Bệnh vảy nến da đầu nhẹ là bệnh mà khá nhiều người gặp phải. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng hay tái lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không nhận biết và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng bệnh bệnh nặng hơn và khó điều trị.
Dấu hiệu của bệnh vảy nến da đầu nhẹ
Bệnh vảy nến da đầu nhẹ là một trường hợp của bệnh vảy nến. Các dấu hiệu của bệnh xuất hiện là do hệ thống miễn dịch tác động đến tế bào da tăng sinh. Từ đó, tạo thành các lớp vảy trên da đầu.
Bệnh vẩy nến da đầu nhẹ gây ra cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh, mất tự tin giao tiếp,…
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh vảy nến da đầu nhẹ như:
- Da dầu dễ bị khô và bị nổi các nốt mụn đỏ và tạo thành các vảy da, các vảy này bong tróc liên tục.
- Khiến người bệnh đau rát, tóc bị rụng tạm thời do vảy nến đóng
- Người bị vảy nến da đầu nhẹ luôn có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy dù đã gội đầu sạch, khi gãy sẽ gây chảy máu, các vùng bị tổn thương có thể lan rộng hơn.
- Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu đặt biệt là về đêm, khiến người không thể ngủ ngon.
Bệnh vảy nến da đầu nhẹ có những biểu hiện gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nên điều trị kịp thời, nếu không tình trạng bệnh nặng hơn và điều trị sẽ phức tạp hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu
Tuy các nhà nghiên cứu chưa tìm được nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến da đầu nhẹ. Nhưng họ cho rằng bệnh vảy nến da đầu đầu nhẹ là do các vấn đề về da đầu, hệ thống miễn dịch suy yếu và gây rối loạn các chức năng khiến chúng bị lỗi.
Chúng tấn công làm các tế bào, lớp biểu bì đang khỏe mạnh. Các tế bào này sẽ chết đi trong vòng 4 ngày thay vì chu kì của nó là 30 ngày. Từ đó, dẫn đến hình thành các lớp mảng trên da gây ngứa và sưng đỏ.
Bên cạnh đó, do một số nguyên nhân khác làm bệnh vảy nến da đầu nhẹ trở nên nặng hơn như:
Bị nhiễm trùng: Nhiễm trùng một bộ phận nào đó trên cơ thể như viêm nhiễm đường hô hấp, liên cầu khuẩn sẽ có nguy cơ bị bệnh vảy nến và vảy nến da đầu nhẹ.
Căng thẳng, lo lắng: Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày sẽ tác động tới tâm lý và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Dẫn đến bệnh vảy nến da đầu nhẹ xuất hiện và làm bệnh vảy nến da đầu nhẹ càng nặng hơn.
Bị chấn thương: Bị chấn thương, tổn thương da như: tai nạn trầy xước, vết tiêm, vết xăm,..cũng sẽ gây nên bệnh vảy nến da đầu nhẹ.
Tác dụng dụng của các loại thuốc: Các thuốc điều trị tăng huyết áp, chống sốt rét,..sẽ gây ra các tác dụng phụ làm bùng phát bệnh vảy nến da đầu nhẹ.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Uống rượu bia, hút thuốc lá,…là những tác nhân làm bệnh vảy nến da đầu nhẹ càng nặng hơn và làm giảm hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.
Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu nhẹ
Đối với vảy nến da đầu nhẹ đang ở mức độ mới phát bệnh, nếu người bệnh điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa đúng liệu trình điều trị và kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý bệnh để khắc phục bệnh.
Lựa chọn dầu gội đầu phù hợp
Bên cạnh điều trị bệnh vảy nến theo hướng dẫn của các bác sĩ thì việc lựa chọn dầu gội đầu cũng rất quan trọng. Nên chọn loại dầu gội như thế nào để không bị kích ứng, gây khó chịu khiến bệnh nặng hơn?
Bạn hãy lựa những loại dầu gội có tác dụng làm sạch, giảm ngứa, làm dịu những nơi bị tổn thương, giảm tình trạng bị bong da. Các loại dầu gội có thành phần như:
Axit salicylic: Thành phần axit salicylic có trong dầu gội giúp da đầu mềm mại, các lớp vảy trên da đầu dễ bị loại bỏ hơn. Tuy nhiên, đối với người dùng không hợp sẽ bị kích ứng khiến tóc yếu và dễ bị gãy rụng.
Nhựa than: Nhựa than giúp làm ức chế sự phát triển của các tế bào, biểu bì da, cải thiện tình trạng đau rát da đầu. Nhựa than có nguồn gốc từ than và gỗ, nên các nghiên cứu chỉ ra rằng dùng dầu gội có chất này từ 3 đến 10% sẽ giúp cải thiện vảy nến trên da đầu.
Clobetasol propionate: Theo các nghiên cứu, nồng độ Clobetasol propionate khoảng 0.05% sẽ hỗ trợ bệnh vảy nến da đầu nhẹ. Nếu bạn không thể dùng dầu gội đầu có 2 thành phần ở trên thì có thể tìm đến thành phần này.
Tuy nhiên, dầu gội có chứa Clobetasol propionate chỉ dùng trong vòng 1 tháng. Sau khi bệnh cải thiện thì duy trì mỗi tuần dùng 1-2 lần.
Dùng các chế phẩm bôi
Đối với bệnh vảy nến da đầu nhẹ có thể dùng kết hợp với các chế phẩm để bôi. Hiện nay, có nhiều loại thuốc bôi các dạng: gel, thuốc mỡ, dạng kem. Người bệnh nên lưu ý một số thành phần trong thuốc để điều trị tốt hơn.
Một số chất có thể hỗ trợ làm giảm bệnh vảy nến da đầu nhẹ:
Thuốc bôi có chứa thành phần axit salicylic: Ngoài việc tìm dầu gội có chứa thành phần axit salicylic thì người bệnh có thể kết hợp thêm thuốc bôi có thành phần này giúp hỗ trợ điều trị tốt hơn. Vì thuốc bôi sẽ trực tiếp thấm vào da dầu.
Thuốc bôi có chứa vitamin D: Vitamin D giúp ức chế sự phát triển của tế bào da, loại bỏ các lớp vảy. Đối với một số thuốc bôi có kết hợp thêm với corticosteroid cũng có thể dùng được.
Thuốc bôi có dẫn xuất của vitamin A: Dẫn xuất vitamin A cũng có khả năng làm ức chế của các tế nào, các lớp biểu bì.
Lưu ý: Các thuốc bôi trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Dù mang lại hiệu quả nhưng các thuốc này đều mang lại các tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc bôi.
Dùng các thảo dược
Các thảo dược dễ tìm trong đời sống hằng ngày cũng giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu nhẹ
Lô hội: Lô hội giúp giảm các vết đỏ, các lớp da trên da đầu. Người bệnh có thể dùng gel hay kem chứ 0.5% lô hội để thoa lên các vết đỏ trên da đầu và để khô đi và rửa sạch da đầu.
Giấm táo: Giấm táo nguyên chất có thể gây kích ứng da dầu. Vì vậy, bạn nên pha giấm táo với nước thoa lên da dầu rồi sau đó rửa da đầu lại bằng nước sạch. Giấm táo có tác dụng giúp giảm ngứa da đầu, lưu ý không dùng giấm táo lên các vết thương đang hở.
Bột yến mạch: Bôi bột yến mạch vào các vết vảy nến sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Củ nghệ: Sử dụng các loại gel bôi có tinh chất nghệ hay bỏ bột nghệ vào các món ăn cũng là một cách giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Cách kiểm soát bệnh vảy nến da đầu nhẹ
Hiện nay, chưa có phương pháp nào để chữa trị bệnh vảy nến da đầu nhẹ triệt để. Bệnh sẽ khỏi trong quá trình điều trị. Tùy nhiên, bệnh sẽ tái lại nhiều lần.
Vì vậy, người bệnh nên có cách quản lý bệnh hiệu quả như sau:
- Khi có dấu hiệu của bệnh hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh kịp thời. Bệnh vảy nến da đầu nhẹ sẽ điều trị dễ dàng hơn.
- Luôn giữ ẩm cho da đầu sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Hạn chế gãy các vết vảy nến, vì sẽ gây ra tình trạng chảy máu và nhiễm trùng sang các khu vực khác.
- Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, hạn chế các thực phẩm gây bệnh chuyển biến xấu hơn như bia rượu, kiêng các thực phẩm giàu chất béo, và gia cầm,…
Trên đây là các dấu hiệu và cách điều trị bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính, rất khó để điều trị tận gốc và các cách điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách. Tránh để tình trạng bệnh nặng hơn ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Có thể bạn quan tâm: