Các biến chứng sau chỉnh sửa sụp mí

4 năm trước 25

Phẫu thuật sụp mí là một quy trình khá phổ biến không chỉ để cải thiện thẩm mỹ mà còn cải thiện chức năng của đôi mắt. Tuy nhiên đây là một quy trình phẫu thuật chuyên sâu nên cũng không tránh khỏi các rủi ro, biến chứng đáng tiếc.

Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật sụp mí.

Chỉnh sửa quá mức và chỉnh sửa chưa đủ

biến chứng sau PT sụp mí 1

Chỉnh sửa quá mức khiến mí mắt bị nâng lên quá cao là một vấn đề phổ biến ở những trường hợp có chức năng cơ nâng mi tốt, những trường hợp sửa lại sau phẫu thuật lần thứ nhất và sụp mí do chấn thương. Nếu mí mắt không bị nâng lên quá cao so với bình thường (dưới 1mm) thì có thể thường xuyên mát-xa kéo mí mắt xuống dưới trong thời gian đầu hậu phẫu để cải thiện.

Chỉnh sửa chưa đủ khiến mí mắt vẫn chưa hết sụp hoàn toàn là vấn đề có thể xảy ra trong những trường hợp chức năng cơ nâng mi kém. Nguyên nhân thường là do khâu cố định vạt cơ nâng mi – cơ Muller vào sụn mi không chắc và nút thắt chỉ bị lỏng. Nếu mí mắt cao hay thấp hơn khoảng 1mm so với chiều cao mong muốn hoặc mí mắt hai bên có sự chênh lệch khoảng 1mm thì có thể tiến hành sửa lại sau khoảng 1 tuần.

Biến dạng mí mắt

biến chứng sụp mí biến dạng mí mắt

Nguyên nhân của biến dạng mí mắt là do cố định vạt cơ nâng mi - cơ Muller không chính xác vào sụn mi hoặc lực căng không đều trên sụn mi. Khi mí mắt bị biến dạng thì cần sửa lại ngay sau khi mới phẫu thuật xong, vì để lâu có thể khiến sụn mi bị biến dạng vĩnh viễn khiến khó khắc phục về sau.

Quặm mi và lật mi

biến chứng sụp mí lật mí

Quặm mi xảy ra khi vạt cơ nâng mi – cơ Muller được khâu cố định quá cao trên sụn mi trong khi lật mi lại do vị trí khâu quá thấp gây nên. Khắc phục vấn đề này bằng cách thay đổi vị trí khâu. Ngoài ra, vấn đề sụp lông mi nhẹ có thể được xử lý bằng phương pháp khâu vùi để hướng lông mi lên trên.

Lid lag và hở mi

biến chứng sụp mí hở mi

Lid lag và hở mi là những vấn đề không thể tránh khỏi sau khi kéo cao cơ nâng mi một cách tối đa và treo cơ trán để điều trị sụp mí. Khách hàng cần sử dụng nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ tra mắt thường xuyên để bôi trơn mắt giúp cải thiện vấn đề theo thời gian.

Viêm giác mạc

Nguyên nhân gây viêm giác mạc sau khi phẫu thuật sụp mí là giác mạc bị lộ và cơ chế bảo vệ giác mạc kém (chứng khô mắt, liệt thần kinh mặt…). Bác sĩ cần kê thuốc bôi trơn mắt và thực hiện kỹ thuật khâu treo để nâng mí mắt dưới lên.

Sa kết mạc

Sa kết mạc có thể xảy ra trong những trường hợp kéo cao cơ nâng mi lên đáng kể. Nguyên nhân là do tổn thương dây chằng treo của túi cùng kết mạc trên. Nếu đã thử băng ép mắt mà vấn đề không cải thiện thì sẽ cần phẫu thuật cắt một phần kết mạc.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm

Đọc toàn bộ bài viết