Cảm giác tê là một trong những biến chứng phổ biến sau khi phẫu thuật hàm.
Cảm giác tê bì, còn gọi là chứng dị cảm, là một trong những biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật hàm. Tê bì xảy ra ở các vùng khác nhau với các mức độ khác nhau. Theo quy luật, cảm giác tê chỉ xảy ra tạm thời và thời gian hồi phục ở mỗi bệnh nhân là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Mặc dù với sự hỗ trợ của công nghệ máy móc hiện đại, việc phát hiện dây thần kinh và đầu dây thần kinh trở nên dễ dàng hơn, nhưng vẫn có khả năng xảy ra tổn thương nhẹ dây thần kinh hoặc do tác động của lực kéo lên một số đầu dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật. Những tổn thương này chỉ ảnh hưởng đến các vùng nhỏ trên mặt, vì vậy thiệt hại, nếu có, là rất ít.
Mặt khác, các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ mặt không đi qua vùng phẫu thuật hàm, do đó không có nguy cơ liệt mặt khi phẫu thuật chỉnh sửa hàm.
Nhìn chung, các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất (giảm cảm giác) là vòm miệng, môi và cằm. Phạm vi ảnh hưởng phụ thuộc vào loại phẫu thuật xương được thực hiện. Đối với phẫu thuật hàm trên, tê bì thường tập trung ở vòm miệng, môi trên và các răng hàm trên. Đối với phẫu thuật hàm dưới, tê bì xảy ra ở môi dưới, cằm, các răng ở hàm dưới, hoặc là cả lưỡi (trường hợp hiếm).
Thời gian hồi phục cảm giác ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, từ 30 ngày đến 12 tháng hoặc thậm chí là vài năm (trong những trường hợp đặc biệt). Dây thần kinh có khả năng tái tạo nếu chúng bị tổn thương, vì vậy cảm giác tê sẽ biến mất khi quá trình tái tạo hoàn thành. Ngoài ra, thực hiện đều đặn các bài tập sau phẫu thuật hàm mà bác sĩ chỉ định cũng giúp cải thiện đáng kể việc phục hồi cảm giác ở vùng được can thiệp. Do đó, điều quan trọng là tuân thủ đúng hướng dẫn của các bác sĩ sau phẫu thuật.
Mặt khác, mặc dù có khả năng xảy ra, các trường hợp tê vĩnh viễn sau khi phẫu thuật hàm là rất hiếm (khoảng 10% theo tài liệu khoa học). Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân vẫn có thể chuyển động cơ ở khu vực đó ngay cả khi họ bị mất cảm giác. Cho dù có xảy ra những bất tiện, rủi ro như trên, phần lớn bệnh nhân đều hài lòng với kết quả tích cực mà phẫu thuật hàm đem lại, và đương nhiên họ không hề hối hận khi trải qua cuộc phẫu thuật này.
Tóm lại, nguy cơ bị tê bì vĩnh viễn sau phẫu thuật chỉnh sửa hàm là rất nhỏ. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách lựa chọn nơi điều trị uy tín và bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn, kinh nghiệm. Kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật là chìa khóa cho 1 ca phẫu thuật thành công, mặc dù các yếu tố giải phẫu như vị trí, cấu trúc,… của dây thần kinh cũng ảnh hưởng.