Hoại tử bàn chân chỉ sau 10 ngày cắt móng chân gây chảy máu
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ 84 tuổi bị biến chứng đái tháo đường. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bàn chân phải tím đen, sốt cao, tình trạng nhiễm trùng máu cao.
Qua khai thác, người nhà bệnh nhân cho biết bà cụ có tiền sử đái tháo đường type 2 và suy thận. Sau khi bệnh nhân cắt móng chân bị chảy máu và nhiễm trùng ngón chân thứ 3 bàn chân phải. Chỉ sau 10 ngày, bệnh nhân đã bị thâm tím toàn bộ bàn chân phải và có dấu hiệu hoại tử giữa bàn chân.
Khi bác sĩ xử lý ở phần tổn thương không thấy có dấu hiệu chảy máu, bàn chân đã hoại tử ½ giữa. Bệnh nhân được các bác sĩ trích rạch để dẫn lưu các vị trí hoại tử mủ dẫn lưu ra ngoài. Sau đó, mủ sẽ được cấy để làm xét nghiệm để xác định các loại vi khuẩn gây tổn thương cho bệnh nhân. Từ đó phác đồ điều trị kháng sinh có thể chính xác và hiệu quả hơn.
Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể nhiễm nhiều loại tạp khuẩn, vi khuẩn và khó xác định được căn nguyên gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao, bạch cầu trong máu lên tới 40000/mm3.
Hiện tại các bác sĩ đã dùng các loại kháng sinh mạnh và phổ rộng để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết và đặc biệt phải cắt cụt chi rất cao.
Biến chứng đái tháo đường và cách phòng ngừa
Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của đái tháo đường và cách phòng ngừa chúng:
Biến chứng thần kinh: Đái tháo đường có thể gây hại đến các dây thần kinh trong cơ thể, dẫn đến cảm giác đau đớn, ngứa, hoặc mất cảm giác. Để phòng ngừa biến chứng này, duy trì kiểm soát đường huyết ổn định và thực hiện kiểm tra định kỳ về sức khỏe thần kinh.
Biến chứng mắt: Đái tháo đường có thể gây hại mạch máu trong võng mạc của mắt, gây ra vấn đề về thị lực và có thể dẫn đến mất thị lực. Để phòng ngừa, điều quan trọng là kiểm soát đường huyết cẩn thận và thăm khám mắt định kỳ.
Biến chứng thận: Đái tháo đường có thể gây hại các cơ quan thận và dẫn đến bệnh thận mạn tính. Điều trị đái tháo đường, duy trì áp huyết máu ổn định, và kiểm tra định kỳ chức năng thận có thể giúp phòng ngừa.
Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như đau ngực, đau tim, và đột quỵ. Để phòng ngừa, quản lý đái tháo đường bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh, ăn một chế độ ăn uống cân đối, và thực hiện tập thể dục đều đặn.
Biến chứng dạ dày và đường tiêu hóa: Đái tháo đường có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa và làm tăng nguy cơ bệnh loét dạ dày và nhiễm khuẩn nội tiết. Việc duy trì kiểm soát đường huyết và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa.
Biến chứng chấn thương và nhiễm trùng: Người mắc đái tháo đường có thể khó hồi phục sau chấn thương hoặc mắc nhiễm trùng dễ hơn. Chăm sóc da, kiểm tra vết thương, và duy trì kiểm soát đường huyết là quan trọng để tránh các biến chứng này.
Để phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường, quản lý đái tháo đường chính là yếu tố quan trọng nhất. Điều này bao gồm kiểm soát đường huyết, duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh, thực hiện kiểm tra y tế định kỳ và tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Hãy thảo luận cụ thể về kế hoạch phòng ngừa và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng bạn đang làm đúng và hiệu quả.
Những đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường
Trong tương lai số lượng bệnh nhân đái tháo đường sẽ tăng dần theo xu hướng phát triển do số bệnh nhân béo phì ngày càng nhiều hơn. Những đối tượng cần quan tâm và tầm soát định kỳ đái tháo đường là:
- Gia đình có người thân mắc đái tháo đường
- Những người có thể trạng béo phì, chỉ số BMI cao
- Những người có tiền sử bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
- Phụ nữ mang thai đặc biệt là đã có tiền sử đái tháo đường thai kỳ. Trong quá trình mang thai cần cẩn trọng hơn. Bởi với người đái tháo đường sau đó mang thai, hoặc những người mang thai mắc đái tháo đường (đái tháo đường thai kỳ) cần kiểm soát đường máu tốt. Việc kiểm soát đường máu không tốt không chỉ gây nguy hại cho cả mẹ và con mà còn làm tăng biến chứng cho thai nhi. Bên cạnh đó có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai, tăng những biến chứng trong sản khoa thậm chí là sảy thai.