Dự báo thời tiết hôm nay mới nhất trên VTV được cập nhật hàng ngày giúp chúng ta có thông tin tương đối chính xác; từ đó lên dự định cho những ngày tới mà không lo bị ảnh hưởng thời tiết xấu bất kỳ. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia; Top 10 Việt Nam đưa lên tin tức thời tiết mới nhất, nhanh chóng nhất. Xem ngay bảng dự báo thời tiết 3 ngày tới tại dự báo thời tiết VTV hôm nay.
Dự báo thời tiết hôm nay và 3 ngày tới (2020)
Dự báo thời tiết hôm nay
*Cập nhật: 08:50 ngày 01/10/2020
Phân tích và dự báo xu thế thời tiết 3 ngày từ ngày 30/9 đến ngày 02/10 theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương và Đài khí tượng Thủy văn cho biết, hôm nay, ở Bắc Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa từ 30-70mm/24h, có nơi trên 100mm/24h). Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ chiều tối nay đến ngày mai, ở phía Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 01/10 và nhiệt độ các vùng trên cả nước
Dự báo khi hậu thời tiết 7 vùng miền trên cả nước
Dự báo thời tiết là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống thường ngày. Do đó, chúng ta nên xem dự báo thời tiết trước khi ra đường để đảm bảo hành trình cuộc sống. Đặc biệt khi bạn có ý định đi chơi, du lịch hãy tìm hiểu trước đặc điểm khí hậu từng vùng để có sự chuẩn bị đồ dùng hợp lý.
1. Phía Tây Bắc Bộ
Có thể nói Tây Bắc Bộ là vị trí địa lý đầu nguồn của mảnh đất Việt Nam hình chữ S. Nơi đây là vùng núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Tây Bắc Bộ thuộc 1 trong 3 tiểu vùng Bắc Bộ; bao gồm 6 tỉnh thành là: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Đặc điểm địa hình Tây Bắc Bộ
Tây Bắc Bộ có địa hình núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km. Với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà).
Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Văn hóa – Dân cư Tây Bắc Bộ
Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái. Tây Bắc nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số lớn nhất khu vực này. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,… Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc.
Nơi đây là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt. Vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, Tạng Miến. Với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Vùng sườn núi là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công. Còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Thái – Kadai. Điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác.
Đặc điểm khí hậu thời tiết phía Tây Bắc Bộ
Nơi đây đón nền khí hậu chung, không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực. Nhưng sự biểu hiện của Tây Bắc Bộ không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều,
Dự báo thời tiết Tây Bắc Bộ trái với vùng Đông bắc. Nơi đây có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt. Làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 °C.
Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm; sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn. Trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió “phơn” (hay quen được gọi là “gió lào”); được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi; việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ.
2. Phía Đông Bắc Bộ
Giáp với Tây Bắc là vùng Đông Bắc Bộ. Về mặt hành chính, vùng Đông Bắc hiện nay gồm 9 tỉnh với diện tích trên 5,661 triệu ha (tỷ lệ 8,9% so với tổng diện tích cả nước). Với 9.140.142 dân (tỷ lệ 15,2% so với tổng dân số cả nước); bình quân khoảng 170 người trên 1 cây số vuông.
Đặc điểm địa hình Đông Bắc Bộ
Bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du phía Bắc (phần phía đông dãy Hoàng Liên Sơn). Vùng này có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng (đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi không cao lắm (1000 m ÷ < 3000 m); nằm theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc – Tây Nam, Bắc-Nam, chụm lại hướng về phía dãy núi Tam Đảo. Dãy núi không ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đông.
Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam (> 3001 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào.
Đặc điểm khí hậu thời tiết phía Đông Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng vì địa hình cao; lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo. Vào mùa Đông có gió Bắc thổi mạnh, rất lạnh, còn mùa hè mát mẻ. Do đó dự báo thời tiết Đông Bắc Bộ có khí hậu cận nhiệt ẩm. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể có lúc nhiệt độ xuống dưới 0°C và có băng giá; đôi khi có tuyết rơi. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Phá đường” từng nhắc đến cái rét ở đây: “Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế”.
3. Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng Sông Hồng là khu vực có diện tích lớn nhất miền Bắc, thuộc vùng eo Bắc Bộ; là một trong 3 tiểu cùng của miền Bắc việt Nam. Nơi đây có diện tích 14860 km², tỷ lệ khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước. Khu vực Đồng bằng sông Hồng có đến 10 tỉnh thành và Hà Nội là vùng đất lớn thuộc bản đồ nơi đây.
Tình hình dân cư đồng bằng Sông Hồng
Dân số khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay là 22 543 607 ( thống kê 1/4/2019) chiếm khoảng 22% tổng dân số cả nước; bình quân khoảng 1.060 người trên 1 cây số vuông. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước. Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường.
– Nơi đây có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
– Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.
– Dân cư đồng bằng Sông Hồng có lịch sử khai phá lâu đời. Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống… Với 2 trung tâm KT-XH là Hà Nội và Hải Phòng.
Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng
Toàn bộ miền đồng bằng sông Hồng nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại nền đá ở vùng Đông Bắc. Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000 mét. Trên cùng là lớp phù sa Holocen dày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng; và càng xa trung tâm thì càng mỏng dần.
Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên; điển hình là ô trũng Hà Nam Ninh; ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan. Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ.
Đặc điểm khí hậu thời tiết Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng bằng Sông hồng có diện tích đất nông nghiệp lớn, khoảng 760.000 ha. Trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng.
Dự báo thời tiết khu vực Dồng Bằng Sông Hồng là vùng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô. Do đó làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km.Vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch). Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải – Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn…
4. Bắc Trung Bộ
Theo hệ thống phân vùng địa lý Việt Nam, Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh- Nghệ- Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần- Lê. Do đó, mối quan hệ của người Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung.
Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Tiến, Bãi biển Hải Hòa, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển Thiên Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Cửa Tùng, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô. Nơi đây có nhiều khoáng sản quý; đặc biệt là đá vôi nên có điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dưng. Đây là ngành quan trọng nhất của vùng.
Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm phân bố không đồng đều. Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế với quy mô vừa và nhỏ.
Đặc điểm địa hình Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Nơi đây có hệ thống sân bay, các bến cảng và các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Bắc Trung Bộ là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước; tạo điều kiện cho viêc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Myanmar
Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp. Phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Lào, phía đông là biển Đông. Cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lý. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế.
Đặc điểm khí hậu thời tiết Bắc Trung Bộ
Dự báo thời tiết khu vực Bắc Trung Bộ vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng đông bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ. Đến mùa hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa tây nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng. Vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C; trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.
5. Duyên Hải Nam Trung Bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía nam thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển giáp với Tây Nguyên và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế và hình thành nền kinh tế mở.
Vùng Nam Trung Bộ hiện nay bao gồm 8 tỉnh với diện tích hơn 4,5 triệu ha (tỷ lệ 13,6% so với tổng diện tích cả nước) với trên 10 triệu dân (tỷ lệ 10,7% so với tổng dân số cả nước), bình quân 230 người trên 1 cây số vuông.
Đặc điểm địa hình Duyên Hải Nam Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đặc sắc. Là một dải lãnh thổ hẹp, phía tây là sườn Đông của Trường Sơn Nam, ôm lấy Tây Nguyên rộng lớn, phía đông là Biển Đông. Phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, còn phía nam là Đông Nam Bộ.
Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển nói ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thủy sản. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta; đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng, đá ốp lát, nước khoáng, vàng…
Đặc điểm khí hậu thời tiết Duyên Hải Nam Trung Bộ
Là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ; phía Nam đèo Hải Vân tương tự như phía bắc đèo Hải vân. Tuy nhiên dự báo thời tiết Duyên Hải Nam Trung Bộ có cao hơn và thỉnh thoảng có những đợt lạnh mùa đông tuy không dài; ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không lớn như ở Bắc Trung Bộ
Một đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miến khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.
6. Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng cao nguyên liền kề với tổng diện tích rộng khoảng 54.7 nghìn km² (Tỷ lệ 16,4% so với tổng diện tích cả nước) với gần 5,7 triệu dân. Các tỉnh Tây Nguyê xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ đầu xuống cuối gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Đặc điểm địa hình Tây Nguyên
Hiện nay rất nhiều người dân sinh sống tại Tây Nguyên nhầm lẫn Tây Nguyên là một vùng riêng biệt, không thuộc Miền nào. Tuy vậy, Tây Nguyên là một trong 3 tiểu vùng thuộc miền Trung – Việt Nam, hay là Tây – miền Trung. Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển. Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như Cà phê, Ca cao, Hồ tiêu, Dâu tằm.
Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng. Có trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn. Tây nguyên có thể coi là mái nhà của Miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.
Đặc điểm khí hậu thời tiết Tây Nguyên
Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, dự báo thời tiết Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m. Khí hậu tương đối mát và mưa nhiều; riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.
7. Vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 62.8%. Nơi đây gồm 6 tỉnh thành là: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.
Đặc điểm địa hình Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, có độ cao bề mặt dao động từ khoảng 750m (H.Bù Gia Mập, Bình Phước – giáp ranh cao nguyên Mơ Nông) xuống 1m (H.Bình Chánh, TP.HCM – giáp ranh đồng bằng sông Cửu Long).
Hơn 70% diện tích của vùng có độ cao trên 50m. Chủ yếu là các đồi thấp xen bưng bàu trũng; địa hình cao và lượn sóng mạnh ở phía bắc, giảm dần về phía nam. Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng ít. Cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn hàng bậc nhất cả nước. Đông Nam Bộ có tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng; trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại.
Đặc điểm khí hậu thời tiết Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ nằm trong miền khí hậu phía Nam. Dự báo thời tiết Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo; với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu Đông Nam Bộ tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
8. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng Tây Nam Bộ, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây. Đồng bằng sông Cửu Long có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích lớn nhất Việt Nam (40.547,2 km²) và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người.
Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp.
Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Bao quanh vùng đồng bằng sông Cửu Long là miền Biển Việt Nam. Do đó ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này.
Đặc điểm khí hậu thời tiết đồng bằng sông Cửu Long
Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo; do đó thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp. Đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ; thì biến đổi khí hậu và hiện tượng hâm nóng toàn cầu sẽ làm mực nước biển dâng lên. Nếu dâng một mét thì 20% đồng bằng châu thổ sẽ bị đe dọa. Dâng hai mét diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị xóa còn phân nửa, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống 15 triệu dân.
Trên đây là dự báo thời tiết mới nhất được cập nhật từ trung tâm khí tượng thủy văn. Hy vọng có thể hỗ trợ bạn lên lịch trình thuận lợi trong cuộc sống!
Top 10 Việt Nam là Cộng đồng đánh giá chất lượng dịch vụ, sản phẩm, công ty, thương hiệu, Shop…uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi luôn cập nhật và lắng nghe sự góp ý và phản hồi của bạn đọc để hoàn thiện Cộng đồng chung!