CÂY NGỌT NGHẸO – Giới thiệu về tác dụng và công dụng

4 năm trước 26

Theo tài liệu cổ: Cây ngọt nghẹo có rễ củ ngọt nghẽo có vị rất đắng, rất độc. Tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

cay-ngot-ngheo-gioi-thieu-ve-tac-dung-va-cong-dung

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Cây ngọt nghẹo, Vinh quang rực rỡ, Ngót nghẻo, Huệ lồng đèn, Gia lan, Ngót ngoèo, Ngọt nghẽo, Tỏi độc.
  • Tên khoa học: Gloriosa superba L.
  • Họ: họ Hành (Liliaceae).

2. Mô tả cây

  • Cây mọc ở đất, có thân bò, leo cao 1-1,5m nhờ đầu lá biến thành vòi quấn, láng, trắng hay vàng. Hoa to, dẹp, đính cạnh các lá ở ngọn. Đài và tràng như nhau, vàng ở gốc, đỏ ở đầu lúc mới nở, rồi đỏ đậm, mép nhăn nheo. Nhị to, chỉ nhị đỏ, vòi nhuỵ ngang. Quả nang dài 4-5cm, có 3 ô, mở vách.
  • Mùa hoa tháng 5-11.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Thường mọc ở các đồng cát dựa biển và trên các đất trống, trảng nắng ở các tỉnh Nam Trung bộ Việt Nam. Cũng được trồng ở nhiều nơi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm cây cảnh vì hoa đẹp. Trên thế giới cây có ở Ấn Độ, Miến Điện, Maliaxia, Phi Châu, Thái Lan, Indonexia

Thu hoạch

  • Chưa có tài liệu

Bộ phận dùng

  • Thân rễ, lá (Tuber et Folium Gloriosae)

Chế biến

  • Chưa có tài liệu

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  • Thân rễ Cây ngọt nghẹo chứa alcaloid colchicin (0,3%), gloriosin, acid tannic, tinh bột, đường khử. Trong lá có colchicin, dimethylcolchicin, N-formyldeacetylcolchicin và lumicolchicin và hai alcaloid khác có liên quan.
  • Thân rễ tươi chứa khoảng 80% nước, nung cho 4,58% tro kiềm trong đó có nhiều kali 1,53%, tro không tan trong nước, tro thêm acid có sủi bọ

B. Tác dụng dược lý

 Tác dụng độc với cá:

  • Thân rễ cho vào chậu nuôi cá, cá chết rất nhanh.
  • Mặc dù thân rễ có vị rất đắng nhưng vì miếng thái rất giống gừng cho nên tại Campuchia người ta thường phát hiện một số trường hợp ngộ độc chết người do ăn nhầm thân rễ này.

Tác dụng giảm sinh tinh trùng:

  • Cao khô chiết cồn rễ củ cây ngọt nghẽo thử trên chuột nhắt gerbil (loại chuột có 2 chân sau dài), cứ cách ngày lại dùng 3 mg tiêm vào màng bụng trong 11 ngày. Kết quả là sự sinh tinh trùng giảm hẳn, biểu hiện bằng các ống sinh tinh co ngắn lại, các tế bào Leydig là những tế bào tiết androgen có rải rác trong tinh hoàn, giảm đi so với lô đối chứng.

Tác dụng gây sẩy thai:

  • Lấy một đoạn rễ củ khoảng 1 cm, nghiền thành bột nhão, trộn với một nửa thìa cà phê bột hồ tiêu rồi uống với sữa. Tác dụng gây sẩy thai biểu hiện rõ đến 4 tháng tuổi thai (cần nghiên cứu chính xác hơn).

Tác dụng kháng khuẩn:

  • Dịch chiết từ rễ củ ngọt nghẽo có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus.

Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập:

  • Dịch chiết toàn cây ngọt nghẽo có tác dụng làm tăng co bóp hồi tràng khá mạnh.

Tác dụng hạ thân nhiệt:

  • Cao khô dịch chiết ethanol của toàn cây ngọt nghẽo với liều 30mg/kg có tác dụng hạ thân nhiệt ở chuột nhắt trắng.

Tác dụng tăng thời gian ngủ do pentobarbiton:

  • Cao khô với liều như trên làm tăng thời gian ngủ do tiêm tĩnh mạch 45mg/kg pentobarbiton so với lô đối chứng không dùng thuốc.

Độc tính cấp:

  • Chiết toàn cây ngọt nghẽo bằng ethanol 50%, sau đó cô dưới áp suất giảm để được cao khô. Tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng thấy LD50 = 125mg/kg. Điều đó chứng tỏ cao ngọt nghẽo có độc tính khá cao.

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

  • Rễ củ ngọt nghẽo có vị rất đắng, rất độc.

Qui Kinh

  • Chưa có tài liệu nghiên cứu

Công năng

Tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ.

Công Dụng

Dịch lá dùng để diệt chấy và các vật ký sinh ở tóc, lá giã ra trị ghẻ khoét (ghẻ ăn miệng như nồi vôi). Thường dùng dưới dạng thuốc đắp.

Cây ngọt nghẹo Có thể dùng làm nguồn nguyên liệu chiết colchicin.

Theo Chopra và Badhwar (1940, Ind J Agric Sci., 1041) tại Ấn Độ thân rễ thường được dùng để tự tử hoặc để gây sẩy thai, dịch chiết từ lá dùng diệt chấy

Cũng theo tài liệu Ấn Độ, người ta dùng thân rễ tươi giã nát đắp lên phía trên mu âm hộ để giúp cho dễ đẻ, hoặc để cho nhau thai chóng ra. Có khi người ta chỉ đắp lên trên gan bàn tay bàn chân cũng có kết quả. Cần chú ý nghiên cứu.

Cho đến nay chưa thấy ai dùng cây này làm thuốc, ở nước ta chỉ thấy ghi rằng thân rễ rất độc.

Lưu Ý

  • Độc tính

Liều dùng

  • Theo ý kiến Đông Y Sĩ

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Đọc toàn bộ bài viết