho răng sâu lúc đó sẽ là giải pháp để bít lại các lỗ răng sâu, bảo tồn răng thật tránh khỏi những tổn thương không đáng có.

Răng mẻ

Răng mẻ có thể xảy ra do bạn thường xuyên ăn những loại đồ ăn cứng như đá viên, kẹo ngậm,… hoặc do cắn phải vật nào đó quá mạnh, tác động đến cấu trúc răng, khiến răng bị nứt.

Những vết nứt, mẻ này có thể được cải thiện bằng cách kỹ thuật trám răng composite nhanh chóng.

Răng thưa

Răng thưa là tình trạng hở kẽ răng từ 2mm trở lên. Bạn hoàn toàn có thể phục hình răng với độ khít tương đối bằng phương pháp bọc răng composite.

Để xác định khuyết điểm răng hiện tại có phù hợp để bọc răng composite hay không, bạn nên tìm tới địa chỉ nha khoa uy tín. Sau quá trình thăm khám, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách để phục hình răng phù hợp.

Làm răng Composite có tính bền cao không?

Mặc dù có tính thẩm mỹ cao, tính ứng dụng lớn nhưng xét về độ bền thì vật liệu này không phải là sự lựa chọn phù hợp cho bạn. Độ bền của phương pháp trám răng composite chỉ dao động từ 5 đến 7 năm, tương đối thấp.

So với chất liệu Amalgam thì composite dễ bị hỏng độ bền không cao dẫn tới tỷ lệ răng sâu tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, bọc răng composite sau một thời gian sử dụng sẽ bị mẻ, làm ảnh hưởng trực tiếp tới lực nhai của bạn.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyên rằng, phục hình bằng bọc răng composite nên hơn là Amalgam bởi nguyên liệu này chứa thủy ngân, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người. Trong khi composite bị hỏng có thể trám bù thì Amalgam thì cần phải bỏ ra toàn bộ và trám lại hoàn toàn.

Quy trình bọc răng composite

Về cơ bản, quy trình làm răng sứ composite khá đơn giản, có nhiều thao tác tương tự như kỹ thuật hàn răng thông thường.

  • Bước 1: Khám và điều trị răng sâu

Nha sĩ khám răng miệng của bạn, đồng thời chụp phim X-quang khu vực răng cần trám. Nếu có phát hiện thấy ổ vi khuẩn sâu hoặc tủy răng bị hư tổn thì sẽ tiến hành điều trị.

  • Bước 2: Làm sạch vị trí răng cần trám

Điều kiện rất quan trọng để làm răng composite đó là làm sạch và làm khô vị trí răng. Nha sĩ sẽ tiến hành vệ tinh răng miệng, nạo bỏ ổ vi khuẩn. Sau đó, dùng kỹ thuật chuyên dụng để làm khô răng trước khi bọc.

  • Bước 3: Bọc răng composite

Nha sĩ sẽ tạo hình dáng composite trước khi bọc răng cho bạn. Tùy thuộc vào trường hợp mà thời gian tạo hình sẽ dài hoặc ngắn. Tuy nhiên, không mất quá lâu, chỉ từ 5 đến 10 phút là hoàn thành.

  • Bước 4: Hóa cứng miếng bọc composite

Để thúc đẩy nhanh quá trình làm cứng miếng composite, nha sĩ sử dụng ánh sáng xanh từ đèn laser nhằm hóa cứng composite.

Lưu ý khi bọc răng composite

Trước khi bọc răng composite thì bạn cần phải biết một số những lưu ý cần thiết để đưa ra quyết định phù hợp cho bản thân mình. Có thể kể đến như:

Lựa chọn công nghệ tốt

Muốn bọc răng composite có độ bền cao, bạn nên lựa chọn công nghệ Compo 5D tân tiến, chuẩn chất lượng của Pháp. Kỹ thuật tạo vật liệu composite từ công nghệ này có sự hỗ trợ của máy quét thông minh giúp cho việc lấy dấu răng chính xác, tương thích so với răng thật. Ngoài ra, sóng laser từ máy sẽ giúp nhanh chóng hóa cứng chất composite kết dính chắc trên răng, mang tới độ bền của liệu trình bọc răng composite tối đa.

Lựa chọn bác sĩ chuyên môn, giàu kinh nghiệm

Hầu như đơn vị nha khoa nào cũng có dịch vụ bọc răng composite. Đây là một ưu điểm giúp bạn dễ dàng lựa chọn nhưng cũng khiến khá nhiều người hoang mang, không biết nên tới đâu thì tốt. Tuy bọc răng composite là một biện pháp được nhiều người sử dụng, có nhiều đơn vị nha khoa thực hiện nhưng không phải nơi nào cũng thực hiện tốt.

Bạn nên tìm tới những địa chỉ nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực trám răng, bọc răng composite. Nha sĩ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao sẽ giúp lấy dấu răng, tạo hình đồng thời thiết kế vật liệu composite đúng chuẩn. Nếu không may mắn làm răng composite bởi bác sĩ yếu kém về kỹ thuật dễ khiến dẫn tới tình trạng răng composite bị cộm, gây vướng khi ăn nhai, thậm chí bong hẳn ra bên ngoài.

Chế độ chăm sóc, giữ gìn sau để duy trì độ bền

Bọc răng composite có bền hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chăm sóc sau khi thực hiện.

  • Không dùng các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh.
  • Không dùng các thức ăn có thể gây xỉn màu, không đều màu ở vị trí bọc răng composite so với răng thật. Ví dụ: Cafe, nghệ,…
  • Hạn chế tối đa những tác động bên ngoài khiến lực nhai quá mạnh. VD: dùng răng cắn đồ vật, dùng răng mở nút thắt, nắp chai,…
  • Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngày tối thiểu 2 lần.
  • Dùng bàn chải với đầu lông mềm mại và chỉ nha khoa để làm sạch thay vì dùng tăm xỉa.

Hy vọng những thông tin trên đây về biện pháp bọc răng composite hữu ích cho bạn. Đây là kỹ thuật phục hình răng phổ biến mà bạn có thể tìm và thực hiện ở những đơn vị nha khoa uy tín trên thị trường. Bạn nên tham khảo ý kiến từ những người đã từng bọc răng nhựa composite để có sự sáng suốt trước khi đưa ra quyết định.

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Đọc toàn bộ bài viết