Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy nhịp sinh học có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của tóc. Nhịp sinh học là một phần của giấc ngủ. Chình vì vậy, một giấc ngủ kém chất lượng chính là “thủ phạm” ảnh hưởng đến vẻ đẹp của mái tóc. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm khám phá thiếu ngủ ảnh hưởng như thế nào đến mái tóc nhé!
1. Mối liên hệ giữa giấc ngủ và mái tóc
1.1 Sự kích hoạt của Gen BMAL1
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhịp sinh học ảnh hưởng đến chức năng của da và tóc. Cụ thể, nhịp sinh học điều chỉnh hoạt động của tế bào gốc trong nang tóc và chu kỳ phát triển của tóc. Có một gen đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh nhịp sinh học, là gen BMAL1. Hoạt động của gen này được điều chỉnh bởi chất lượng giấc ngủ.
Khi thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng, nhịp sinh học cơ thể bị rối loạn. Một biểu hiện rõ ràng của tình trạng này là cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, thời gian đi ngủ, thức dậy không đồng nhất. Kết quả của sự rối loạn nhịp sinh học là gen BMAL1 được kích hoạt và phát ra tín hiệu chấm dứt giai đoạn tăng trưởng của tóc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mái tóc.
1.2 Thiếu ngủ ảnh hưởng như thế nào đến mái tóc?
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng tóc gãy rụng, bao gồm di truyền, căng thẳng, rối loạn nội tiết tố, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc tóc không đúng cách. Thói quen thức khuya cũng có thể khiến mái tóc trở nên yếu và mảnh mai.
Mất ngủ và thức khuya có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, khiến tình trạng tóc thêm nghiêm trọng.
Thức khuya thường xuyên có thể gây ra tình trạng rụng tóc, do thói quen này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng – một hormone cần thiết cho sự phát triển tóc. Stress do thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến tóc trở nên yếu và rụng, được gọi là chứng Telogen effluvium.
Hơn nữa, thói quen thức khuya kéo dài còn làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây stress và suy giảm hệ miễn dịch. Điều này khiến cho quá trình chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn, tóc và nang tóc không nhận được đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tóc yếu và gãy rụng triền miên.
Nếu bạn bị rụng tóc kèm tình trạng mất ngủ, căng thẳng thường xuyên hoặc thói quen thức khuya kéo dài liên tục thì có thể xác định “kẻ đầu sỏ” phá hỏng mái tóc của bạn chính là giấc ngủ đấy!
Nếu không khắc phục sớm, dễ đến tình trạng hói đầu, gây mất tự tin cùng nhiều rắc rối trong công việc và các mối quan hệ. Chình vì vậy, hãy cố gắng sắp xếp lại cuộc sống và lập kế hoạch làm việc, học tập hợp lý để giảm tần suất thức khuya xuống mức thấp nhất nhé!
2. Ngủ đủ giấc có giúp mái tóc chắc khỏe và mọc lại không?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và phục hồi của các tế bào tóc. Trong quá trình ngủ, cơ thể sản xuất ra các hormone cùng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tái tạo tóc.
Một trong những hormone quan trọng được sản xuất trong quá trình ngủ là melatonin. Melatonin không chỉ giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ mà còn có tác động đến sự phát triển tóc. Khi bạn ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản xuất đủ lượng melatonin cần thiết hỗ trợ quá cho trình mọc lại tóc, từ đó giúp giảm tình trạng tóc thưa và rụng.
Melatonin tiết ra mạnh nhất sau 10 giờ đêm. Vì vậy, để tối ưu hóa quá trình này, một giấc ngủ sâu là điều cần thiết.
Khi chất lượng giấc ngủ được cải thiện, cơ thể sẽ tự động sản xuất melatonin. Lượng melatonin tăng lên dần dần sẽ điều chỉnh quá trình phát triển tóc trở lại mức bình thường. Tình trạng rụng tóc sẽ giảm đi trông thấy.
Khi bạn thiết lập lại thói quen ngủ và duy trì nó trong một thời gian đủ dài, cơ thể mức cortisol cũng được điều chỉnh về mức bình thường, giải phóng cơ thể khỏi trạng thái căng thẳng, thúc đẩy chu kỳ phát triển tóc được diễn ra khỏe mạnh.
Bên cạnh việc ngủ đủ giấc, cũng cần giữ cho tinh thần thoải mái và tránh stress. Khi 2 vấn đề này được cải thiện, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ dần cải thiện. Chúng đóng vai trò như một loại “thần dược” tự nhiên giảm tình trạng rụng tóc một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc ngủ đủ giấc chỉ là một yếu tố trong quá trình phục hồi tóc. Các yếu tố khác như chế độ ăn uống, chăm sóc tóc, và sức khỏe tổng thể cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu bạn gặp vấn đề tóc thưa và rụng nhiều, nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
3. Gợi ý các mẹo cải thiện tình trạng rụng tóc
3.1 Bổ sung đủ dưỡng chất
Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong quá trình khôi phục tóc yếu và tóc gãy rụng. Các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, B, C, D, E, kẽm, sắt và biotin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và phục hồi tóc.
- Vitamin A giúp duy trì sự khỏe mạnh của tóc và da đầu. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong các loại rau xanh đậm như rau cải xanh, cà chua và cà rốt.
- Nhóm vitamin B bao gồm các vitamin như Biotin, Niacin (vitamin B3), và Pantothenic acid (vitamin B5) có vai trò quan trọng trong sự phát triển và đem đến sự chắc khỏe cho tóc. Bạn có thể tìm thấy chúng trong thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, hạt điều, đậu, và cá.
- Vitamin C đóng vai trò trong việc sản xuất collagen, tăng độ đàn hồi cho sợi tóc. Cam, quả kiwi, ổi,.. kà các loại trái cây chứa nhiều vitamin C mà bạn nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
3.2 Sử dụng sản phẩm dưỡng tóc có nguồn gốc tự nhiên
Chăm sóc tóc từ bên ngoài cũng là một phần quan trọng trong việc khôi phục tóc yếu và gãy rụng. Sản phẩm dưỡng tóc nên chứa các thành phần tự nhiên giúp tái tạo và phục hồi tóc hư tổn. Dưới đây là một số loại dầu dưỡng tốt cho tóc:
- Tinh dầu bưởi: Tinh dầu bưởi chứa các chất như limonene và geraniol, có khả năng nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn, giảm tình trạng rụng tóc và kích thích sự phát triển của tóc.
- Tinh chất nha đam: Nha đam cung cấp nước, vitamin và khoáng chất, giúp khôi phục tình trạng tóc bị hư tổn do thói quen thức khuya. Bạn có thể sử dụng gel chiết xuất từ nha đam hoặc nha đam tươi ủ tóc, để đạt được hiệu quả tốt.
- Tinh chất Dầu dừa: Dầu dừa là cái tên quá quen thuộc với chị em trong hành trình tìm lại lại mái tóc chắc khỏe. Đây là sản phẩm rất hiệu quả để kích thích mọc tóc và nuôi dưỡng tóc óng mượt.
XEM THÊM: Bôi dầu dừa lên tóc trước khi đi ngủ có tốt không? Nên lưu ý điều gì?
Ngoài ra, còn có nhiều loại tinh dầu dưỡng tóc khác như dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu argan, và dầu hướng dương mà bạn có thể tham khảo.
3.3 Massage da đầu
Massage da đầu là một phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để giảm tình trạng rụng tóc. Khi bạn sử dụng dầu dưỡng tóc hoặc trước khi đi ngủ, hãy nhớ thực hiện các động tác massage da dầu.
Thói quen này kích thích lưu thông máu, giúp dưỡng chất phân bổ đều đến tóc và nang tóc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của tóc mới.
3.3 Một số thói quen khác giúp giảm tình trạng gãy, rụng tóc
Để đảm bảo có chất lượng giấc ngủ tốt, cải thiện tình trạng rụng tóc, bạn nên:
- Giữ nhiệt độ phòng ở mức mát mẻ. Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh đều không lý tưởng để thúc đẩy giấc ngủ ngon.
- Tránh sử dụng điện thoại ít nhất 30 phút giờ trước khi đi ngủ
- Giảm ánh sáng đèn để cơ thể dễ dàng chuyển sang trạng thái ngủ.
- Hạn chế ngủ trưa quá lâu (trên 30 phút) để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
- Sử dụng nệm chất lượng từ các thương hiệu uy tín như Amando, Gummi, Vạn Thành, Liên Á, Spring Air, dunlopillo, Aeroflow,…
- Tuân thủ thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn để cơ thể quen với chu kỳ sinh học này
- Tắt wifi và các thiết bị điện tử khác để giảm tiếng ồn và ánh sáng gây mất tập trung.
Những biện pháp này sẽ giúp tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ và đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách, từ đó đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và mái tóc của bạn.
Trên đây, Vua Nệm đã đem đến nhiều thông tin thú vị liên quan đến các nghiên cứu về việc thiếu ngủ ảnh hưởng như thế nào đến mái tóc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm “động lực” để đi ngủ sớm tối nay rồi nhé!
XEM THÊM: