Giải quyết tranh chấp đất đai theo luật mới đã có những điểm được cải thiện và bổ sung. Theo đó, việc tranh chấp đất đai giữa các bên về mối quan hệ trong đất sẽ được giải quyết theo cách mới. Vậy hãy cùng xem những điểm mới trong luật đất đai là gì nhé!
Thế nào được gọi là tranh chấp đất đai?
Hiện nay còn khá nhiều quan niệm khác nhau khi hiểu về việc tranh chấp đất đai. Cụ thể có người hiểu rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Hoặc cũng có người hiểu đó là mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ đất đai. Chẳng hạn như tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất, địa giới hành chính, mục đích sử dụng…
Vậy thế nào mới là cách hiểu đúng?
Cách hiểu đúng về tranh chấp đất đai được ghi cụ thể trong khoản 24, điều 3 của Luật đất đai 2013: Tranh chấp đất đai là sự tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa 2 hoặc nhiều bên trong mối quan hệ đất đai.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng khái niệm hiểu về tranh chấp đất đai được ghi trong luật dân sự về tranh chấp đất đai rất đầy đủ. Khái niệm này bao hàm cả việc tranh chấp cả về quyền sử dụng đất lẫn tài sản trên đất hay địa giới hành chính. Nó bao gồm cả 2 cách hiểu bên trên. Đây chính là điểm mới trong luật tranh chấp đất đai và nó áp dụng cho cả luật tranh chấp đất đai gia đình.
Giải quyết tranh chấp đất đai theo luật mới như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều dạng tranh chấp đất đai khác nhau. Bởi vậy mà luật đất đai 2013 cũng đã phân ra thành 2 hệ thống cơ quan xét xử các tình huống tranh chấp đất đai. Đó là Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân. Như vậy điểm bổ sung thêm chính là có thêm cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai là tòa án nhân dân.
Khi nào thì cần tới Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai?
Thông thường theo luật cũ thì việc tranh chấp đất đai sẽ được đưa lên UBND cấp xã để giải quyết. Thế nhưng cách giải quyết tranh chấp đất đai theo luật mới đã khác. Bởi đã có thêm một cơ quan để giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân.
Trong trường hợp việc tranh chấp đất đai đã được giải quyết tại UBND cấp xã nhưng chưa đạt được sự thồng nhất thì sẽ đưa ra tòa án nhân dân.
Cách giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân
- Tranh chấp đất đai mà đương sự sở hữu giấy chứng nhận hoặc 1 trong các loại giấy tờ theo quy định tại điều 100 luật đất đai. Cùng với đó là sự tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.
- Trường hợp ngược lại không có giấy tờ chứng nhận hoặc giấy tờ theo quy định tại điều 100 thì đương sự sẽ chỉ được chọn 1 trong 2 cách sau:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 điều này.
- Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trường hợp lựa chọn giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền
Những trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân hay cộng đồng lựa chọn theo cách giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền sẽ do chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Còn nếu như giải quyết không đồng tình thì có thể chọn lựa phương án đem ra tới Tòa án nhân dân theo luật tố tụng dân sự.
Như vậy đây là cách giải quyết tranh chấp đất đai theo luật mới nhất được ban hành từ 2013. Mọi người cần chú ý để biết về điểm mới này khi có sự cố tranh chấp đất đai nào đó nhé!