Theo ghi chép từ y học cổ truyền, mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có tác dụng giảm ngứa ngáy, làm mềm da, cải thiện tình trạng bong tróc và giảm nguy cơ bội nhiễm. Mẹo chữa này có cách thực hiện khá đơn giản, tương đối an toàn nên có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm.
Tác dụng chữa chàm tổ đỉa của lá lốt
Lá lốt là vị thuốc nam có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng sát trùng, giảm đau, giảm ngứa và ôn trung tán hàn. Chính vì vậy, lá lốt thường được dùng để chữa lạnh bụng do ăn hải sản, đầy trướng, khó tiêu và một số bệnh da liễu thường gặp.
Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một thể của bệnh chàm – eczema. Bệnh gây ra triệu chứng điển hình là các nốt mụn nước mọc khu trú ở lòng bàn chân và bàn tay. Thương tổn da do bệnh không có khả năng lây nhiễm và có thể tự tiêu biến chỉ sau vài tuần.
Tuy nhiên tổn thương trên da thường gây ngứa ngáy dữ dội, sưng viêm và đau rát nhẹ. Các triệu chứng này có thể kích thích phản ứng gãi và cào khiến tổn thương da lan rộng và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Để giảm ngứa ngáy, bác sĩ thường kê toa thuốc sát trùng và thuốc bôi chứa corticoid. Mặc dù có tác dụng chống viêm và giảm ngứa mạnh nhưng nếu lạm dụng, thuốc bôi chứa corticoid có thể gây mỏng da, dày sừng nang lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Vì vậy trong giai đoạn tổn thương da dày sừng, bong tróc và mụn nước đã tiêu biến, nhân dân thường dùng lá lốt để giảm ngứa ngáy và chống viêm nhiễm. Ngoài ghi chép từ y học cổ truyền, nghiên cứu hiện đại tìm thấy một số thành phần chống oxy hóa trong lá lốt có tác dụng tăng tốc độ phục hồi da và giảm ngứa nhẹ.
Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá lốt chỉ được áp dụng khi mụn nước đã tiêu biến, tổn thương da dày sừng, gây ngứa và chưa xuất hiện bội nhiễm. Trong trường hợp da trợt loét, chảy dịch tiết và tụ mủ, tuyệt đối không áp dụng mẹo chữa từ lá lốt và các bài thuốc từ dân gian.
5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt dễ thực hiện và an toàn
Để tận dụng tối đa dược tính trong thảo dược, bạn có thể dùng lá lốt trị bệnh chàm tổ đỉa bằng một số cách sau đây:
1. Ngâm rửa da với nước lá lốt
Ngâm rửa với nước lá lốt là mẹo chữa được thực hiện phổ biến. Ngoài tác dụng giảm ngứa, sát trùng và cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, mẹo chữa này còn được áp dụng cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa và nổi mề đay mẩn ngứa. Bên cạnh đó, ngâm rửa chân/ tay với nước lá lốt còn giảm khô ráp, bong tróc và làm mềm vùng da thương tổn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi
- Đun sôi 1.5 lít nước, sau đó cho lá lốt vào
- Đun thêm 5 phút rồi tắt bếp
- Đổ nước ra thau và hòa thêm 1 ít nước mát vào
- Dùng để ngâm rửa vùng da bị ảnh hưởng
2. Uống nước sắc lá lốt giảm bệnh tổ đỉa
Với những trường hợp bị tổ đỉa kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, nhân dân thường áp dụng bài thuốc uống. So với bài thuốc dùng ngoài, bài thuốc uống cải thiện từ căn nguyên của bệnh, giúp kiểm soát triệu chứng và làm giảm nguy cơ tái phát.
Theo ghi chép từ y học cổ truyền, bài thuốc sắc từ lá lốt thích hợp với người bị chàm tổ đỉa do phong hàn xâm nhập khiến khí huyết vận hòa kém. Tuy nhiên, bài thuốc uống thường có tác dụng chậm nên được khuyến cáo áp dụng đồng thời với các bài thuốc dùng ngoài.
Cách thực hiện:
- Ngâm rửa 50g lá lốt tươi với nước muối trong vòng 15 phút
- Sau đó rửa sạch và để ráo, cắt nhỏ
- Đun sôi khoảng 200ml nước và thả lá lốt vào
- Đun thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp
- Để nước nguội bớt và dùng uống hết trong ngày
Với bài thuốc uống, bạn chỉ nên thực hiện 1 lần/ ngày và chia đều nước sắc thành nhiều lần uống. Để tăng tác dụng điều trị, cần ăn uống điều độ và kiêng cử các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao.
3. Chữa bệnh tổ đỉa bằng cách đắp lá lốt
Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm ngứa da bằng cách đắp lá lốt. Bên cạnh lá lốt, mẹo chữa này còn kết hợp với muối nhằm tăng tác dụng giảm ngứa và sát trùng, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa triệu chứng ngứa bùng phát vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá lốt và để ráo
- Đem lá lốt rang trên chảo với 2 thìa muối biển đến khi lá lốt vàng và tỏa mùi thơm
- Để nguội bớt rồi cho vào túi vải
- Chườm đắp ở lòng bàn tay và bàn chân để giảm ngứa
4. Dùng món ăn từ lá lốt
Nếu cảm thấy khó chịu khi dùng bài thuốc uống, bạn có thể bổ sung các món ăn từ lá lốt để hỗ trợ quá trình điều trị. Lá lốt có mùi thơm đặc trưng, giúp cân bằng hương vị món ăn và kích thích hoạt động tiêu hóa.
Khi dùng món ăn từ lá lốt, bạn cần hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị. Đồng thời tránh kết hợp lá lốt với các loại thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, mực, nghêu,…
5. Chà xát lá lốt lên da
Với những trường hợp lòng bàn tay/ bàn chân ngứa ngáy dữ dội, da dày sừng, khô ráp nhưng không nứt nẻ và chảy máu, nhân dân thường dùng lá lốt chà xát trực tiếp lên da để làm giảm triệu chứng.
Cách này có thể tận dụng tối ưu thành phần trong thảo dược, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy dữ dội và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên khi chà xát, bạn nên thao tác nhẹ nhàng để tránh gây xây xước và chảy máu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi và để ráo
- Vò lá lốt và chà xát nhẹ lên da
- Để trong khoảng 5 – 10 phút và rửa lại với nước mát
Dùng lá lốt trị chàm tổ đỉa có hiệu quả không?
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là mẹo từ dân gian và chủ yếu được truyền miệng trong phạm vi nhân dân. Trên thực tế, tác dụng điều trị của biện pháp này chỉ được ghi chép trong y học cổ truyền và chưa thực sự được chứng minh trên phương diện khoa học.
Vì vậy chưa có đủ nghiên cứu để khẳng định mẹo chữa này có đem lại hiệu quả hay không. Vì vậy để tránh áp dụng các biện pháp điều trị không có hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi thực hiện.
Những lưu ý khi dùng chữa tổ đỉa bằng lá lốt
Lá lốt là thảo dược tự nhiên, dễ tìm và quen thuộc với người Việt. Sử dụng thảo dược này chữa bệnh tổ đỉa được đánh giá là biện pháp tương đối an toàn, đơn giản và dễ thực hiện. Ngoài các ưu điểm kể trên, mẹo chữa này còn tồn tại một số hạn chế như chưa được chứng minh về hiệu quả lâm sàng, có thể gây dị ứng da,…
Vì vậy khi áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Chỉ áp dụng mẹo chữa này trong trường hợp mụn nước đã tiêu biến, vùng da tổn thương dày sừng, không có vết thương hở và bội nhiễm.
- Dùng lá lốt chữa tổ đỉa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy bạn nên phối hợp đồng thời với việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn.
- Nên giữ vệ sinh vùng da thương tổn, hạn chế gãi cào và ma sát lên da.
- Để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát thương tổn mới, cần hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xăng dầu, mỹ phẩm, kim loại,… và một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Tránh dùng bài thuốc uống và các món ăn từ lá lốt nếu đang bị táo bón và nóng trong người.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là mẹo chữa được lưu truyền trong phạm vi nhân dân và chưa thực sự được công nhận trên phương diện khoa học. Vì vậy trước khi áp dụng, bạn nên tham vấn y khoa để phòng ngừa rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.
Tham khảo thêm: Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương pháp dân gian lưu truyền