Cắt mí mắt bị trợn nguyên nhân do đâu, có sửa được không?

4 năm trước 28

Điểm qua các diễn đàn thẩm mỹ thì mắt trợn là một trong những vấn đề khiến bệnh nhân lo ngại nhất khi phẫu thuật thẩm mỹ mắt nhưng lại cũng là biến chứng khá phổ biến.

Tình trạng này có thể chỉ xảy ra tạm thời, nhưng cũng có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chức năng mắt, đôi khi cần phẫu thuật chỉnh sửa lại.

Biểu hiện rõ nhất của mắt bị trợn là tình trạng mí mắt trên bị kéo ngược lên, khe mi mắt mở rộng, có trường hợp khi nhìn thẳng để lộ cả tròng trắng ở vị trí trên và/hoặc dưới tròng đen, ánh mắt lúc nào cũng như bộc lộc vẻ “ngạc nhiên” hay “cảnh giác”, dữ hơn và có phần hơi đáng sợ.

Mắt trợn có thể xảy ra sau khi phẫu thuật tạo mắt hai mí (mà điển hình là cắt mí); sau phẫu thuật chỉnh sửa sụp mi hoặc sau phẫu thuật nâng chân mày.

Nguyên nhân mắt bị trợn sau phẫu thuật thẩm mỹ và cách xử lý

Mắt trợn có thể chỉ là vấn đề tạm thời ngay sau khi phẫu thuật do sưng nề, khi mô da mí mắt vẫn còn căng, chặt. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng, sau đó sẽ giảm dần và biến mất khi sưng nề giảm, mô ổn định. Mắt trợn trong trường hợp này cũng thường đi kèm với các vấn đề nếp mí hơi cao, lật mí nhẹ hoặc hở mi tạm thời sau phẫu thuật. Ở trường hợp này bệnh nhân không cần quá lo lắng, chỉ cần chăm sóc hậu phẫu đúng theo hướng dẫn thì mắt sẽ dần về trạng thái ổn định bình thường.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mắt bị trợn nặng, kéo dài và không thể tự khỏi. Mắt trợn trong trường hợp này thường là do bác sĩ thực hiện quá tay trong quá trình thao tác phẫu thuật, và thường đi kèm hoặc là biểu hiện của một hoặc nhiều các biến chứng như: nếp mí quá cao, nếp mí quá sâu, co rút mí mắt, lật mí nặng, hở mi kéo dài, hốc mắt trũng sâu hoặc lông mày bị xếch ngược lên. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mắt trợn và cách xử lý:

Mắt trợn do phẫu thuật tạo mắt hai mí

Trong quá trình thực hiện bác sĩ (1) cắt bỏ quá nhiều mô da và mỡ thừa, gây biến dạng mí mắt, co rút mí mắt, hở mi hoặc hốc mắt trũng sâu; hoặc (2) cố định nếp mí ở vị trí quá cao, hoặc quá sâu, dẫn đến lật mi và gây nên diện mạo mắt trợn.

mắt trợn 1Mắt trợn đi kèm với tình trạng hốc mắt trũng sâu, nếp mí cao, hở mi do cắt bỏ quá nhiều mô
mắt trợn 2Mắt trợn do cố định nếp mí ở vị trí quá cao và sâu
mắt trợn 3Mắt trợn đi kèm với tình trạng nếp mí không đều do cắt bỏ nhiều da và mô và cố định nếp mí cao
mắt trợn 5Mắt trợn đi kèm lật mí, hai bên mí mắt không đều
mắt trợn 7Mắt trợn do co rút mí mắt, hốc mắt trũng sâu

Cách xử lý: Tùy từng tình trạng mà bác sĩ có thể chọn các cách xử lý khác nhau. Nếu mắt trợn nhẹ thì có thể kiên trì áp dụng các biện pháp khắc phục bảo tồn như matxa mí mắt, luyện tập mắt hoặc nhỏ thuốc bôi trơn, dưỡng ẩm mắt. Nếu mắt bị trợn nặng do cắt bỏ quá nhiều da, thiếu da nghiêm trọng gây co rút mí mắt, hở mi, hoặc hốc mắt trũng sâu thì có thể cần tiêm mỡ tự thân và/hoặc phẫu thuật dịch chuyển túi mỡ hốc mắt. Trường hợp mí mắt bị biến dạng, co rút, tiêm mỡ tự thân là không đủ thì có thể cần tiến hành ghép da.

Nếu mắt trợn do cố định nếp mí ở vị trí quá cao hoặc quá sâu thì cần hạ thấp nếp mí hoặc cố định nếp mí ở vị trí nông hơn. Trong trường hợp nếp mí quá cao đi kèm thiếu mỡ hốc mắt thì có thể ghép vạt da mỡ hoặc cấy mỡ tự thân.

Mắt trợn do phẫu thuật chỉnh sửa sụp mí

 Trong quá trình thực hiện, bác sĩ kéo cao cơ nâng mi quá mức và/hoặc cắt bỏ quá nhiều da để điều trị sụp mi, khiến cho mí mắt trên bị kéo cao lên gây vẻ ngoài mắt trợn và cũng thường đi kèm với tình trạng hở mi, không nhắm kín được

mắt trợn 6

mắt trợn 8Mắt trợn sau chỉnh sửa sụp mí quá tay, mí trên co rút, lật mí
mắt trợn 9Sau chỉnh sửa, mắt hết trợn, mí trên không còn bị lật và co rút

Cách xử lý: Trong trường hợp này để khắc phục bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ chỉ khâu cố định trong quá trình sửa sụp mí trước, nếu phương pháp này không đủ để hạ thấp bờ mí mắt xuống thì sẽ yêu cầu bệnh nhân bắt đầu matxa mí mắt xuôi xuống. Nếu viền mí vẫn còn cao, hoặc kỹ thuật chỉnh sửa sụp mí trước đó không cho phép cắt bỏ chỉ khâu cố định thì cần khắc phục bằng phương pháp kéo giãn vùng phẫu thuật (vùng mí trên). Để làm được điều này, đầu tiên cần dùng banh lật ngược mí mắt lên, sau đó dùng lực kéo giãn mí mắt

Nếu mí mắt vẫn còn cao và không cải thiện được tình trạng mắt trợn thì sẽ phải dùng đến các kỹ thuật phẫu thuật phức tạp hơn như phẫu thuật xử lý sụn mi hoặc cơ nâng mi.

Mắt trợn do phẫu thuật nâng chân mày

mắt trợn

Trong một số trường hợp, chân mày bị xệ, sụp xuống cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng sụp mí hay nếp mí không rõ, và chỉ cần phẫu thuật nâng chân mày là có thể cải thiện được vẻ ngoài đôi mắt.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể thao tác quá tay, nâng chân mày lên vị trí quá cao, đặc biệt là phần đầu và giữa chân mày cao nhưng phần đuôi lại thấp. Việc kéo chân mày lên quá cao cũng kéo theo da mí mắt trên bị kéo lên. Hai yếu tố này (chân mày cao và mí mắt trên cao) góp phần gây nên diện mạo mắt trợn, mắt nhìn “chằm chằm” hoặc mắt lúc nào cũng như tỏ vẻ “ngạc nhiên”, “cảnh giác”.

Cách xử lý: Muốn khắc phục mắt trợn trong trường hợp này cần xử lý tình trạng chân mày quá cao. Theo đó, tùy từng tình trạng và độ cao của chân mày mà bác sĩ có thể chọn các phương pháp như tiêm botox vào vùng chân mày để làm giãn cơ, từ đó hạ thấp lông mày xuống; hoặc thực hiện quy trình căng da trán ngược (tức là hạ thấp đường viền chân tóc); hoặc có những trường hợp bác sĩ cần sử dụng thiết bị giãn mô, qua đó có da để hạ thấp chân mày và mí mắt.

Tóm lại, phẫu thuật thẩm mỹ để lại diện mạo mắt trợn là một thất bại của bác sĩ và việc chỉnh sửa lại là rất phức tap, phụ thuộc rất nhiều vào các cấu trúc ở mắt của bệnh nhân cũng như sự phán đoán và tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, để đảm bảo nhất cho bạn thì tốt nhất ngay từ đầu cần tìm bác sĩ có chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm chuyên sâu, cũng như có tỉ lệ ca phẫu thuật thành công cao.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm

Đọc toàn bộ bài viết