Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 (P.1): Tương lai của báo chí là đầu tư vào công nghệ số, nhân lực số và dữ liệu số

8 tháng trước 32

SUCKHOE+ | Diễn đàn Báo chí toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2024 với 2 phiên toàn thể và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn và có tính thời sự. Trong chiều ngày 15/3, ngoài phiên toàn thể, có 3 phiên thảo luận diễn ra, thu hút được sự quan tâm của các cơ quan và những người làm trong ngành báo chí.

  • 15/03/2024 22:03

TBT Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh trình bày về Thực trạng báo chí Việt Nam và thế giới tại Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

Bông cải xanh chứa hợp chất có thể phòng ngừa cục máu đông

Podcast: Tắm ngay sau khi chơi thể thao: Sảng khoái nhưng nguy hại

Phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Vinalink Group tiếp tục xây dựng chuỗi "Bếp ăn cho em" tại Nghệ An

Tương lai của báo chí là đầu tư vào công nghệ số, nhân lực số và dữ liệu số là nhận định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu ấn tượng trong phiên toàn thể của Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024. Bộ trưởng cho rằng lĩnh vực đầu tiên chịu tác động bởi công nghệ số là báo chí và là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi của ngành báo chí hiện nay. Không gian mạng hiện giờ là “trận địa chính, trận chiến chính” của báo chí. Không gian mạng cũng là nguồn thu chính cho ngành báo chí.

Cho dù, bởi vì công nghệ số, nhiều việc cũ biến mất nhưng cũng đem lại những công việc mới và báo chí là một trong số đó. Cũng vì thế, đổi mới trong báo chí là làm rõ những gì mình đang có chứ không còn đơn thuần là “Ai, cái gì, khi nào và ở đâu”. Theo Bộ trưởng, những khó khăn và những vấn đề của báo chí gần đây không làm giảm đi vai trò của báo chí, mà chỉ ra một điều là báo chí cần phải đổi mới. Không thay đổi thì sẽ bị thay thế.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Báo chí muốn phát triển thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới và cần động lực mới. Không gian mới là không gian số. Lực lượng sản xuất mới là công nghệ số. Nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số. Yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số. “Bởi vậy, đầu tư vào công nghệ số, nhân lực số, dữ liệu số và đổi mới sáng tạo số sẽ là đầu tư vì tương lai của báo chí”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Đồng tình với những phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam – Tổng Biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh đã chứng minh báo chí cần đổi mới sáng tạo.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, TBT Báo Nhân dân Lê Quốc Minh

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, TBT Báo Nhân dân Lê Quốc Minh

Trong bài phát biểu, TBT Lê Quốc Minh đã chỉ rõ xu hướng phát triển cũng như bức tranh toàn diện của nền báo chí Việt Nam hiện nay. TBT Lê Quốc Minh khẳng định, sự xuất hiện của AI – trí tuệ nhân tạo là điều tất yếu. AI đang góp phần cải thiện công việc cho các nhà báo, mang lại tiềm năng to lớn cho nghề báo, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần thận trọng. Điều này không chỉ là nỗi lo của báo Nhân dân hay các tòa soạn khác ở Việt Nam mà là nỗi lo chung cho các tòa soạn trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nội dung. Ví dụ như vấn nạn tin giả, tin deepfake do AI tạo ra chẳng hạn. Những tin giả này không chỉ gây ảnh hưởng tới người đọc mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan báo chí.

Trong khi đó, ngày càng có nhiều thiết bị mới xuất hiện, đã và đang tạo ra cơ hội lớn cho báo chí phát triển. "Trong năm 2024, chúng ta sẽ chứng kiến sự xuất hiện của những thiết bị mới ngoài điện thoại thông minh, sử dụng các cách thức tương tác như ra lệnh bằng giọng nói, chuyển động của mắt hoặc tay", TBT Lê Quốc Minh thông tin. Ông cũng chứng minh luôn bằng chiếc kính ông đang đeo, tích hợp sẵn camera có thể điều kiện bằng giọng nói hoặc cử động bàn tay.

Nói về những việc cần làm ngay trong thời gian tới, TBT Lê Quốc Minh cho rằng: Các cơ quan báo chí cần phải thúc đẩy để ban hành những quy định pháp lý nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của báo chí, để không bị sử dụng và phân tích bởi các hệ thống AI mà không có sự chấp thuận và không có đền bù tài chính thỏa đáng. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần xác định rõ đối tượng độc giả, thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới có biên lợi nhuận cao mà không bị lệ thuộc vào các nền tảng công nghệ. TBT Lê Quốc Minh cũng gợi ý, nguồn thu từ độc giả cũng phải được coi là nguồn thu chính đem lại sự phát triển bền vững cho mỗi tòa soạn. Ưu tiên công nghệ nhưng không có nghĩa là ưu tiên mạng xã hội, mà đã đến lúc cần kéo độc giả trở lại với website của báo chí.

Phần 2: Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí

PV

Đọc toàn bộ bài viết