Có nên nặn mụn ở tuổi dậy thì không là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ ở độ tuổi từ 13 – 18. Đây là độ tuổi mà các nốt mụn xấu xí cũng bắt đầu hình thành do sự thay đổi của nội tiết tố. Vậy có nên nặn mụn ở tuổi dậy thì không? Nên chăm sóc da ở tuổi dậy thì như thế nào? Cùng nghe những chia sẻ của bác sĩ Tô Lan Phương qua bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho mình bạn nhé!
1. Mụn là gì? Các loại mụn thường gặp
Mụn là các nốt nổi lên trên bề mặt da, nó xảy ra khi nang lông của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu thừa và da chết. Mụn phổ biến nhất ở độ tuổi dậy thì (từ 13 – 18 tuổi) vì đây là độ tuổi mà nội tiết tố cơ thể bị thay đổi mạnh. Để trị được mụn ở tuổi dậy thì hiệu quả, đầu tiên bạn cần xác định đúng loại mụn bạn đang gặp phải, bao gồm:
- Mụn đầu trắng: Là những nốt cộm nổi trên da, hầu như không nhìn thấy được. Mụn đầu trắng hình thành do bã nhờn và da chết làm bít tắc lỗ chân lông. Mụn nằm sâu trong lỗ chân lông, không lộ ra ngoài và có màu trắng đục.
- Mụn đầu đen: Là những nốt đen, cộm trên bề mặt da của bạn. Loại mụn này được hình thành do tích tụ của bụi bẩn, da chết, dầu thừa, vi khuẩn lâu ngày bên trong nang lông. Những thành phần này sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí và sẽ có màu đen. Thường xuất hiện nhiều ở vùng mũi.
- Mụn trứng cá đỏ: Là những nốt mụn có cồi lộ ra bề mặt da, màu trắng hơi đỏ. Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá là do mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng bị viêm. Vì mụn bị sưng tấy đỏ nên không nhìn thấy nhân mụn nên việc lấy được hết nhân mụn khá khó khăn.
- Mụn mủ: Là một dạng mụn viêm, nhìn giống mụn đầu trắng bị sưng, viền vết sưng có màu đỏ. Mụn này thường chứa mũ trắng hoặc vàng, có thể gây đau nhức. Không nên tự ý lấy nhân mụn do có thể để lại sẹo.
- Mụn bọc: Đây là loại mụn nặn nhất trong các loại mụn kể trên. Mụn bọc thường nhiều hơn ở nam giới. Nguyên nhân là do dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết lâu ngày trên da tạo thành các ổ viêm gây mụn. Đây là loại mụn có kích thước lớn nhất, sưng đỏ, có mủ, gây đau nhức. Sau khi điều trị sẽ để lại sẹo.
>Xem thêm: Chia Sẻ Của Bác Sĩ Tô Lan Phương Về Việc Điều Trị Mụn
>Xem thêm: Bác Sĩ Tô Lan Phương Chia Sẻ Về Điều Trị Mụn Mùa Nắng Nóng
2. Nguyên nhân gây ra mụn ở tuổi dậy thì
Có rất nhiều nguyên nhân gián tiếp cũng như trực tiếp gây nên mụn ở tuổi dậy thì. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính:
- Vệ sinh da chưa sạch: Thường các bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì và các bậc phụ huynh thường có suy nghĩ phải make up thì mới cần tẩy trang, dùng sửa rửa mặt. Thực tế dù bạn không make up chỉ đi ra đường hoặc ở nhà thì vi khuẩn cũng đã tích tụ trên da lâu ngày sinh mụn. Vì vậy, bạn cần có thói quen làm sạch da mặt hàng ngày bằng tẩy trang và sửa rửa mặt để giảm sự hình thành của mụn.
- Tăng hormone androgen: Đây là loại hormone làm giãn lỗ chân lông, tăng tuyến bã nhờn tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn P.Acnes sinh sôi, phát triển.
- Dị ứng mỹ phẩm: Da tuổi dậy thì khá nhạy cảm. Vì vậy, ban đầu bạn cần sử dụng những sản phẩm lành tính, ít hoạt chất mạnh để da quen từ từ rồi sẽ tăng liều lượng, nồng độ lên để tránh bị kích ứng.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Tuổi dậy thì thường đang phải chạy đua thời gian để thi các kỳ thi quan trọng trong cuộc đời mình vì vậy thường thức khuya, ít vận động, học hành căng thẳng. Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn hay dùng các đồ ăn nhanh, nước ngọt,… góp phần làm tăng sự hình thành của mụn trên da.
3. Cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì
Mụn trứng cá hết nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy mụn trứng cá không phải là một bênh nguy hiểm về da nhưng nó lại gây mất thẩm mỹ và để lại sẹo. Vì vậy, để có một làn da đẹp không sẹo, ít mụn, các bạn có thể tham khảo một vài hoạt chất có tác dụng trong việc kháng viêm, điều trị mụn và chế độ chăm sóc da dưới đây.
3.1 Các hoạt chất giảm viêm, ngừa mụn
- Benzoyl Peroxide: Có tác dụng tẩy tế bào chết, giảm dầu thừa, thông thoáng lỗ chân lông. Tùy thuộc vào tình trạng mụn và mức độ nhạy cảm của da mà sử dụng nồng độ 2%, 5% hay 10%.
- Acid Salicylic: Có tác dụng tẩy da chết dịu nhẹ, giảm dầu. Đặc biệt Acid Salicylic còn có công dụng kháng viêm, giảm sưng và gom nhân mụn.
- Retinol (dẫn xuất của vitamin A): Có tác dụng loại bỏ da chết, giảm dầu. Bên cạnh đó, retinol cũng có tác dụng giảm mụn, mờ thâm. Tuy nhiên, nên chống nắng kỹ khi sử dụng hoạt chất này.
- Kháng sinh dạng uống hoặc bôi: Chỉ dùng các loại kháng sinh này khi có chỉ định của bác sĩ da liễu để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
3.2 Chế độ chăm sóc da
Vào tuổi dậy thì, bạn cần có một quy trình chăm sóc da hợp lý, khoa học từ bước làm sạch, toner, bôi thuốc, dưỡng ẩm đến chống năng. Đặc biệt, phải tìm được sản phẩm phù hợp, có xuất xứ rõ ràng để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng mụn của làn da.
Bên cạnh việc chăm da từ bên ngoài thì bạn cũng cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý từ sâu bên trong như: ăn nhiều rau, hạn chế tinh bột, uống đủ nước, ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày,…
4. Một số sai lầm khiến mụn dậy thì nghiêm trọng hơn
4.1 Dùng tay nặn mụn
Tay là nơi tiếp xúc với nhiều bề mặt nên sẽ là địa điểm tập trung nhiều vi khuẩn. Vì vậy, khi nặn mụn bằng tay thì khả năng cao sẽ bị viêm nhiễm và tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
4.2 Chà xát da mặt
Khi bị mụn, làn da trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, khi rửa mặt hoặc có một tác động nào lên mặt thì cũng làm nhẹ nhàng để tránh tình trạng da mặt bị tổn thương, nhạy cảm hơn.
4.3 Sử dụng sản phẩm không uy tín
Cần tìm hiểu rõ thành phần, nguồn gốc xuất xứ, cửa hàng chính hãng của các sản phẩm trước khi bạn quyết định bôi một sản phẩm nào lên mặt. Vì nếu không tìm hiểu rõ, có thể bạn sẽ dùng sản phẩm không phù hợp với làn da hoặc mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng làm da mặt bạn càng xấu hơn.
5. Cách ngừa mụn trứng cá
Ngoài việc đợt mụn lên rồi mới đi tìm hiểu về các phương pháp điều trị mụn hay có nên nặn mụn ở tuổi dậy thì không thì các bạn cần có một vài thói quen sau để hạn chế việc bị lên mụn.
- Không sờ tay lên mặt
- Không tự ý cậy, nặn mụn
- Không rửa mặt nhiều hơn 2 lần/ngày
- Ngủ trước 22h
- Uống đủ 2 lít nước/ngày
- Dùng mỹ phẩm có xuất xứ rõ ràng
6. Có nên nặng mụn ở tuổi dậy thì không?
Tùy thuộc vào loại mụn và tình trạng da mà chúng tôi sẽ trả lời là có nên nặng mụn ở tuổi dậy thì không. Nếu da bạn có nhiều mụn đầu đen, mụn đầu trắng thì có thể nặn mụn hoặc chỉ cần bôi thuốc để tiêu cồi mụn, còn nếu da bạn đang bị các loại mụn viêm thì không nên nặn mà phải bôi, uống thuốc để tiêu cồi sau đó có thể bác sĩ sẽ tác động để lấy nhân mụn ra. Vì vậy, để tránh tình trạng thâm sẹo mụn bạn cần đến ngay cơ sở da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề da mụn, có nên nặng mụn ở tuổi dậy thì không?… thì để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua số hotline 1900 252689 đội ngũ chuyên viên của Lux Beauty Center sẽ giải đáp và hỗ trợ bạn ngay lập tức.
LIÊN HỆ: LUX BEAUTY CENTER – VIỆN THẨM MỸ CÔNG NGHỆ CAO
Địa chỉ: 33C1 Tú xương, P. Võ Thị Sáu, Q.3
Email: marketing@luxbeautycenter.com
Hotline: 1900 252689 – 028 3930 2028
Website: luxclinic.vn