Giá cả không là vấn đề, người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên cao hơn cho giá trị

8 tháng trước 24

Dữ liệu gần đây của TikTok cho thấy người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và khách hàng châu Á nói chung ngày càng ưu tiên giá trị nhiều hơn so với giá cả khi mua sắm. Theo đó, có đến 79% người tham gia khảo sát cho biết hành vi mua sắm của họ bị tác động chủ yếu bởi các nội dung liên quan đến giá trị và chất lượng sản phẩm, thay vì ưu đãi giảm giá.

Xu hướng tìm hiểu chất lượng sản phẩm trước khi ra quyết định

Ở các thị trường như Việt Nam, người tiêu dùng thường có xu hướng chú ý đến đánh giá sản phẩm từ cộng đồng. Theo đó, người dùng ở những quốc gia này tin tưởng vào nội dung giới thiệu sản phẩm – dịch vụ từ cộng đồng những người sáng tạo nội dung trên TikTok, ít phản ứng tích cực với quảng cáo – thông tin khuyến mãi, và ít phụ thuộc vào trực giác khi thực hiện quá trình mua sắm.

 InternetẢnh: Internet

Trong bối cảnh hiện nay, thương hiệu nên tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ gắn kết lâu dài, đồng hành chặt chẽ với người dùng trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng linh hoạt các nhu cầu ngắn hạn về khuyến mãi. Việc đặt người tiêu dùng lên hàng đầu và tập trung vào tạo ra trải nghiệm liền mạch, từ nội dung hấp dẫn đến chiến lược bán hàng tập trung vào lợi ích và giá trị sản phẩm, là yếu tố vô cùng quan trọng mà thương hiệu cần chú ý.

Niềm tin của người tiêu dùng dành cho nội dung sáng tạo trên mạng xã hội

Về phía người tiêu dùng Việt Nam, nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng mở ra cơ hội dễ dàng khám phá thông tin, tìm kiếm nội dung và thậm chí mua sắm trên cùng một ứng dụng, mà không cần phải chuyển đổi giữa các giao diện, thiết bị hoặc nền tảng khác nhau trong quá trình tìm hiểu và mua sắm. Đó là lý do số lượng người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm sản phẩm trên các nền tảng như TikTok tăng lên gấp 1,9 lần so với những công cụ tìm kiếm truyền thống.

 InternetẢnh: Internet

Theo một báo cáo gần đây, 22% người tiêu dùng chỉ chịu ảnh hưởng từ yếu tố thương hiệu, 48% người tiêu dùng cho biết Cộng đồng sáng tạo nội dung có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi mua sắm của họ. Trong khi đó 73% người tiêu dùng đã và đang tham gia một cách linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tạo ra nội dung thông qua việc tham gia vào các trào lưu mới hoặc chia sẻ ý kiến trong những bình luận và các hoạt động khác.

Không chỉ Gen Z, các thế hệ trước cũng làm quen với mua sắm online

Xu hướng mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội đã trải qua sự biến đổi đáng kể trong các nhóm Gen X (sinh ra từ 1965 đến 1980) và Boomers (sinh ra từ 1946 đến 1964). Xu hướng này cho thấy các thế hệ trước không chỉ xem quảng cáo truyền hình, mà còn tìm kiếm thông tin sản phẩm trên Internet. Có thể thấy, mạng xã hội không chỉ là một phương tiện giải trí và cộng đồng dành cho giới trẻ, mà còn là một không gian đa dạng và thuận tiện cho việc tìm kiếm và mua sắm cho mọi khách hàng ở những lứa tuổi khác nhau.

 InternetẢnh: Internet

Mặt khác, các doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng và xây dựng chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội, từ đó đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm của những doanh nghiệp Việt mới nổi thường mang đến sự đa dạng và cá nhân hóa nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người tiêu dùng. Ngoài ra, dịch vụ khách hàng của các doanh nghiệp nhỏ thường có sự tiếp cận tốt hơn, tạo ra ấn tượng tích cực và hỗ trợ xây dựng cộng đồng.

Lời kết

Để đối mặt với sự biến đổi liên tục của hành vi tiêu dùng, các nhà tiếp thị cần phân tích và hiểu rõ hành vi tiêu dùng của người Việt nhằm dự đoán các xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam trong tương lai. Bằng cách nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng như kinh tế, xã hội, văn hóa và công nghệ, các nhà tiếp thị có thể xác định xu hướng tiêu dùng và tạo ra kế hoạch tiếp thị hiệu quả để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Đọc toàn bộ bài viết