Bình Định phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 22 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 52,8%. Cụ thể, có một đô thị loại 1 là thành phố Quy Nhơn; một đô thị loại 3 là thị xã An Nhơn; 2 đô thị loại 4 là Hoài Nhơn và đô thị Tây Sơn. Sau đây là 4 đô thị lớn nhất tại Bình Định được Top Bình Định tổng hợp
1
Thành phố Quy Nhơn
Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I, là đô thị lớn nhất tại Bình Định
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định.
- Là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại-dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên;
- Là đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng của vùng Nam Trung bộ là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông;
- Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Phát triển, mở rộng thành phố Quy Nhơn về phía Đông Bắc, lấy đầm Thị Nại là trung tâm; quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu Kinh tế Nhơn Hội trên cơ sở chuyển đổi đất công nghiệp sang đất đô thị, dịch vụ; đầu tư xây dựng hệ thống giao thông xung quanh đầm Thị Nại để phát triển hạ tầng đô thị, dịch vụ và các dự án phát triển kinh tế – xã hội
2
Thị xã An Nhơn
Thị xã An Nhơn là đô thị loại III duy nhất tại Bình Định và đang phấn đâu lên thành phố trước năm 2025
- Là đô thị phát triển kinh tế – xã hội vùng phía Nam tỉnh Bình Định thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Là một trong những trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố Quy Nhơn và ngược lại, có các chức năng sản xuất công nghiệp, TTCN, dịch vụ thương mại và đầu mối giao thông đa năng, vùng phía Nam khu kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Là vùng du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch nhân văn, tín ngưỡng truyền thống của quốc gia và vùng sinh thái thiên nhiên, vùng bảo tồn văn hóa bền vững của dân tộc Chăm.
- Có vị trí an ninh, quốc phòng quan trọng.
Thị xã An Nhơn là đô thị kinh tế tổng hợp có tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển tương đối bao gồm các ngành kinh tế là: Du lịch, dịch vụ (thương mại, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tuyến và công trình đầu mối, TDTT, văn hoá, giáo dục đào tạo, công nghiệp, TTCN, kinh tế trang trại của tỉnh Bình Định)
3
Thị xã Hoài Nhơn
Thị xã Hoài Nhơn là đô thị loại IV thuộc tỉnh Bình Định và đang phấn đấu lên đô thị loại III giai đoạn sau 2025
- Là đô thị trung tâm tiểu vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến công nghệ cao tại phía Bắc tỉnh Bình Định bao gồm các huyện: Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Lão, Hoài Ân.
- Là trung tâm thương mại, dịch vụ, phát triển kinh tế biển; dịch vụ du lịch cho khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định.
- Là trung tâm giáo dục, đào tạo, cung cấp nguồn lao động qua đào tạo và nhân lực chất lượng cao.
- Là trung tâm y tế, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho khu vực phía Bắc tỉnh.
- Là đô thị hạt nhân phía Bắc tỉnh Bình Định trong hệ thống đô thị toàn tỉnh, đạt đô thị loại IV trong thời gian tới và phát triển theo hướng đô thị xanh, bền vững.
- Có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.
Đô thị Hoài Nhơn là hạt nhân, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho các huyện An Lão, Hoài Ân và Hoài Nhơn đã và đang được đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng xã hội có quy mô cấp tỉnh như: bệnh viện đa khoa, trường dân tộc nội trú, trung tâm thương mại, bến xe và một số cụm công nghiệp khai thác nguyên liệu địa phương, vv…và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối.
4
Thị trấn Phú Phong
Thị trấn Phú Phong là đô thị loại IV thuộc huyện Tây Sơn, đang phấn đấu để nâng cấp cả huyện Tây Sơn lên đô thị loại IV
- Là cửa ngõ giao thương phía Tây của tỉnh Bình Định trên tuyến hành lang kinh tế QL19 với vùng Tây Nguyên.
- Là đô thị du lịch – thương mại dịch vụ công nghiệp.
- Là trung tâm du lịch lịch sử văn hóa Tây Sơn của vùng của Quốc gia.
- Động lực phát triển đô thị:
- Là khu vực phát triển năng động, có vị trí địa lý thuận lợi phục vụ phát triển KT XH vùng miền núi phía Tây của tỉnh. Với vai trò là đầu mối giao thông của trục hành lang kinh tế QL 19, được đầu tư phát triển trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của Tỉnh. Là một trong 3 cụm trọng điểm du lịch của tỉnh (TT du lịch cấp quốc gia), trọng tâm của tuyến du lịch lịch sử văn hoá, phát triển du lịch sinh thái
Phát triển du lịch lấy sản phẩm du lịch văn hóa Tây Sơn làm trọng tâm, khai thác tiềm năng du lịch tại các khu vực như quần thể Bảo tàng Quang Trung, khu du lịch hồ Núi Một, thắng cảnh Hầm Hô. Xây dựng trung tâm thông tin du lịch, trung tâm văn hóa – hội nghị triển lãm nhằm hỗ trợ, cung cập dịch vụ và quảng bá sản phẩm du lịch của Bình Định ra ngoài ranh giới tỉnh.