Trong thị trường lao động ở nước ta, công nhân là ngành nghề chiếm số lượng nhân lực đông đảo. Với đa dạng lĩnh vực cũng như cơ hội việc làm, công nhân là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây. Vậy công nhân gồm những nghề gì? Cơ hội và thách thức của nghề công nhân là gì? Yêu cầu trình độ của công nhân ra sao? Hãy theo dõi bài viết, Seoul Academy sẽ giúp bạn giải đáp tất cả!
Công nhân là nghề gì?
Công nhân nhìn chung là những đối tượng làm nghề lao động chân tay, bỏ sức lao động để tạo ra sản phẩm. Công nhân tham gia vào dây chuyền sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác nhau tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… và nhận lương theo hợp đồng làm việc.
Tại nước ta, công nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Về cơ bản, công nhân ở các lĩnh vực khác nhau sẽ đảm nhận công việc, nhiệm vụ khác nhau, bao gồm:
- Thực hiện các công việc được giao bởi quản lý và cấp trên.
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, máy móc, dụng cụ bảo hộ lao động.
- Thực hiện đúng công đoạn và vị trí công việc được phân công.
- Đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng cũng như số lượng.
- Kết hợp với các vị trí, bộ phận khác để hoàn thành công việc.
- Phát hiện lỗi sai và báo cáo lại với quản lý để kịp thời xử lý, khắc phục.
Công nhân gồm những nghề gì?
Công nhân là những người lao động trực tiếp tham gia vào dây chuyền sản xuất tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… để tạo ra sản phẩm hoàn thiện. Ngày nay, công nhân có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy công nhân gồm những nghề gì hiện nay? Dưới đây là một số vị trí công việc mà công nhân có thể đảm nhận như:
- Công nhân vận hành máy
- Công nhân may mặc
- Công nhân da giày
- Công nhân sản xuất thực phẩm
- Công nhân đóng gói hàng hoá
- Công nhân bộ phận chế tạo
- Công nhân chuyên lắp ráp các loại linh kiện điện tử
- Công nhân môi trường
- Công nhân soạn hàng
- Công nhân khai thác than, khai thác khoáng sản,…
Công nhân làm việc ở đâu?
Các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất tuyển dụng công nhân để tham gia vào quá trình sản xuất và tạo nên sản phẩm hoàn thiện. Tại nước ta, bất kỳ tỉnh thành nào cũng có các doanh nghiệp, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất. Các khu công nghiệp quy mô lớn đến những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được phân bố khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Điều này đồng nghĩa với việc công nhân làm việc ở khắp mọi nơi.
Thường thấy nhất ở nước ta là công nhân làm việc tập trung tại các khu công nghiệp. Bởi nơi đây cung cấp đa dạng cơ hội việc làm cho công nhân. Không chỉ là các doanh nghiệp trong nước, công nhân có thể làm việc cho các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài hay các dự án đầu tư nước ngoài. Miễn là bạn đảm bảo yêu cầu về đầu vào thì bạn sẽ được tuyển dụng trở thành công nhân.
Tại các tỉnh lẻ, công nhân có thể làm việc tại cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, doanh nghiệp tư nhân, các xưởng thủ công, cửa hàng,… Nhìn chung, công nhân có rất nhiều cơ hội việc làm cũng như đa dạng lĩnh vực, khu vực làm việc. Tuỳ vào mục tiêu và nhu cầu của mỗi người để bạn lựa chọn làm việc tại các tỉnh, thành phố lớn hoặc tỉnh lẻ.
Yêu cầu về trình độ của công nhân
Công nhân gồm những nghề gì còn tùy thuộc vào lĩnh vực và mục tiêu phát triển mà bạn lựa chọn. Theo đó, mỗi lĩnh vực hay mỗi vị trí công việc sẽ đòi hỏi yêu cầu và trình độ, kiến thức, kỹ năng riêng, đối với nghề công nhân cũng không ngoại lệ. Xét về trình độ học vấn, yêu cầu đầu vào của công nhân thông thường ở mức tối thiểu là tốt nghiệp trung học cơ sở, tức là 9/12.
Tại các cơ sở hay nhà máy quy mô nhỏ lẻ ở lĩnh vực may mặc, dệt may, thực phẩm,… đầu vào sẽ không yêu cầu trình độ học vấn cao. Thay vào đó, công nhân còn được đào tạo tay nghề cũng như kỹ năng trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp lớn hơn sẽ yêu cầu tay nghề và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất của họ trước khi tuyển dụng.
Đối với các nhà máy sản xuất chế tạo máy, lắp ráp linh kiện điện tử,… có yêu cầu cao về kỹ thuật. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp sẽ yêu cầu thêm về bằng cấp đào tạo nghề, đào tạo ở bậc trung cấp hoặc cao đẳng,… Dù là yêu cầu ở trình độ nào, công nhân luôn phải học hỏi và nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của bản thân. Đây là yêu cầu giúp bạn làm việc tốt cũng như phát triển hơn sau này.
Chế độ lương thưởng và đãi ngộ của công nhân
Trung bình mức lương công nhân ở nước ta nhận được khoảng 6.000.000 – 10.000.000 vnđ/ tháng. Mức lương có thể xác định dựa trên trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cũng như doanh nghiệp và lĩnh vực làm việc của công nhân. Mặc khác, công nhân sẽ được hỗ trợ thêm một số chi phí như phụ cấp, chuyên cần, nhà ở đi lại hoặc ăn uống,…
Mức lương này có thể tăng lên nếu thời gian làm việc của công nhân cũng tăng lên. Một số doanh nghiệp sẽ có các ca đêm hoặc tăng ca,… Khi đó công nhân sẽ được tính thêm tiền phụ cấp. Nếu làm việc năng suất cao, hiệu quả thì bạn được thưởng tiền. Do đó, thu nhập mỗi tháng của công nhân có thể lên đến 12.000.000 – 15.000.000 vnđ.
Xem ngay: Làm công nhân có tương lai không?
Cơ hội và thách thức của nghề công nhân
Bất kể ngành nghề hay vị trí công việc nào cũng đều có những cơ hội và thách thức riêng, nghề công nhân không ngoại lệ. Bên cạnh vấn đề công nhân gồm những nghề gì, hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về cơ hội và thách thử của công nhân ở dưới đây:
Cơ hội của nghề công nhân
So với các ngành nghề khác, cơ hội của công nhân trong thời đại phát triển như hiện nay, có thể thấy rõ là:
- Không yêu cầu trình độ và học vấn cao
- Đa dạng lựa chọn việc làm
- Hình thức làm việc linh hoạt
- Có cơ hội thăng tiến trong công việc
Đa dạng lựa chọn việc làm
Đa dạng lựa chọn việc làm là một trong những lý do nhiều người thắc mắc công nhân gồm những nghề gì, để từ đó lựa chọn ra ngành nghề hay lĩnh vực phù hợp với bản thân. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều như dệt may, chế tạo và lắp ráp linh kiện điện tử,… Hầu như khu vực hay vùng nào cũng có khu công nghiệp, cơ sở sản xuất tuyển dụng công nhân.
Không yêu cầu trình độ học vấn cao
Không yêu cầu trình độ học vấn cao là một trong những lý do mà nghề công nhân thu hút số lượng nhân sự rất đông như hiện nay. Đặc biệt là những người có trình độ học vấn ở mức trung học cơ sở cũng như sinh sống ở các khu vực tỉnh lẻ, nông thôn. Bởi nếu không đủ điều kiện để học tập, bạn có thể trở thành công nhân với mức lương không quá cao nhưng có sự ổn định.
Hình thức làm việc linh hoạt
Tại nước ta, hình thức làm việc của công nhân khá linh hoạt. Bạn có thể tùy chọn làm việc ca ngày, ca đêm, full time hoặc part time đều được. Mỗi ca làm việc sẽ tương ứng với mức lương và chế độ đãi ngộ khác nhau. Tuỳ theo nhu cầu và quỹ thời gian để công nhân có thể chọn hình thức làm việc phù hợp với mình.
Có cơ hội thăng tiến trong công việc
Tuy mức lương của công nhân không quá cao. Thế nhưng ngành nghề này vẫn có cơ hội thăng tiến và phát triển nếu mọi người chịu khó học hỏi, cải thiện kiến thức và nâng cao chuyên môn. Thậm chí là bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoặc tham gia vào các dự án của nước ngoài. Từ đó mà mức lương và chức vụ cũng tăng theo.
Thách thức của nghề công nhân
Đi cùng với những cơ hội hấp dẫn của công nhân là những thách thức mà ít ai nhận thấy. Vậy nên, trước khi lựa chọn trở thành công nhân thì bạn nên tìm hiểu rõ những “mặt trái” sau:
- Khối lượng công việc nhiều
- Thời gian làm việc liên tục
- Mức lương bấp bênh
- Dễ gặp tai nạn lao động
- Tính đào thải cao
Khối lượng công việc nhiều
Công nhân có khối lượng công việc khá nhiều, thường là tính theo sản phẩm được tạo ra. Với khối lượng công việc cao, người lao động phải làm việc hết công suất. Thông thường, thời gian làm việc của công nhân là 8 tiếng. Nhưng họ thường xuyên phải tăng cao hoặc làm thêm ca đêm để kịp tiến độ công việc.
Thời gian làm việc liên tục
Thời gian làm việc của công nhân khá linh động nhưng không tránh khỏi những khoảng thời gian cao điểm, công nhân phải làm việc xuyên ngày xuyên đêm. Điều này làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Không những vậy, sức khỏe sẽ không thể đảm bảo về lâu dài.
Mức lương bấp bênh
Đa số công nhân ở nước ta có mức lương chưa cao so với những khó khăn, vất vả mà họ phải đối mặt. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất chưa đảm bảo chế độ đãi ngộ tốt cho người lao động. Để nuôi thêm mẹ già, con thơ,… nhiều trường hợp phải làm thêm các công việc khác song song với nghề công nhân để trang trải cuộc sống.
Dễ gặp tai nạn lao động
Đối với công nhân vận hành máy móc hay làm việc ở lĩnh vực xây dựng, tai nạn lao động là điều dễ xảy ra hơn cả. Điều này bắt buộc người lao động phải thật sự tập trung và cẩn thận khi làm việc để tránh gặp những hậu quả đáng tiếc. Không những vậy, một số doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở còn lơ là về vấn đề bảo hộ lao động cũng như chính sách bảo hiểm tai nạn cho công nhân.
Tính đào thải cao
Như bao ngành nghề khác, nghề công nhân cũng có tính cạnh tranh và tính đào thải cao. Bởi vì đa phần đều làm việc bằng sức lao động nên khi ở độ tuổi nhất định thì bạn không thể kiếm sống bằng nghề công nhân. Thay vào đó, các doanh nghiệp chỉ ưu tiên ở độ tuổi từ 16 – 30 tuổi, có sức lao động tốt, năng suất làm việc cao. Đó là lý do tại sao nhiều công nhân phải có nghề tay trái ở độ tuổi ngoài 30.
Trên đây là bài viết giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc công nhân là gì cũng như công nhân gồm những nghề gì. Hy vọng từ những thông tin trên, mọi người sẽ tìm kiếm được việc làm phù hợp cho bản thân. Seoul Academy luôn đồng hành cùng bạn trong hướng nghiệp – tư vấn nghề!