Hai lần thay khớp háng vì hoại tử chỏm xương đùi

5 tháng trước 22

Ông Đông, 66 tuổi, từng thay khớp háng phải vì hoại tử chỏm xương đùi, bệnh không cải thiện, sau 7 năm, ông được chỉ định thay khớp bên còn lại.

cụ bà 68 tuổi khôi phục vận động

Ông Đông (ngụ TP HCM) đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM trong tình trạng đau khớp háng bên trái, đi lại khó khăn. Tình trạng này đã kéo dài hơn một năm. Người bệnh chia sẻ, vào năm 2017, ông từng thay khớp háng bên phải ở một bệnh viện khác do hoại tử chỏm xương đùi. Dù hết đau nhưng các cử động vẫn không được tự nhiên, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Ngày 23/3, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, cho biết hiện tại, khớp háng bên trái của người bệnh cũng bị hoại tử chỏm xương đùi. Đây là tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử xương và sụn. Lâu dần sẽ gây gãy xương dưới sụn, xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ tàn phế rất cao. Để cải thiện tối đa tầm vận động, người bệnh được chỉ định thay khớp háng chuyển động đôi.

bác sĩ vũ thực hiện phẫu thuật thay khớp cho người bệnhBác sĩ Vũ (phải) thực hiện phẫu thuật thay khớp cho người bệnh.

Thông thường, sau khi phẫu thuật, nếu người bệnh dạng khép háng, khiêng vác nặng, ngồi xổm… sẽ buộc khớp háng vận động quá mức, dễ dẫn đến tình trạng trật khớp. Tuy nhiên, nguy cơ giảm đáng kể nếu người bệnh được thay khớp háng chuyển động đôi vì khớp này có biên độ vận động gần gấp đôi so với các loại khớp khác.

Một thách thức khác là khớp háng chuyển động đôi thường được sản xuất theo kích thước của người Châu Âu nên không phù hợp với thể trạng người Việt Nam. Nhằm giải quyết vấn đề này, bác sĩ Vũ đã sử dụng công nghệ in khớp 3D để tạo ra khớp háng nhân tạo chuyển động đôi phù hợp nhất với cơ thể người bệnh. Nhờ đó, phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn, tránh được nguy cơ gãy xương khi lắp khớp nhân tạo, khớp mới cũng bám vào xương chậu chắc hơn, giúp người bệnh vận động tốt hơn.

Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh không còn cảm thấy đau, có thể cử động chân nhẹ nhàng. Đến ngày thứ ba, người bệnh có thể tự đi lại mà không cần dụng cụ hỗ trợ, tự thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân… Tầm vận động của khớp háng cũng được cái thiện đáng kể, có thể gấp gối gần như tối đa, thực hiện được các tư thế khó đối với người sử dụng khớp háng nhân tạo như ngồi xổm, bắt chéo chân… Ông Đông cho biết: “Tôi cảm thấy phục hồi nhanh hơn. 7 năm trước, sau khi mổ chân bên phải, gần 1 tháng tôi mới tự đi lại được, còn lần này chỉ mất 3 ngày. Các động tác dạng khép háng, co duỗi, nâng chân cũng được thực hiện dễ dàng”.

người bệnh đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuậtNgười bệnh đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuật.

Bác sĩ Vũ cho biết, thay khớp háng là một ca phẫu thuật lớn và ẩn chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của y học và công nghệ, mức độ an toàn của phẫu thuật thay khớp háng không ngừng được nâng cao, người bệnh phục hồi nhanh hơn, không bị giới hạn vận động, ít đau, ít mất máu, ít biến chứng, vết mổ nhỏ hơn… Để đạt được những hiệu quả điều trị này, người bệnh cần sớm đi khám khi có dấu hiệu bất thường và phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa về thay khớp.

banner subs ctch content

Cập nhật lần cuối: 02:35 28/03/2024

Đọc toàn bộ bài viết