Cầu lông là bộ môn thể thao cần sự tham gia hoạt động của nhiều khớp trên cơ thể. Đau khớp vai khi chơi cầu lông là tình trạng khá phổ biến, không chỉ những người mới bắt đầu mà cả người chơi lâu năm cũng có thể gặp vấn đề này. Nếu không xử lý đúng cách, tình trạng đau khớp vai có thể dẫn đến những chấn thương nặng hơn.
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Đau khớp vai khi chơi cầu lông – dễ mắc phải
Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi sự chuyển động linh hoạt của cánh tay, cổ tay, vai,… do đó tình trạng đau khớp vai là một trong những chấn thương thể thao thường gặp ở bộ môn này. Khảo sát trong Giải vô địch đồng đội thế giới bộ môn cầu lông với sự tham gia của 188 vận động viên đẳng cấp quốc tế cho kết quả 52% trường hợp gặp phải tình trạng đau khớp vai. Trong đó có 32% trường hợp đau vai với tần suất thưa, 20% trường hợp đau vai thường xuyên. Tỉ lệ đau khớp vai khi chơi cầu lông không có sự khác biệt nhiều giữa nam giới và nữ giới.
Đa phần những dấu hiệu đau khớp vai khi chơi cầu lông khởi phát chậm, diễn ra âm thầm. Đến một mức độ vượt ngưỡng chịu đựng của cấu trúc cơ, gân, ổ khớp, bệnh nhân sẽ bắt đầu gặp phải tình trạng đau, viêm sưng. Ảnh hưởng của tình trạng đau khớp vai khi chơi cầu lông có thể chỉ ở mức độ nhẹ, cũng có thể tiến triển nặng, dẫn đến ảnh hưởng xấu cho bệnh nhân trong việc luyện tập cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân gây đau khớp vai khi chơi cầu lông
Đau khớp vai khi chơi cầu lông thường liên quan đến 3 nguyên nhân chủ yếu, bao gồm:
- Thực hiện sai tư thế, dẫn đến các cơn đau cấp tính hoặc về lâu dài hình thành thói quen không đúng tư thế, làm tăng nguy cơ gặp phải đau khớp vai trong tương lai. Nguyên nhân này thường gặp ở những người mới bắt đầu chơi cầu lông, người tự tập không đúng phương pháp.
- Cường độ luyện tập cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến nguy cơ chấn thương. Người luyện tập với cường độ cao có thể khiến cho các cơ, gân, ổ khớp hoạt động quá sức cũng có thể gây ra chấn thương. Nguyên nhân này thường gặp ở những vận động viên chuyên nghiệp, tần suất luyện tập và thi đấu cao.
- Những trường hợp chơi cầu lông với tần suất thấp, không thường xuyên cũng có thể bị đau vai. Tuy nhiên đa số những trường hợp này thường diễn ra trong thời gian ngắn, mức độ chấn thương không nghiêm trọng.
- Chấn thương thể thao do tác động vật lý như té ngã, va đập mạnh,… cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến chấn thương khớp vai khi chơi cầu lông.
Biểu hiện đau khớp vai khi chơi cầu lông
Những trường hợp đau khớp vai khi chơi cầu lông không phải lúc nào cũng phát hiện và nhận biết được cơn đau ngay mà đôi khi âm ỉ, sau một thời gian mới xuất hiện cơn đau. Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện như:
- Có cảm giác đau nhức các khớp tùy theo mức độ tổn thương của khớp vai.
- Cảm giác cánh tay bị yếu đi, giảm sức mạnh, đôi khi cảm nhận rõ sự lỏng lẻo của các khớp vai, vận động tay khó khăn.
- Có dấu hiệu nóng đỏ khớp, sờ vào cảm nhận được khớp ấm hoặc nóng. Tùy mức độ mà sưng đau có thể thấy được rõ nét hoặc chỉ hơi sưng.
- Cần lưu ý phân biệt đau khớp vai do chấn thương với những cơn đau thông thường. Đối với đau khớp vai thông thường, cơn đau sẽ giảm bớt khi nghỉ ngơi, với đau khớp vai do chấn thương, cơn đau vẫn âm ỉ cả khi nghỉ ngơi.
Các dạng đau khớp vai khi chơi cầu lông
Đau khớp vai khi chơi cầu lông thường xảy ra ở các nhóm cơ, gân, bao quanh khớp, ít khi ảnh hưởng đến phần xương, ổ khớp, trừ những trường hợp té ngã, va đập mạnh trong tập luyện và thi đấu. Có thể chia tình trạng đau khớp vai khi chơi cầu lông thành các dạng:
- Đau mỏi thông thường, có mức độ rất phổ biến, chủ yếu do căng cơ. Tình trạng này thường không nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra nhiều ở người không thường xuyên chơi thể thao hoặc do không khởi động trước khi chơi.
- Đau chỏm khớp (Bursitis), bệnh nhân có dấu hiệu đau khi vận động khớp vai, quan sát bên ngoài có thể thấy khớp sưng đau, ửng đỏ, chạm vào thấy ấm.
- Đau cơ, gân ở khớp vai (Tendinopathy), được chia thành 2 dạng chính là viêm gân cơ (tendinitis) thường ít gặp và xơ rách gân cơ (tendinosis) xuất hiện khá phổ biến ở vận động viên.
- Tổn thương gân cơ chóp xoay (Rotator Cuff Injury) là một dạng chấn thương thể thao nghiêm trọng. Dạng chấn thương này có thể đe dọa sự nghiệp của vận động viên chuyên nghiệp. Ngay cả sau khi điều trị, ảnh hưởng của tình trạng tổn thương gân cơ chóp xoay có thể vẫn còn dai dẳng.
Cách xử lý, phòng tránh đau khớp vai khi chơi cầu lông
1. Xử lý
Đau khớp vai có thể xảy ra với các dạng khác nhau, do đó cần phải thận trọng, không được chủ quan khi có các triệu chứng. Giải pháp xử trí tối ưu nhất khi gặp phải tình trạng đau khớp vai là thăm khám sớm để các bác sĩ có hướng điều trị phù hợp nhất.
Tùy mức độ và dạng đau khớp vai mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp:
- Thực hiện nghỉ ngơi, giảm cường độ luyện tập.
- Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đối với những trường hợp viêm, sưng, có thể kết hợp thêm điều trị bằng thuốc.
- Những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật, đặc biệt là đối với những trường hợp có dấu hiệu đứt, rách cơ, thương tổn nặng.
2. Phòng tránh
Để phòng tránh đau khớp vai khi chơi cầu lông, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp như:
- Luôn khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, tập luyện, thi đấu. Đối với người mới luyện tập cần có người hướng dẫn đến tránh tập luyện sai kỹ thuật.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ giảm lực trên vai.
- Không nên luyện tập quá mức, với vận động viên chuyên nghiệp cần xây dựng thời khóa biểu cân đối giữa luyện tập và nghỉ ngơi phục hồi.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp cho việc luyện tập, thi đấu.
Thông tin tham khảo trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, điều trị và toa thuốc của bác sĩ.