Enneagram là gì? Test 9 tính cách trong Enneagram

7 tháng trước 81

Việc hiểu rõ bản thân là chìa khóa giúp bạn hiểu được mục đích cũng như xác định được mục tiêu của mình trong cuộc sống. Vì vậy mà nhiều bài test tính cách được ra đời, nổi bật là Enneagram. Vậy Enneagram là gì? Có những nhóm tính cách nào? Cùng Vieclam.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Enneagram là gì? Test 9 tính cách trong EnneagramEnneagram là gì? Test 9 tính cách trong Enneagram

I. Enneagram là gì?

Enneagram là một mô hình hệ thống phân loại tính cách của con người dựa trên các khía cạnh tâm lý và hành vi. Hệ thống này phân loại tính con người thành 9 loại tính cách cơ bản, mỗi loại có đặc điểm, cách suy nghĩ, cảm xúc và hành vi riêng biệt.

Nói một cách đơn giản, Enneagram là một công cụ giúp bạn hiểu rõ, đánh giá sự phát triển của bản thân và cải thiện mối quan hệ xã hội. Enneagram có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực như tâm lý học, quản lý, quan hệ tình cảm và gia đình. Hệ thống này không chỉ giúp nhìn nhận chính mình mà còn thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ về tư duy.

Enneagram là một mô hình tâm lý được sử dụng để phân loại và hiểu tính cách của một cá nhânEnneagram là một mô hình tâm lý được sử dụng để phân loại và hiểu tính cách của một cá nhân

II. Các tính cách trong Enneagram

1. Người cầu toàn (Reformer/ Perfectionist)

Người cầu toàn (The Reformer/ Perfectionist) là nhóm người sống vì lẽ phải, nguyên tắc, có xu hướng đặt ra những tiêu chuẩn rất cao cho bản thân và người khác. Họ luôn cố gắng hoàn thiện mọi vấn đề và công việc mà họ đảm nhận, tránh gây ra lỗi sai và ghét bị hiểu nhầm hay buộc tội.

Người cầu toàn có khả năng nhìn thấy các chi tiết nhỏ và có khả năng phân tích sắc bén. Vậy nên hộ rất tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi việc. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến sự căng thẳng và áp lực. Vì họ luôn cảm thấy không bao giờ đạt đến được mức độ hoàn hảo mà họ mong muốn.

Người cầu toàn (Reformer/ Perfectionist)Người cầu toàn (Reformer/ Perfectionist)

2. Người giúp đỡ (Helper/ Giver)

Người giúp đỡ (Helper/Giver) là người có xu hướng chăm sóc và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người khác. Họ có lòng nhân ái, chân thành và thường cảm thấy hạnh phúc khi bản thân có hỗ trợ, giúp đỡ ai đó.

Người giúp đỡ thường có khả năng lắng nghe tốt, sẵn lòng đưa ra lời khuyên, thậm chí cho đi cả những thứ vượt giới hạn của bản thân. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu của nhóm người này. Việc dễ dàng cho đi và sẵn lòng đáp ứng yêu cầu của người khác có thể khiến họ dễ bị lợi dụng, cảm thấy mệt mỏi và rước phiền phức cho bản thân.

Người giúp đỡ (Helper/ Giver)Người giúp đỡ (Helper/ Giver)

3. Người tham vọng (Achiever/ Performer)

Đây là nhóm người có động lực và khát khao vượt qua mọi thử thách để đạt được thành công và hoàn thiện mục tiêu của mình. Họ thường đặt ra những mục tiêu cao và kiên trì, nỗ lực để đạt được chúng. Sự công nhận từ xã hội là động lực để họ đạt được những gì mình khao khát.

Người tham vọng (Achiever/ Performer)Người tham vọng (Achiever/ Performer)

Người tham vọng thường có lòng kiên nhẫn và khả năng lập kế hoạch, không ngại đối mặt với những thách thức và áp lực để tiến tới thành công.  Điểm yếu của nhóm người này là thay vì họ nghĩ giá trị nằm ở quá trình và bản chất con người mình thì chỉ kết quả, danh vọng họ đạt được cao nhất mới có giá trị.

Xem thêm: Trắc nghiệm Holland định hướng nghề nghiệp miễn phí cho bạn

4. Người cá tính (Individualist/ Romantic)

Người cá tính (Individualist/Romantic) là nhóm người theo chủ nghĩa cá nhân, thích sự lãng mạng. Nên họ thường có tâm hồn nghệ sĩ và khao khát sự tự do, thoải mái thể hiện cá tính bản thân. Họ rất sáng tạo và có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống cũng như thấu hiểu cảm xúc của bản thân.

Người cá tính (Individualist/ Romantic)Người cá tính (Individualist/ Romantic)

5. Người lý trí (Investigator/ Observer)

Nhà điều tra hoặc người quan sát là những danh xưng được gọi đối với nhóm người lý trí. Họ là những người có khả năng phân tích sự việc, tình huống hoặc vấn đề một cách chi tiết và khách quan. Họ có khả năng quan sát sắc bén, phân tích logic và lập luận chặt chẽ.

Nhóm người này thường rất kiên nhẫn và tỉ mỉ trong việc thu thập thông tin, tìm hiểu vấn đề và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau để khám phá những chi tiết nhỏ nhất mà người khác có thể bỏ qua. 

Người lý trí (Investigator/ Observer)Người lý trí (Investigator/ Observer)

Với tính cách phân tích và tỉ mỉ, họ sẽ luôn cần không gian riêng tư để tập trung. Điều này dẫn đến họ tự cô lập chính mình, tách biệt với người khác, ngại giao tiếp và luôn đề cao cảnh giác.

6. Người trung thành (Loyalist/ Loyal Skeptic)

Nhóm người này luôn đặt sự trung thành lên hàng đầu. Họ có xu hướng tìm kiếm sự ổn định và đáng tin cậy. Họ thường tìm kiếm những nguyên tắc, quy tắc và giá trị rõ ràng để dựa vào. Và có thể trung thành với một ý tưởng, một nguyên tắc hoặc một người mà họ tin tưởng và cảm thấy an toàn.

Người trung thành có khả năng nhận biết trước rủi ro, vậy nên họ luôn cảnh giác và chuẩn bị mọi việc thấu đáo. Những người thuộc nhóm tính cách này là những người thực tế, có khả năng xác định và đối mặt với khó khăn một cách hợp lý.

Người trung thành (Loyalist/ Loyal Skeptic)Người trung thành (Loyalist/ Loyal Skeptic)

Xem thêm: Burn out là gì? Giải pháp để giới trẻ thoát khỏi triệu chứng Burn out

7. Người nhiệt tình (Enthusiast/ Epicure)

Người nhiệt tình thường có tinh thần tích cực, lạc quan, thích khám phá, trải nghiệm ở mọi lịch vực và khía cạnh trong cuộc sống. Họ mong muốn tìm hiểu và thích thú với những điều độc đáo, mới mẻ.

Tính cách của người nhiệt tình thường rất hòa đồng và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội. Họ thường có khả năng giao tiếp tốt và có thể tạo được sự kết nối với người khác. Họ có thể truyền cảm hứng cho người khác và tạo ra một không khí tích cực, sôi động trong mọi hoạt động mà họ tham gia. Điểm yếu của nhóm tính cách này chính là sự thiếu kiên nhẫn, dễ bị lay động và mất tập trung.

Người nhiệt tình (Enthusiast/ Epicure)Người nhiệt tình (Enthusiast/ Epicure)

8. Người thách thức (Challenger/ Protector)

Người thách thức (Challenger) là nhóm người có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Họ không sợ thách thức, mà thậm chí tìm kiếm những tình huống khó khăn để vượt qua giới hạn và khám phá những tiềm năng mới.

Người thách thức thường không chấp nhận sự chắp vá hay tình trạng hiện tại, mà luôn tìm kiếm cách để đưa ra những ý tưởng mới, đảo lộn thứ tự hiện tại và tạo ra sự thay đổi tích cực. Họ có thể đặt ra những câu hỏi phản đối, đưa ra quan điểm độc đáo, thách thức những quy tắc và giả định hiện tại. Tuy nhiên, cũng vì tính cách này mà họ có thể trở nên độc đoán và kiểm soát quá mức.

Người thách thức (Challenger/ Protector)Người thách thức (Challenger/ Protector)

9. Người ôn hòa (Peacemaker/ Mediator)

Theo nghiên cứu của Truity và nhiều nguồn tin đáng tin cậy khác, nhóm người ôn hòa (Peacemaker/ Mediator) là nhóm có độ phổ biến cao.

Nhóm người ôn hoà (The Peacemaker) có tính cách cởi mở, dễ chịu và luôn biết đồng cảm với những người xung quanh. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tinh thần và sự hài hoà trong một nhóm. Những người ôn hoà thường thể hiện sự linh hoạt và sẵn lòng thích nghi với mọi tình huống. Đồng thời thể hiện tinh thần hợp tác cao độ và sự nhượng bộ để duy trì không khí hòa thuận. 

Họ thường hy sinh lợi ích cá nhân để hòa hợp với mọi người. Tuy nhiên, do sự nhẫn nhịn quá lâu, đôi khi họ có thể bùng nổ vì cảm giác bị đè nén.

Người ôn hòa (Peacemaker/ Mediator)Người ôn hòa (Peacemaker/ Mediator)

III. Ứng dụng của Enneagram trong cuộc sống

Enneagram không chỉ là một công cụ phân tích tâm lý mà còn là chìa khóa giúp bạn mở ra vô số cánh cửa trong việc hiểu bản thân và cải thiện các mối quan hệ xã hội.

Ví dụ, nếu bạn thuộc nhóm Người cầu toàn, bạn sẽ tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc. Tính cách này giúp bạn nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp và cấp trên. Tuy nhiên, bên kia mặt trái, bạn có thể dễ bị mắc kẹt trong những chi tiết nhỏ để đảm bảo mọi thứ hoàn hảo. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp.

Một lời khuyên dành cho bạn là hãy đặt kỳ vọng thực tế cho bản thân và người khác. Hãy thoải mái và hãy nhớ rằng hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo.

Ứng dụng của Enneagram trong cuộc sốngỨng dụng của Enneagram trong cuộc sống

Tương tự, nếu bạn là Người giúp đỡ, mong muốn được chấp nhận có thể khiến bạn khó lòng từ chối. Sự tận tụy này giúp bạn có sự yêu quý từ mọi người. Tuy nhiên, nếu không biết tự giới hạn, bạn có thể dễ dàng bị quá tải vì phải chăm sóc quá nhiều việc.

Để cải thiện tình trạng này, hãy đặt ra ranh giới cho bản thân. Khi làm việc, hãy quyết định thời gian và không gian riêng cho mình. Hãy nhớ rằng công việc của bạn cũng rất quan trọng, đừng lãng phí quá nhiều thời gian và nỗ lực vào việc giúp đỡ người khác.

Xem thêm: Chỉ số PQ là gì? Người chỉ số PQ cao phù hợp với nghề nào?

IV. Mối liên hệ của Enneagram với các bài test tính cách khác

Có thể thấy hiện nay có rất nhiều bài test tính cách, liệu Enneagram có mối liên hệ với những bài test tính cách nào khác hay không? Cùng tìm hiểu trong phần viết sau nhé.

1. Enneagram và MBTI

Theo nhiều nghiên cứu Enneagram và MBTI là hai công cụ giúp phân loại tính cách, hiểu rõ điểm mạnh, yếu cũng như cách nhìn nhận vấn đề, tư duy trong việc định hình nên con người chúng ta.

Mô hình MBTIMô hình MBTI

Enneagram giúp chiếu sáng mục tiêu và đích đến mà chúng ta hướng tới, bên cạnh việc khai thác sâu vào động lực, nỗi sợ và mong muốn cá nhân.

Ngược lại, MBTI mang đến cái nhìn về phương tiện và các xu hướng hành động để con người chúng ta có thể chinh phục ước mơ và mục tiêu của mình.

Đặc biệt, sự tương quan giữa các loại MBTI và Enneagram không khó để nhận ra, với những cặp đối sánh đáng chú ý như sau, theo Typology Wiki:

  • The Reformer/ Perfectionist với ISTJ
  • Helper/ Giver với ENFJ
  • Achiever/ Performer với ESTP
  • Individualist/ Romantic với INFP
  • Investigator/ Observer với INTP
  • Loyalist/ Loyal Skeptic với ISFJ, ISTJ
  • Enthusiast/ Epicure với ENFP, ENTP
  • Challenger/ Protector với ENTJ, ESTJ
  • Peacemaker/ Mediator với ISFP

Cần nhấn mạnh rằng những phân loại tính cách này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lúc nào chúng cũng chính xác tuyệt đối. 

2. Enneagram và DISC

Mối liên kết giữa DISC và Enneagram là sự cung cấp các phương pháp và công cụ để hiểu và phân loại tính cách con người. Mặc dù hai hệ thống này có cách tiếp cận và phân loại khác nhau, nhưng cả DISC và Enneagram đều giúp chúng ta khám phá và nắm bắt các khía cạnh khác nhau trong tính cách con người.

Mô hình DISCMô hình DISC

DISC tập trung vào hành vi và cách mà con người tương tác với xã hội, trong khi Enneagram tập trung vào cơ sở bản chất và động cơ của con người. DISC phân loại theo bốn yếu tố chính: Định hướng, Tương tác, Ổn định và Tuân thủ. Trong khi đó, Enneagram phân loại theo chín loại tính cách cơ bản, mỗi loại tính cách có một cách tiếp cận và triển khai độc đáo đối với cuộc sống và mục tiêu.

Mặc dù không có mối liên kết chính xác giữa DISC và Enneagram, nhưng có thể sử dụng cả hai hệ thống để có cái nhìn toàn diện về tính cách con người. Khi sử dụng kết hợp DISC và Enneagram, chúng có thể cung cấp thêm thông tin giúp hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh khác nhau trong tính cách của mình. Giúp chúng ta nhận thức toàn diện hơn về bản thân và tăng cường mối quan hệ cá nhân hay công việc.

Xem thêm: Chỉ số IQ là gì? Những điều cần biết về chỉ số thông minh IQ

V. Bài test Enneagram xác định tính cách bản thân

Sau khi hiểu định nghĩa Enneagram cùng những phân loại tính cách của mô hình này, chắc hẳn bạn sẽ tò mò tính cách của mình sẽ thuộc nào. Để xác định được nhóm tính cách của bạn trong Enneagram, bạn có thể thử nghiệm qua các bài test trắc nghiệm miễn phí tại các website phổ biến hiện nay như:

Đọc toàn bộ bài viết