Cụm nang tóc dùng để cấy vào khu vực bị hói thường được lấy ở vùng chẩm (sau đầu) hoặc sau tai vì nang tóc ở những vị trí này chắc khỏe hơn so với các vị trí khác trên đầu. Tóc ở sau đầu và sau tai còn là tóc vĩnh viễn.
Cụm nang tóc là gì?
Cụm nang tóc (hair graft) là một thuật ngữ được dùng trong cấy tóc để chỉ các nang tóc được lấy từ da đầu và sau đó được cấy vào những khu vực có tóc thưa mỏng hoặc hói.
Những người đang có ý định cấy tóc cần hiểu rõ về thuật ngữ này, tầm quan trọng của cụm nang tóc chắc khỏe đối với kết quả cấy tóc, cách tính số lượng cụm nang tóc cần cấy và một số nguyên nhân khiến cho cụm nang tóc bị rụng sau khi cấy.
Cụm nang tóc được lấy ở đâu?
Cụm nang tóc dùng để cấy vào khu vực bị hói thường được lấy ở vùng chẩm (sau đầu) hoặc sau tai vì nang tóc ở những vị trí này chắc khỏe hơn so với các vị trí khác trên đầu. Tóc ở sau đầu và sau tai còn là tóc vĩnh viễn.
Lý do được gọi là tóc vĩnh viễn là vì tóc ở hai khu vực này không bị rụng do ảnh hưởng của hormone DHT.
DHT là nguyên nhân chính gây rụng tóc và hói đầu ở nam giới. Nồng độ hormone DHT trong máu cao sẽ rút ngắn giai đoạn phát triển (giai đoạn anagen) và kéo dài giai đoạn nghỉ ngơi (giai đoạn telogen) của nang tóc, điều này khiến cho tóc bị rụng nhiều hơn, mọc lại ít hơn và dần dần dẫn đến tóc thưa mỏng, hói đầu.
Tuy nhiên, hormone DHT lại không ảnh hưởng đến nang tóc ở vùng chẩm và sau tai. Vì thế nên nang tóc ở hai khu vực này thường được sử dụng để cấy tóc và sau khi được cấy vào khu vực bị hói, tóc sẽ không còn bị rụng do hormone DHT như trước.
Một cụm nang tóc gồm có bao nhiêu sợi tóc?
Một cụm nang tóc gồm 1 – 4 sợi tóc. Tổng số lượng cụm nang tóc và số sợi tóc trong mỗi cụm nang tóc ở mỗi người là không giống nhau. Những người có mái tóc dày có nhiều cụm nang tóc hơn và mỗi cụm nang tóc có thể chứa 3 đến 4 sợi tóc trong khi những người có mái tóc thưa mỏng có ít cụm nang tóc hơn và số lượng tóc trong mỗi cụm nang tóc cũng ít hơn.
Vì số sợi tóc trong mỗi cụm nang tóc ở mỗi người là khác nhau nên cấy cùng một số lượng cụm nang tóc không có nghĩa là số tóc mọc lên sẽ giống nhau. Vì thế nên độ dày mỏng của tóc ở khu vực được cấy cũng sẽ khác nhau.
Tương tự, số lượng cụm nang tóc cần sử dụng trong mỗi một ca cấy tóc là không giống nhau, kể cả khi khu vực cần cấy tóc có diện tích tương đương. Một số người chỉ cần cấy 50 cụm nang tóc trên một cm2 da đầu là đủ trong khi một số khác lại phải cấy đến 80 cụm nang tóc/cm2.
Trong quá trình cấy tóc, bác sĩ sẽ lựa chọn cụm nang tóc cho phù hợp với từng khu vực. Một số khu vực có thể cấy xen kẽ cả các cụm nang tóc có một sợi tóc lẫn cụm nang tóc có nhiều sợi tóc trong khi có những khu vực chỉ nên sử dụng cụm nang tóc có 1 sợi để kết quả trông tự nhiên, chẳng hạn như vùng trán, lông mày, râu, ria mép và tóc mai.
Tại sao cần chọn cụm nang tóc chắc khỏe?
Các cụm nang tóc sau khi được lấy từ vùng chẩm hoặc sau tai sẽ được cấy vĩnh viễn vào khu vực có tóc thưa mỏng hoặc hói. Số sợi tóc sẽ mọc ra, đường kính, màu sắc và độ chắc khỏe của tóc sau khi cấy sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cụm nang tóc được sử dụng.
Nếu sử dụng cụm nang tóc chất lượng kém thì tóc ở khu vực cấy sẽ thưa, mảnh, yếu và dễ rụng. Vì thế nên bác sĩ chỉ chọn những cụm nang tóc chắc khỏe và còn nguyên vẹn. Ngoài ra còn phải hết sức cẩn thận trong từng bước thực hiện để tránh làm hỏng các cụm nang tóc.
Tầm quan trọng của việc bảo quản nang tóc trước khi cấy
Cho dù có chọn cụm nang tóc chắc khỏe đến đâu mà không bảo quản tốt trong thời gian chờ cấy thì kết quả có được cũng sẽ không cao vì các tế bào nang tóc không tồn tại được lâu ở bên ngoài cơ thể và có thể chết trước khi được cấy vào vị trí mới. Một khi tế bào đã chết thì nang tóc sẽ không thể mọc tóc.
Vì thế nên bảo quản nang tóc đúng cách trong thời gian chờ cấy là rất quan trọng.
Ngăn mất nước tế bào
Các cụm nang tóc cần có đủ nước thì mới có thể duy trì hoạt động bình thường. Nếu để cụm nang tóc tiếp xúc với không khí khô thì các tế bào nang tóc sẽ dần bị mất nước và chết đi. Vì vậy nên cần ngâm cụm nang tóc trong dung dịch bảo quản nang tóc trong thời gian chờ cấy. Dung dịch bảo quản nang tóc có đặc tính giống như dịch bên trong cơ thể, điều này giúp duy trì lượng nước bên trong tế bào.
Sử dụng dung dịch bảo quản nang tóc chất lượng tốt
Chất lượng của dung dịch bảo quản nang tóc có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả cấy tóc. Dung dịch bảo quản nang tóc tốt sẽ giúp kéo dài đáng kể tuổi thọ của tế bào khi ở bên ngoài cơ thể. Nhiều nơi chỉ sử dụng nước muối sinh lý để ngâm cụm nang tóc. Mặc dù nước muối sinh lý cũng có thể giữ nước cho cụm nang tóc nhưng lại không có tác dụng làm chậm sự trao đổi chất trong tế bào.
Khi các tế bào vẫn trao đổi chất bình thường mà lại không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng thì tế bào sẽ dần cạn kiệt năng lượng và chết.
Tuy nhiên, dung dịch bảo quản nang tóc chuyên dụng sẽ giúp làm chậm quá trình trao đổi chất trong tế bào và điều này giúp cho tế bào nang tóc tồn tại ở bên ngoài cơ thể được lâu hơn.
Tại Bauman Clinic, dung dịch bảo quản nang tóc được đích thân các bác sĩ điều chế. Loại dung dịch này có các đặc tính tương tự dung dịch bảo quản tạng được dùng trong phẫu thuật ghép tạng. Điều này giúp giữ cho các cụm nang tóc ở trạng thái tốt nhất sau khi được lấy từ da đầu.
Nhiệt độ phù hợp
Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của các tế bào nang tóc ở bên ngoài cơ thể. Nhiệt độ càng cao, các tế bào càng dễ chết. Trong thời gian chờ cấy, các cụm nang tóc nên được bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4 - 8°C là thích hợp nhất. Mức nhiệt độ này giúp giảm tỷ lệ trao đổi chất của tế bào nhưng không quá lạnh đến mức làm chết tế bào.
Thời gian cụm nang tóc ở bên ngoài cơ thể
Càng phải ở bên ngoài cơ thể lâu thì chất lượng của các cụm nang tóc sẽ càng giảm và khả nang mọc tóc sau khi cấy sẽ càng thấp. Các bác sĩ tại Bauman Clinic sẽ sử dụng kỹ thuật “First out – First in” trong cấy tóc, có nghĩa là cụm nang tóc nào được lấy ra trước sẽ được cấy trước để giảm tối đa thời gian mà các cụm nang tóc phải ở bên ngoài cơ thể, từ đó đem lại kết quả cấy tóc tốt nhất.
Các yếu tố quyết định số lượng cụm nang tóc cần cấy
Số lượng cụm nang tóc cần sử dụng trong mỗi trường hợp cấy tóc là khác nhau vì phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây.
Tóc ở khu vực lấy nang tóc
Yếu tố đầu tiên cần xem xét là tình trạng tóc ở khu vực lấy nang tóc, thường là vùng chẩm.
Việc xác định số lượng cụm nang tóc phụ thuộc vào số lượng sợi tóc trong một cụm nang tóc và độ dày hay mảnh của sợi tóc.
- Nếu sợi tóc mảnh và hầu hết các cụm nang tóc chỉ có 1 - 2 sợi tóc thì sẽ phải sử dụng nhiều cụm nang tóc hơn, có thể lên đến 60 - 70 cụm nang tóc cho mỗi cm2 da đầu.
- Còn nếu sợi tóc dày và hầu hết các cụm nang tóc có 3 - 4 sợi tóc thì chỉ cần sử dụng 40 - 50 cụm nang tóc cho mỗi một cm2 da đầu là đủ.
Số lượng cụm nang tóc được sử dụng còn tùy thuộc vào số cụm nang tóc có ở vùng chẩm. Nếu cần cấy 3.000 cụm nang tóc nhưng vùng chẩm lại không có đủ thì phải chấp nhận cấy ít hơn.
Vị trí cấy tóc
Mật độ cấy tóc ở các khu vực trên đầu là gần giống nhau:
- Vùng đỉnh đầu thường cần cấy khoảng 30 - 50 cụm nang tóc trên một cm2
- Vùng trán thường được cấy khoảng 50 cụm nang tóc trên một cm2.
Tuy nhiên, tổng số cụm nang tóc cần cấy ở mỗi khu vực sẽ hơi khác nhau một chút do còn phụ thuộc vào diện tích vùng bị hói.
Mật độ tóc ở vùng cần cấy
Mật độ tóc ở vùng cần cấy cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán số lượng cụm nang tóc cần sử dụng.
Nếu vùng cần cấy tóc hoàn toàn không còn tóc thì tất nhiên số cụm nang tóc phải sử dụng sẽ nhiều hơn so với những vùng có tóc thưa mỏng.
Kỹ thuật cấy tóc
Trước đây, đa số bác sĩ đều thường sử dụng kỹ thuật cấy tóc FUE truyền thống, trong đó dùng kim tạo ra các lỗ nhỏ ở da đầu rồi sau đó dùng kẹp cấy chuyển cụm nang tóc vào lỗ đã tạo. Khi tạo lỗ, bác sĩ thường phải đâm kim xuống sâu và điều này làm cho da đầu bị căng. Do đó, mật độ cấy tóc không thể quá dày bởi khi cấy tóc với mật độ quá dày, độ căng của da đầu sẽ khiến cho các cụm nang tóc đã cấy trước đó bị bật ra ngoài.
Vì lý do này nên chỉ có thể cấy 30 - 40 cụm nang tóc trên mỗi cm2.
Tuy nhiên, hiện nay điều này đã được khắc phục nhờ một kỹ thuật cấy tóc mới có tên là cấy tóc DHI (direct hair transplant). Trong kỹ thuật này, bác sĩ sử dụng bút cấy tóc (implanter) thay cho kim tạo lỗ và kẹp. Bút cấy tóc sẽ tạo lỗ trên da đầu và đồng thời “trồng” cụm nang tóc xuống gần như cùng một lúc thay vì phải thực hiện hai bước như trước. Điều này giúp cho da đầu không bị quá căng, giảm nguy cơ bật cụm nang tóc và nhờ đó cho phép cấy tóc với mật độ dày hơn so với kỹ thuật truyền thống. Với kỹ thuật DHI, bác sĩ có thể cấy hơn 60 cụm nang tóc trên mỗi cm2.
Kỹ thuật này có thể áp dụng được cho cả cấy tóc FUT và cấy tóc FUE.
Đánh giá nguy cơ rụng tóc trong tương lai
Vì nang tóc ở vùng chẩm hoặc sau tai là tóc vĩnh viễn nên khi được cấy vào khu vực bị hói, những nang tóc này sẽ không bị rụng tóc do tác động của hormone. Tuy nhiên, những nang tóc khác xung quanh chỉ là nang tóc thường nên vẫn sẽ bị rụng tóc.
Vì vậy nên bác sĩ thường không lấy hết nang tóc ở vùng chẩm mà sẽ giữ lại một phần để đề phòng trường hợp phải cấy thêm tóc trong tương lai hoặc cấy tóc ở những khu vực khác của đầu.
Khả năng chi trả
Giá cấy tóc sẽ được tính dựa trên số lượng cụm nang tóc. Số lượng cụm nang tóc cần cấy càng nhiều thì giá sẽ càng cao vì bác sĩ phải cấy từng cụm nang tóc một. Hơn nữa, càng phải cấy nhiều thì quá trình thực hiện càng phức tạp và càng mất nhiều thời gian.
Do đó, nếu khả năng chi trả của bệnh nhân có hạn thì sẽ cấy được ít cụm nang tóc hơn.
Trong quá trình tư vấn trước khi cấy tóc, bệnh nhân nên cho bác sĩ biết về số tiền mà mình có thể chi trả. Bác sĩ sẽ tư vấn số lượng cụm nang tóc phù hợp nhất.
Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo số lượng cụm nang tóc tối thiểu vì nếu cấy quá ít thì sẽ không thể có được kết quả như mong muốn.
Cách ước tính số lượng cụm nang tóc
Việc ước tính số lượng cụm nang tóc sẽ được thực hiện bởi bác sĩ vì có khá nhiều yếu tố cần xem xét và phải được thực hiện một cách chính xác.
Nhìn chung, số lượng cụm nang tóc cần cấy ở các khu vực trên đầu dao động trong khoảng dưới đây:
- Khu vực 1: khoảng 500 - 800 cụm nang tóc.
- Khu vực 2: khoảng 1000 - 1200 cụm nang tóc.
- Khu vực 3: khoảng 1200 - 1500 cụm nang tóc.
- Khu vực 4: khoảng 1000 - 1200 cụm nang tóc.
- Khu vực 5: khoảng 1500 cụm nang tóc.
- Khu vực 6: khoảng 1500 - 1800 cụm nang tóc.
Con số thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng tóc còn lại ở khu vực cần cấy tóc cũng như là số lượng cụm nang tóc ở khu vực sau gáy và sau tai.
Có thể cấy bao nhiêu cụm nang tóc mỗi lần?
Mỗi lần cấy tóc không nên cấy quá 4.000 cụm nang tóc vì nếu cấy nhiều hơn thì thời gian thực hiện sẽ kéo dài.
Bác sĩ phải tạo lỗ trên da đầu rồi sau đó cấy từng cụm nang tóc một. Do đó, càng phải cấy nhiều cụm nang tóc thì quá trình cấy tóc sẽ càng mất rất nhiều thời gian, có thể lên đến 8 tiếng.
Trong khi đó, tế bào nang tóc lại chỉ có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu ở ngoài cơ thể quá lâu thì các tế bào sẽ chết trước khi được cấy trở lại da đầu và không còn khả năng mọc tóc.
Ngoài ra, thời gian thực hiện càng lâu thì sẽ phải dùng càng nhiều thuốc tê và thuốc an thần. Sử dụng các loại thuốc này quá liều sẽ gây nguy hiểm. Còn nếu không tăng liều lượng thì thuốc sẽ hết tác dụng giữa chừng và khiến cho bệnh nhân bị đau đớn. Vì những lý do này nên số lượng cụm nang tóc có thể cấy mỗi lần là có hạn.
Nguyên nhân cụm nang tóc bị rụng sau cấy
Cụm nang tóc bị bong khỏi da đầu sau khi cấy có thể là do lỗi của bác sĩ trong quá trình thực hiện hoặc lỗi của bệnh nhân trong quá trình chăm sóc sau cấy tóc.
Một số lỗi trong quá trình thực hiện có thể gây ra vấn đề này là tạo lỗ không vừa với kích thước của cụm nang tóc. Nếu lỗ quá nhỏ thì sẽ không thể cấy cụm nang tóc xuống đủ sâu. Nếu lỗ quá lớn hoặc quá nông thì cụm nang tóc cũng không thể bám chắc và dễ bị rụng ra ngoài. Khi cụm nang tóc bị bong, các tế bào nang tóc sẽ không thể liên kết với mạch máu và mô xung quanh, kết quả là không thể mọc tóc.
Việc chăm sóc sau cấy tóc cũng rất quan trọng. Cụm nang tóc có thể bị rụng khỏi da đầu nếu thường xuyên đụng chạm lên khu vực mới cấy tóc, va đập mạnh, gãi hay cạy vảy, gội đầu không đúng cách, chùi máu quá mạnh và cúi đầu.
Vì vậy, bệnh nhân cần thực hiện đúng theo các hướng dẫn chăm sóc sau khi cấy tóc để giảm nguy cơ bong cụm nang tóc sau khi cấy và đảm bảo kết quả tốt.
Giá cấy tóc là bao nhiêu?
Chi phí cấy tóc chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố chính như số lượng cụm nang tóc cần cấy và kỹ thuật cấy tóc nhưng ngoài ra còn thay đổi theo một số yếu tố khác như loại dung dịch bảo quản nang tóc, các dụng cụ được sử dụng và phương pháp điều trị được kết hợp trong hoặc sau khi cấy tóc.
Thông thường, giá của mỗi lần cấy tóc thấp nhất là khoảng 20 triệu vnđ. Tại một số nơi, giá cấy mỗi cụm nang tóc là 30.000 - 60.000 vnđ nếu sử dụng phương pháp FUT, 40 -100.000 VNĐ nếu sử dụng kỹ thuật FUE hoặc DHI. Tại Việt Nam thì mức giá sẽ dao động như sau
- Như vậy, giá cấy 1.000 cụm nang tóc sẽ rơi vào khoảng 30 triêu - 60 triệu
- Cấy 2.000 cụm nang tóc là khoảng 60 triệu - 120 triệu
- Cấy 3.000 - 4.000 cụm nang tóc thì mức giá thường không chênh lệch nhiều.
Giá cấy tóc cũng thay đổi tùy thuộc vào cách tính của mỗi nơi cũng như là các phương pháp điều trị khác được thực hiện sau khi cấy tóc. Một số phương pháp điều trị thường được thực hiện sau khi cấy tóc gồm có:
Giá cấy tóc tại Bauman Clinic là từ 45.000 vnđ/nang tóc. Giá chính xác trong mỗi trường hợp là khác nhau, tùy thuộc vào số lượng cụm nang tóc và kỹ thuật cấy tóc mà bác sĩ sử dụng.
Mỗi một ca cấy tóc sẽ được bác sĩ đích thân thực hiện, sử dụng dung dịch bảo quản nang tóc và trang thiết bị tốt nhất. Ngoài ra, Bauman Clinic còn có các phương pháp điều trị kết hợp cấy tóc như điều trị bằng laser năng lượng thấp để kích thích nang tóc và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Tóm tắt bài viết
Cụm nang tóc sau khi được lấy từ vùng chẩm hoặc sau tai sẽ được cấy vào khu vực bị hói hoặc có tóc thưa mỏng. Chất lượng của cụm nang tóc sẽ quyết định kết quả cấy tóc. Số lượng cụm nang tóc cần cấy trong mỗi trường hợp là khác nhau vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Số lượng cụm nang tóc càng nhiều thì giá sẽ càng cao.