Có thật sự chất lượng giấc ngủ dự báo ung thư?

7 tháng trước 27

Giấc ngủ và ung thư có mối quan hệ vô cùng phức tạp. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời lượng và chất lượng giấc ngủ của một người có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vậy có thật sự chất lượng giấc ngủ dự báo ung thư? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này!

1. Thực trạng báo động về sự suy giảm chất lượng giấc ngủ toàn cầu

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, mặc dù thường ít được chú ý nhưng mất ngủ là một tác nhân quan trọng góp phần tăng nguy cơ mắc ung thư. 

Trong suốt một thập kỷ từ 2000 đến 2010, số ca mắc ung thư tại Việt Nam đã tăng đáng kể, và dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong các năm tiếp theo. Ước tính mỗi năm, có khoảng 115.000 người tại Việt Nam mất vì ung thư, tức là trung bình 315 người mỗi ngày.

XEM THÊM: Cảnh báo tình trạng mất ngủ có thể dẫn tới bệnh ung thư

Thói quen ngủ muộn hoặc thiếu ngủ đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư. Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tính chất công việc của một người. Trong đó, nhóm người làm việc trong các ngành cung cấp dịch vụ 24/24 giờ như cửa hàng tiện lợi và người thường xuyên làm việc ca đêm có chất lượng giấc kém nhất. 

suy giảm chất lượng giấc ngủ toàn cầuThói quen ngủ muộn hoặc thiếu ngủ đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư

Một nghiên cứu gây sốc của Mỹ đã công bố kết quả cho thấy làm việc ca đêm có tác động lớn đến nguy cơ mắc ung thư. Cụ thể, phụ nữ làm việc ca đêm hơn 3 ngày mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư vú gấp đôi so với những người chỉ làm việc ban ngày.

Nghiên cứu tại Nhật Bản cũng chỉ ra rằng không chỉ phụ nữ mà nam giới làm việc ca đêm cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 3,5 lần so với nam giới chỉ làm việc ban ngày.

2. Có thật sự chất lượng giấc ngủ dự báo ung thư?

2.1 Nghiên cứu nói gì?

Hiện nay vẫn chưa có sự đồng nhất trong kết quả các nghiên cứu về mối liên quan giữa thời gian ngủ và nguy cơ ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa ngủ ít hơn sáu giờ và nguy cơ phát triển ung thư ruột kết hoặc dạ dày, trong khi các nghiên cứu khác chưa tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thiếu ngủ và ung thư.

Nghiên cứu cũng đã xem xét tác động của việc ngủ quá nhiều đến nguy cơ ung thư. Có một số bằng chứng cho thấy mối tương quan giữa ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm và sự phát triển của ung thư ruột kết, gan, vú và phổi.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được một cách rõ ràng rằng ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh ung thư hay không. Nhìn chung vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.

mối liên quan giữa thời gian ngủ và nguy cơ ung thưHiện nay vẫn chưa có sự đồng nhất trong kết quả các nghiên cứu về mối liên quan giữa thời gian ngủ và nguy cơ ung thư

2.2 Mối liên hệ giữa rối loạn nhịp sinh học và ung thư

Gián đoạn nhịp sinh học có thể đóng vai trò trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nhịp sinh học là một hệ thống quy tắc các quá trình sinh học trong cơ thể xảy ra theo chu kỳ 24 giờ, chẳng hạn như chu kỳ ngủ-thức.

Nhịp sinh học được điều chỉnh chủ yếu bởi ánh sáng và bóng tối. Tiếp xúc với ánh sáng ban ngày và không tiếp xúc với ánh sáng ban đêm là cách tự nhiên giúp cơ thể điều chỉnh nhịp sinh học. Tuy nhiên, các yếu tố như làm việc theo ca, lệch múi giờ và các rối loạn giấc ngủ (như hội chứng giai đoạn ngủ muộn, chứng ngưng thở khi ngủ) có thể gây gián đoạn nhịp sinh học.

Nhịp sinh học có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình phát triển và phân chia tế bào, cũng như sửa chữa DNA. Sự gián đoạn nhịp sinh học có thể ảnh hưởng đến chức năng tế bào và tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa rối loạn nhịp sinh học và một số loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư buồng trứng và ung thư phổi. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế cụ thể và mối quan hệ này.

mối liên quan giữa nhịp sinh học và nguy cơ ung thưGián đoạn nhịp sinh học có thể đóng vai trò trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

3. Nguyên nhân thiếu ngủ làm tăng nguy cơ ung thư

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hoạt động bình thường của cơ thể. Khi ngủ, cơ thể sẽ tiến hành thực hiện quá trình phục hồi và sửa chữa tế bào, bao gồm việc sửa chữa DNA. Đây là quá trình quan trọng để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

DNA là một phần quan trọng của mỗi tế bào và có thể bị hư hỏng do nhiều tác nhân như nhiệt độ cao, chất độc và bức xạ. Tuy nhiên, cơ thể có khả năng sửa chữa các tổn thương DNA này. Giấc ngủ đủ giúp cung cấp thời gian và nguồn năng lượng cho quá trình sửa chữa DNA, từ đó duy trì tính toàn vẹn các chức năng của tế bào.

Nếu quá trình sửa chữa DNA bị gián đoạn do thiếu ngủ, tổn thương DNA có thể không được khắc phục đúng cách. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi không mong muốn trong DNA, góp phần vào quá trình phát triển tế bào ung thư.

Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là nơi chịu trách nhiệm trong việc phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư cùng các tác nhân gây hại khác trong cơ thể. Nếu hệ thống miễn dịch yếu, tế bào ung thư có thể không bị loại bỏ hiệu quả, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Thiếu ngủ cũng có thể gây ra căng thẳng mãn tính và ảnh hưởng đến hệ thống hormone trong cơ thể, làm tăng mức độ viêm nhiễm, nguy cơ ung thư. Thêm vào đó, thiếu ngủ còn tăng cảm giác thèm ăn, tăng nguy cơ béo phì.

Tại sao thiếu ngủ lại tăng nguy cơ ung thư Tại sao thiếu ngủ lại tăng nguy cơ ung thư?

4. Làm sao để tăng chất lượng giấc ngủ?

Hormone tăng trưởng (Growth Hormone – GH) là một loại hormone quan trọng trong quá trình phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể con người. GH Hormone có nhiệm vụ kích thích sự phát triển và sửa chữa của tế bào trong cơ thể.

Hormone tăng trưởng được tiết ra bởi tuyến yên (pituitary gland), nằm ở cuối não và được vận chuyển khắp cơ thể thông qua hệ thống mạch máu. Hormone này tiết mạnh trong giai đoạn ngủ sâu, đặc biệt là trong 2h giờ đầu tiên sau khi chìm vào giấc ngủ sâu.

Trong giai đoạn ngủ sâu, cơ thể sản xuất và tiết ra hormone tăng trưởng nhiều nhất. Hormone tăng trưởng có tác động đến quá trình trao đổi chất và quá trình phục hồi của cơ thể. Cụ thể:

  • Kích thích sự phát triển cơ bắp và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
  • Tăng cường sự phân hủy chất béo và giúp duy trì cân nặng lý tưởng.
  • Tăng cường mật độ xương và cải thiện sức khỏe xương khớp
  • Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và phục hồi sau chấn thương.
  • Cải thiện độ đàn hồi và sự tươi trẻ cho làn da.
  • Thúc đẩy tăng trưởng và duy trì sức khỏe của tóc.

Vì vậy, đi ngủ sớmngủ đủ giấc là biện pháp để tối ưu hóa tác dụng của hormone tăng trưởng này.. Một lối sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện giấc ngủ. 

làm sao để cải thiện chất lượng giấc ngủMột lối sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện giấc ngủ

Đây là một số lời khuyên khác giúp tăng chất lượng giấc ngủ:

  • Thiết lập thời gian đi ngủ cố định: Điều này giúp cơ thể bạn điều chỉnh và ổn định nhịp sinh học/chu kỳ giấc ngủ
  • Tạo một môi trường ngủ lý tưởng: Hãy đảm bảo phòng ngủ luôn yên tĩnh, thoáng mát và đủ tối. Các yếu tố này giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho giấc ngủ.
  • Hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử có thể ảnh hưởng đến hormone “giấc ngủ” Melatonin. Vì vậy, tránh sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc TV ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện các hoạt động thể chất: Luyện tập thể thao đều đặn sẽ làm tăng sự mệt mỏi, từ đó giúp cơ thể cảm thấy thèm ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, hãy tránh tập thể dục quá gần giờ đi ngủ nhé!.
  • Tránh thức quá khuya và uống cà phê vào buổi chiều: Để có giấc ngủ chất lượng, bạn nên hạn chế thức quá khuya và tránh uống cà phê hoặc các loại đồ uống chứa caffeine vào buổi chiều. Caffeine có thể khiên bạn cảm thấy khó ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Thực hiện các phương pháp thư giãn trước khi đi ngủ: Yoga, thiền dưỡng sinh, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ có thể giúp thư giãn tâm trí, đem đến giấc ngủ ngon hơn. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi đi ngủ. Hạn chế thức ăn khó tiêu, đồ uống có cồn và thức ăn chứa nhiều đường.
  • Giới hạn thời lượng ngủ trưa: Giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ chính buổi tối. 
làm sao để cải thiện giấc ngủNếu bạn gặp vấn đề liên quan đến giấc ngủ thì nhanh chóng thăm khám bác sĩ

XEM THÊM: Sốc: Nghiên cứu phát hiện người ngủ nướng dễ bị ung thư ruột kết

Những thay đổi nhỏ trong thói quen ngủ và lối sống hàng ngày có thể có tác động tích cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề liên quan đến giấc ngủ kéo dài hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng, thì nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Hy vọng những thông tin Vua Nệm chia sẻ xoay quanh chủ đề chất lượng giấc ngủ dự báo ung thư sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/is-lack-of-sleep-causing-cancer-in-young-people-7963126

Đọc toàn bộ bài viết