Để tòa án thoát cảnh 'nhân sự mỏng mà việc gì cũng đến tay'

11 tháng trước 42

(PLO)- Để khắc phục tình trạng quá tải của tòa án, các cơ quan có thẩm quyền cần hoàn thiện pháp luật tố tụng, giảm bớt gánh nặng chứng minh cho tòa án trong xét xử án dân sự...

Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, chánh án TAND tỉnh Bình Thuận cho biết trong vòng 10 năm qua biên chế tòa này chỉ tăng có một người nhưng số lượng vụ việc phải giải quyết tăng hơn 6.000. “Công việc áp lực quá lớn, chế độ đãi ngộ thấp nên năm 2022 đã có sáu người nghỉ việc, trong đó có ba thẩm phán, hai thư ký và một thẩm tra viên” - vị chánh án nói.

Chánh án một tỉnh khác cũng cho biết trong bảy năm qua, lượng án tăng gp đôi nhưng biên chế con người chưa có sthay đổi nào. Tình trng đó dn đến mỗi thẩm phán ở địa phương này phải giải quyết hơn 100 vụ/năm, vượt xa chỉ tiêu do TAND Tối cao giao. “Chính vì vậy, năm vừa qua có rất nhiều thư ký, thẩm phán nghỉ việc, trong đó có cả phó chánh án TAND huyện”.

Thật ra tình trạng quá tải của tòa án/thẩm phán đã từng được đề cp đến tnhiu năm trước. Các thm phán và người đứng đầu các tòa án vnkêu than”, thm chí có người chu không ni áp lc phải bỏ cuộc. Trong khi đó, người dân có việc đáo tng đình vẫn không ngớt kêu ca về việc tòa “ngâm án”.

Có cách nào khắc phục tình trạng này không?

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận Ông Nguyễn Văn Thanh, Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận. Ảnh: ĐH

Một giải pháp mà ai cũng có thể nghĩ đến đó là tăng biên chế thm phán và thư ký cho tòa án. Đây là gii phápdnói” nhất nhưng lại “khó làm” nhất vì nó liên quan đến quỹ lương dành cho tòa án và ngân sách Nhà nước dùng cho việc này.

Giải pháp thứ hai là tăng lương cho thẩm phán để tuyển được người có năng lực, hiệu suất làm việc cao, toàn tâm toàn ý cho công việc, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả giải quyết án. Đây cũng là giải pháp rất “khó làm”, vì nó cũng liên quan đến quỹ lương dành cho tòa án.

Do “khó làm” nên hai giải pháp nêu trên gần như không thể thực hiện được. Vậy còn cách nào khác không? Muốn tìm ra giải pháp khắc phục thì phải quay lại nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải của tòa án.

Theo dõi hoạt động xét xử của tòa án nhiều năm qua, có thể thấy một trong những nguyên nhân góp phn làm tăng khi lượng công vic ca tòa án chính là tình trng hy án và xử đi xli nhiu ln mt ván, cán hình sự lẫn phi hình sự. Điều này làm tn kém nhân lc và kéo dài thi gian gii quyết vụ án, tạo thêm gánh nặng cho tòa. Việc hủy án, ngoài một số ít trường hợp do nguyên nhân khách quan, còn phần lớn là do sai sót, vi phạm tố tụng của tòa cấp dưới. Cũng có nhiu trường hp do sai lầm của chính tòa cấp trên khi hủy án của tòa cấp dưới. Thậm chí có trường hợp tòa giám đốc thẩm hủy án của tòa cấp dưới thì lại bị TAND Tối cao ra quyết định hủy quyết định giám đốc thẩm đó.

Nhiều bản án dân sự sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy còn xuất phát từ quy định thiếu chặt chẽ của Bộ luật Tố tụng dân sự và sự ngại khó của tòa cấp trên khi phúc thẩm những vụ án phức tạp. Thay vì chịu khó xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ để xét xử phúc thẩm và kết thúc ván thì nhiều tòa phúc thẩm lại lấy lý do hồ sơ thiếu chứng cứ hoặc có vấn đề mà cấp sơ thẩm chưa xác minh, làm rõ để hy án sơ thm và giao hsơ vcho tòa sơ thm gii quyết li từ đầu, “đẻ” thêm nhiều việc cho tòa.

Một nguyên nhân nữa cũng góp phần làm cho tòa án nước ta quá tải, đó là các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như trọng tài, hòa giải chưa được quan tâm nhiều. Trong khi ở các nước phát triển, phần lớn tranh chấp thương mại được giải quyết bằng phương thức trọng tài.

Để khc phc tình trng quá ti ca tòa án, các cơ quan có thm quyn cn hoàn thin pháp lut ttng, giảm bớt gánh nặng chứng minh cho tòa án trong xét xử án dân sự. Nâng cao cht lượng đội ngũ thẩm phán, từ đó cải thiện chất lượng xét xử các loại án để hạn chế tình trạng hủy án, đồng thời nâng cao năng sut lao động ca thm phán, thư ký tòa án.

Ngoài ra, biện pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm giảm tải cho tòa án là Nhà nước cn to điu kin thúc đẩy xã hi hóa hot động gii quyết tranh chp, không chỉ đối với tranh chấp kinh doanh thương mại mà cả tranh chấp lao động và một số loại tranh chấp dân sự. Khi doanh nghiệp và người dân có nhiu gii pháp gii quyết tranh chp, thoát khỏi quán tính chuyện gì cũng “cầu viện” đến tòa thì tòa án sẽ được giảm tải.

Luật sư NGUYỄN CÔNG PHÚ, trọng tài viên VIAC, nguyên Phó Chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM

Đọc toàn bộ bài viết