Hoại tử vạt da sau căng da mặt

3 năm trước 19

Một trong những biến chứng nghiêm trọng sau căng da mặt, có thể gây sẹo và làm hỏng kết quả phẫu thuật, cần được phát hiện và điều trị nhanh chóng

Hoại tử vạt da sau căng da mặt

Hoại tử vạt da là tình trạng khi mô bị chết do thiếu máu vì nhiều nguyên nhân. Các trường hợp bị hoại tử da sau phẫu thuật căng da mặt chiếm 1,1% đến 3,0%. Hoại tử là một biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên tỷ lệ chữa trị thành công cao và có những biện pháp để đảm bảo độ hài lòng về thẩm mỹ cho những bệnh nhân không may bị hoại tử da.

Biểu hiện của hoại tử

Hoại tử trước hết được nhận biết qua màu tím đỏ hoặc tái xanh trên da, do tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc ít phổ biến hơn là do tổn thương tiểu động mạch. Trong một số trường hợp, vạt da xuất hiện tình trạng bong tróc, đóng vảy kèm theo đỏ tấy. Sự thay đổi này ở da thường được ghi nhận sau khi tháo băng trong vòng 24 đến 48 giờ kể từ khi phẫu thuật, và xảy ra phổ biến nhất ở vùng quanh và sau tai. Những vị trí này có nguy cơ cao nhất vì vạt da mỏng nhất, sức căng lớn nhất và máu cung cấp cho vạt phải đi xa nhất so với nguồn cung máu.

hoại tử

Các yếu tố góp phần dẫn đến hoại tử da

Nguyên nhân duy nhất của hoại tử chính là vạt da không được cung cấp đủ máu và vì thế bị chết, một phần hoặc toàn lớp (full-thickness). Các yếu tố khác góp phần làm tổn thương mạch máu của vạt da mặt bao gồm:

  • ổ máu tụ phát hiện muộn
  • bóc tách vạt da quá mỏng
  • khâu vạt da quá căng
  • da bị chấn thương đáng kể do dụng cụ banh miệng vết mổ
  • nhiễm trùng
  • tiền sử bệnh tiểu đường hoặc xạ trị: Các loại thuốc như hóa trị và steroid có thể làm thay đổi quá trình lành vết thương và cũng cần được xem xét trước khi làm phẫu thuật căng da mặt, bạn thậm chí có thể sẽ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ ca phẫu thuật.
  • sử dụng thuốc lá hoặc hút thuốc: Hút thuốc đã được ghi nhận là làm tăng nguy cơ hoại tử da lên gấp 12 lần. Muốn thành công loại bỏ ảnh hưởng của khói thuốc, bệnh nhân phải ngừng tất cả các sản phẩm thay thế thuốc lá và nicotin, bao gồm cả miếng dán da chứa nicotin, ít nhất là 2 tuần trước và sau khi phẫu thuật. Ngay cả khi đã cai thuốc lá, nguy cơ hoại tử vạt da vẫn cao hơn khi so sánh với những bệnh nhân chưa từng hút thuốc.

Chữa trị hoại tử da

Hoại tử da có thể là hoại tử một phần (partial-thickness necrosis) hoặc hoại tử toàn lớp (full-thickness necrosis – hoại tử ăn sâu đến lớp cuối cùng của da và sâu hơn). Trong trường hợp hoại tử một phần độ dày, bệnh nhân có biểu hiện đổi màu da và bong vảy. Những ca này thường có thể được điều trị bằng các biện pháp bảo tồn, chăm sóc vết thương cẩn thận và phần bị hoại tử có thể hồi phục tốt mà không để lại sẹo. Hoại tử toàn lớp sẽ mất nhiều thời gian hơn để điều trị, và có thể dẫn tới các bất thường trên da như rối loạn sắc tố, biến dạng đường nét và để lại sẹo. Điều quan trọng là cần để vết thương tự tiến triển thay vì mạnh tay cắt bỏ phần hoại tử, điều này là để tránh gây tổn thương thêm.

Việc chữa trị hoại tử da thường cho kết quả khả quan, nhưng đôi khi nó có thể để gây biến dạng sắc tố da, sần sùi, để lại sẹo phì đại hoặc sẹo nông trên da. May mắn thay, các khuyết tật da ở sau tai rất dễ ngụy trang. Tiêm steroid cũng sẽ giúp làm phẳng mọi vết sẹo phì đại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kích thước của vùng da bị ảnh hưởng mà bạn có thể cần phẫu thuật chỉnh sửa sẹo hoặc kéo căng da mặt.

Cần lưu ý, những bệnh nhân trải qua phẫu thuật chỉnh sửa kết quả căng da mặt có thể có ít nguy cơ bị hoại tử da hơn vì vạt da của họ đã “quen” với tình trạng chậm tưới máu từ ca phẫu thuật trước và đã cải thiện dòng chảy qua các mạch bị tắc.

Đọc toàn bộ bài viết