Chăm Sóc Vết Mổ Sau Nâng Mông Bằng Túi Độn

3 năm trước 28

Vị trí vết mổ nâng mông bằng túi độn đặc thù nên cần các hướng dẫn chăm sóc đặc biệt để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt đẹp, hạn chế tối đa biến chứng.

Nâng mông bằng túi độn là quy trình yêu cầu bác sĩ tạo đường rạch mổ ở mông (thường là khe mông) để đặt túi nâng mông nhằm cải thiện kích thước và hình dạng vòng mông. Do vị trí vết rạch khá đặc thù, do đó, muốn kết quả cuối cùng đẹp như ý mà giảm tối đa biến chứng, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân: bác sĩ phẫu thuật giỏi, có kinh nghiệm còn bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu. Một trong những hướng dẫn đó là về việc chăm sóc vết mổ sau nâng mông bằng túi độn.

Làm sạch vết mổ 

Chỉ sử dụng bông y tế hoặc bông ngoáy tai và nước muối sinh lý để làm sạch vết mổ. Điều dưỡng sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện và số lần vệ sinh vết mổ khi bạn ra viện. Tuyệt đối KHÔNG được sử dụng các dung dịch khác như nước oxy già, cồn, kem trị sẹo mederma hoặc các sản phẩm khác để bôi, rửa vết mổ. Quá trình lành thương là quá trình từ từ và hầu hết các vết sẹo sẽ mờ dần theo thời gian mà không cần can thiệp y tế. Điều bạn cần lúc này là kiên nhẫn chờ đợi. Nếu bạn sốt ruột muốn bôi kem, hãy tham khảo gel lô hội và bôi 3-4 lần/ngày, nó có thể giúp bạn giảm ngứa.

Tắm rửa

Bạn có thể bắt đầu tắm vào ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 5 sau phẫu thuật, nhưng không được tắm bồn hoặc ngâm lâu trong nước trong vòng 6 tuần đầu hậu phẫu. Nếu vẫn còn gạc trên vết mổ, bạn hãy gỡ bỏ miếng gạc nhưng phải băng dán vết mổ bằng băng dán y tế đã được khử trùng. Mục đích là KHÔNG CHO NƯỚC DỘI TRỰC TIẾP VÀO VẾT MỔ. Nếu các dải băng bị ướt, bạn chỉ cần lau khô chúng là được.

nang mongNhững lưu ý sau nâng mông bạn cần biết

Thuốc men 

Nâng mông bằng túi độn là một quy trình phẫu thuật, vì vậy không thể thiếu thuốc giảm đau và đặc biệt là thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh sẽ phát huy tác dụng tối đa khi bạn dùng đủ thời gian (đủ số ngày), đúng liều, đúng cách. Hãy đảm bảo bạn tuân thủ lịch dùng kháng sinh của bác sĩ phẫu thuật kê đơn.

Thuốc giảm đau giúp quá trình hồi phục của bạn dễ chịu hơn và ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp. Uống Hydrocodone (Lortab) và Hydroxyzine (Vistaril) sau mỗi 4-6 tiếng khi cần để giảm đau. Lý thuyết là thế nhưng thực tế bạn không cần thức dậy vào giữa đêm để uống thuốc. Đa số mọi người không cần dùng đến thuốc giảm đau vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Đúng là bạn được khuyến khích sử dụng thuốc giảm đau trong những ngày đầu tiên, nhưng ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau và chỉ nên uống nó khi thật cần thiết. Nên ăn nhẹ (bánh mì, bánh quy,...) trước khi uống thuốc để “xoa dịu” dạ dày. 

Tất cả các thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh đều có thể gây tình trạng táo bón. Ngoài ra, vị trí vết mổ đặc thù (gần hậu môn) cũng yêu cầu rút ngắn thời gian đi toilet mỗi lần. Trong trường hợp này, thuốc nhuận tràng (ví dụ, Correctol hoặc Milk of Magnesia) là cần thiết. Nếu cơ địa bạn dễ bị táo bón, hãy uống thuốc nhuận tràng vào trước hôm phẫu thuật.

Quần áo 

Nếu bác sĩ yêu cầu mặc đồ nịt định hình, hãy mặc theo hướng dẫn, mặc nó cả ngày lẫn đêm trong 3 tuần đầu phẫu thuật. Đồ nịt định hình giúp cố định ống dẫn lưu (nếu bác sĩ đặt ống dẫn lưu) đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục. Sau phẫu thuật 5 ngày, bạn có thể cởi đồ nịt định hình để tắm; nếu không thì nên mặc nó 24/24. Chú ý: không được tháo bỏ băng dán khử trùng. KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG MIẾNG DÁN GIỮ NHIỆT HOẶC CHƯỜM LẠNH. 

Trong 1-2 tuần hậu phẫu, bạn có thể mặc đồ rộng rãi như quần áo thể thao, để dễ dàng thay quần áo và không gây khó chịu vết mổ.

Massage

Không massage trong bất kỳ trường hợp nào, trừ khi bạn đã được bác sĩ hoặc điều dưỡng hướng dẫn cụ thể. Không nên sờ, chạm vào vùng phẫu thuật.

Chế độ ăn uống 

tieu chi cua cap mong depThực hiện chế độ ăn uống sau nâng mông để đảm bảo an toàn

Mới đầu bạn nên ăn thực phẩm lỏng loãng như cháo, sữa,... Đến khi quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống về bình thường. Chú ý bổ sung nhiều rau củ quả vào chế độ ăn, vitamin và chất xơ trong rau củ quả sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn và giảm tình trạng táo bón. 

Các thực phẩm như đồ nếp, rau muống, hải sản,... thường được kiêng cữ sau khi mổ để tránh sẹo lồi. Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh, nhưng theo kinh nghiệm và nếu bạn cẩn thận thì “cẩn tắc vô áy náy”.

Thuốc lá và đồ uống có cồn

Không hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn vào trước và sau phẫu thuật. Bởi vì chúng làm giảm lưu lượng máu đến vết mổ và làm chậm quá trình lành thương. 

Vận động thể chất

Sau phẫu thuật, 24 giờ đầu tiên là khoảng thời gian tốt nhất để nghỉ ngơi. Lúc này bạn nên có ai đó bên cạnh để hỗ trợ bạn từ những việc nhỏ nhất. Tránh mọi hoạt động gắng sức trong vòng 6 tuần. Hãy thả lỏng và nuông chiều bản thân một chút nha. Cố gắng tránh kéo giãn cơ như cúi người, tập tành, ngồi xổm quá lâu để tránh tác động lên vết mổ. Tư thế thay đổi đổi đột ngột hoặc mọi hoạt động gắng sức đều có thể ảnh hưởng đến vết mổ như chậm lành thương, thậm chí là hở, rách vết mổ.

Khi nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn hãy nằm sấp hoặc nằm nghiêng, trong vòng ít nhất 1 tuần đầu tiên, tốt nhất trong 2-3 tuần tiếp theo.

Không làm việc nhà! Không tập Gym trong vòng 6 tuần. Không lái xe hoặc ngồi ô tô trong vòng 2 tuần đầu sau khi phẫu thuật. 

Trong tuần thứ 3 sau phẫu thuật, hãy tăng dần dần các hoạt động. Bạn có thể đi bộ lâu hơn, điều này giúp tăng lưu thông máu đến vết mổ, khiến vết mổ mau lành hơn. 

Sau 6 tuần, bạn có thể tham gia các hoạt động thể thao như chạy, thể dục nhịp điệu,...

Tắm nắng

tanning badLàm sạm da bằng Tanning beds để có được làn da nâu khỏe khoắn

Bạn không được tắm nắng hoặc làm sạm da ở mông trong vòng 12 tuần sau phẫu thuật. Điều này bao gồm cả việc sử dụng tanning beds để làm sạm da (không bao giờ được khuyến nghị). Trong vài tháng đầu, da rất nhạy cảm, nếu cố tình tắm nắng, bạn có thể tạo ra các vết loang lổ ở vùng mông hoặc thậm chí là cháy nắng mà không biết. Hãy sử dụng kem chống nắng mọi thời điểm tiếp xúc với ánh mặt trời.

Chăm sóc ngày “đèn đỏ”

Nếu bạn có kinh nguyệt vào ngày phẫu thuật, bạn nên sử dụng băng vệ sinh thay vì dùng tampon, để ngăn ngừa hội chứng sốc nhiễm độc (thường xảy ra ở những phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt) . Bác sĩ không muốn bạn đặt tampon trong khi phẫu thuật bởi vì tampon sẽ ở trong âm đạo trong một khoảng thời gian dài. Hãy nhớ rằng, nếu bạn dùng thuốc, bạn có thể quên mất việc thay tampon kịp thời. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên bạn sử dụng băng vệ sinh nếu bạn đang “rụng dâu”. 

Sau phẫu thuật, tùy thuộc vào lượng máu mất đi trong ngày đèn đỏ và cách thức làm sạch vùng kín, vết mổ, bạn có thể cân nhắc các phương án: đặt tampon, dùng băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san, sao cho thuận tiện nhất mà vẫn đảm bảo được vùng kín sạch sẽ, vết mổ sạch sẽ, không bị ảnh hưởng. 

>>>> Xem thêm: Mông Đẹp và Các Tiêu Chí Đánh Giá Cặp Mông Đẹp

Đọc toàn bộ bài viết