Giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng được hưởng lợi với đề án "Đô thị thông minh"
Thành lập tháng 1/2021, TP Thủ Đức được kỳ vọng trở thành cực tăng trưởng mới, là đô thị sáng tạo, hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM. Tận dụng vị trí cửa ngõ vùng Đông Nam Bộ, thuận tiện kết nối giữa các đô thị lớn Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ Đức đang gia tăng 60% số km đường giao thông công cộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, UBND TP Thủ Đức đang đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng và thực hiện công tác bồi thường với mục tiêu dự án khép kín đường vành đai 2 khởi công vào cuối năm nay. Để nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông kết nối Thủ Đức với khu đô thị vệ tinh và khu vực phía Nam Bộ, ước tính trong 10 năm tới, hơn 300.000 tỷ đồng sẽ được đầu tư vào quốc lộ 1K, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, cầu Thủ Thiêm, cầu Cát Lái, tuyến Metro số 1, tuyến đường sắt nối liền sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành,…
Một trong những dự án giao thông chiến lược được khởi công vào cuối năm 2022 của thành phố Thủ Đức là nút giao An Phú. Dự án đang trải qua quá trình thi công tăng tốc để kịp thời hoàn thành trước ngày 30/4/2025. Đây cũng là động lực tăng trưởng lớn nhất cho thị trường BĐS Thủ Đức năm 2024.
Các chuyên gia cho biết, thông thường, hệ thống đường giao thông phát triển ở đâu thì ở đó có cơ sở để đón đầu hạ tầng phát triển BĐS. Việc quy hoạch mở rộng các tuyến đường huyết mạch của Thủ Đức đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án BĐS phát triển, góp phần khiến bức tranh chung của vùng trở nên sáng rõ.
Nhu cầu mạnh mẽ từ làn sóng nhân lực chất lượng cao
Với vai trò là thành phố trẻ dẫn dắt tiềm năng kinh tế, Thủ Đức được kỳ vọng là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và phát triển sản phẩm công nghệ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo hoạch định, ngành mũi nhọn của Thủ Đức là ngành kinh tế tri thức. Do vậy thành phố này dự báo sẽ đón nhận làn sóng nhập cư của hơn 20.000 kỹ sư chuyên gia đến làm việc.
Hiện tại, dân số tại Thủ Đức đạt 1,2 triệu dân. Ước tính đến 2030, dân số toàn thành phố này đạt 1,5 triệu người và năm 2040 đạt 2,2 triệu người, trong đó có nguồn nhân lực trình độ cao, lao động được đào tạo chuyên môn.
Đơn cử như khu công nghệ cao quận 9 tại TP Thủ Đức hiện có hơn 140 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 7 tỷ USD, có sự góp mặt của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Intel, Jabil, Nidec..., đã thu hút đông đảo công nhân và tri thức về khu vực này làm việc và sinh sống.
Với những cơ sở đó, trong vòng 5 năm tới, nhu cầu chỗ ở Thủ Đức cần nguồn cung dồi dào với nhiều loại hình sản phẩm từ căn hộ dịch vụ đến chung cư, nhà phố…
"Cửa sáng" cho bất động sản hạng sang
BĐS hạng sang được dự đoán là phân khúc cửa sáng tại TP Thủ Đức khi khu vực này quy tụ nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc cũng như lực lượng nhân lực chất lượng cao đòi hỏi và yêu cầu môi trường sống tương xứng. Bên cạnh nhu cầu để ở, nhu cầu cho thuê và đầu tư ở đây cũng được kỳ vọng gia tăng.
Một yếu tố khác khiến BĐS hạng sang, trong đó có sản phẩm chung cư cao cấp trở nên đắt giá hơn là khi vùng lõi trung tâm TPHCM không còn quỹ đất để phát triển, dân cư sẽ di chuyển dần ra các khu vực gần trung tâm và gia tăng nhu cầu nhà ở.
Tọa lạc tại ngay mặt tiền đường Mai Chí Thọ, dự án Eaton Park có vị thế đắc địa khi cách trung tâm quận 1 chỉ 15 phút chạy xe. Dự án nằm gần nút giao An Phú - cửa ngõ phía Đông đi vào trung tâm TPHCM, có pháp lý hoàn chỉnh được ra mắt tại thời điểm hiện tại. Từ Eaton Park, cư dân chỉ cần vài phút là di chuyển đến 12 trường học quốc tế, trong vòng bán kính 3km có các trung tâm thương mại và bệnh viện đa khoa quốc tế.
Dự án này đến từ chủ đầu tư Gamuda Land - nhà phát triển bất động sản khối ngoại nổi danh với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phát triển khu đô thị và cao ốc. Tại thị trường Việt Nam, Gamuda Land đang phát triển hàng loạt các dự án: Gamuda City (Hà Nội), Celadon City (TPHCM), Artisan Park (Bình Dương), Elysian (Thủ Đức).