Ngành tài chính ngân hàng luôn là một trong những ngành “hot” được nhiều bạn trẻ yêu thích. Thế nhưng, học tài chính ngân hàng ra làm gì, bạn đã biết chưa? Tham khảo ngay những thông tin dưới đây để chuẩn bị hành trang thật tốt trên con đường sự nghiệp sắp tới bạn nhé!
I. Khái niệm ngành tài chính ngân hàng
Ngành tài chính ngân hàng là lĩnh vực quản lý tiền bạc và tài sản, cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay, tiết kiệm, đầu tư và bảo hiểm. Ngành này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, vì thế luôn được xem là ngành “hot” trong mọi thời đại.
II. Việc làm sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng
Vậy học tài chính ngân hàng ra làm gì, cùng tham khảo 11 vị trí tiêu biểu trong ngành ngay dưới đây:
2.1. Nhân viên tín dụng
Nếu bạn chưa biết học tài chính ngân hàng ra làm nghề gì thì nhân viên tín dụng là một trong những vị trí phổ biến nhất. Nhân viên tín dụng có thể làm việc ở các tổ chức như ngân hàng, công ty tài chính, các công ty công nghệ tài chính hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. Công việc bao gồm:
- Phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng.
- Xử lý đơn vay và yêu cầu tín dụng.
- Tư vấn về các sản phẩm tín dụng như vay mượn, tiết kiệm, đầu tư.
- Thu nợ tín dụng của khách hàng đúng hạn.
- Tạo và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Mức lương: từ 7 đến 15 triệu/tháng
2.2. Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là một trong những vị trí được tuyển nhiều nhất trong thời kỳ phục hồi kinh tế. Vị trí này chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm, phát triển và duy trì các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng mới và hiện tại của doanh nghiệp. Công việc của vị trí này thường bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng mới
- Xây dựng mối quan hệ kinh doanh
- Tư vấn và đề xuất giải pháp
- Thương thảo và đàm phán hợp đồng
- Theo dõi và báo cáo kết quả
Mức lương: từ 7 đến 20 triệu/tháng.
2.3. Nhân viên vận hành
Nếu bạn học tài chính và thích làm các công việc vận hành thì có thể tham khảo vị trí này. Tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần có người vận hành và quản lý tài chính. Cụ thể công việc cho vị trí này như sau:
- Phân tích về hiệu suất tài chính của tổ chức hoặc dự án, đồng thời đề xuất các biện pháp cải thiện
- Quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí, và theo dõi việc thu chi
- Tư vấn cho các bộ phận quản lý về các quyết định liên quan đến tài chính và vận hành
- Quản lý rủi ro tài chính
Mức lương: từ 7 đến 20 triệu/tháng.
Có thể bạn quan tâm: Supervisor là gì? Yêu cầu và mức lương vị trí Supervisor
2.4. Nhân viên quản trị rủi ro
Đây là một trong những vị trí yêu cầu cao ở ứng viên. Nhân viên quản trị rủi ro là người chịu trách nhiệm trong việc định danh, đánh giá, và quản lý các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Mô tả công việc cụ thể như sau:
- Xác định các rủi ro tiềm ẩn và thực tế mà công ty có thể đối mặt
- Đánh giá mức độ và tác động của các rủi ro đối với công ty
- Phát triển chiến lược quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản và giảm thiểu tổn thất của công ty
- Giám sát và đánh giá hiệu suất
Mức lương: 10 đến 30 triệu/tháng
2.5. Nhân viên kiểm toán
Rất nhiều sinh viên ngân hàng mong muốn làm việc ở vị trí này. Nhân viên kiểm toán là người chịu trách nhiệm trong việc đánh giá, kiểm tra và xác minh thông tin tài chính và hoạt động kinh doanh của các tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Đây được xem là “cảnh sát” chất lượng trong kinh doanh và sản xuất. Công việc của họ thường bao gồm:
- Kiểm tra các báo cáo tài chính, đảm bảo rằng chúng tuân thủ các quy định kế toán
- Đánh giá và kiểm tra các quy trình và hệ thống nội bộ của tổ chức
- Xác minh và đánh giá chất lượng các sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất
Mức lương: 8 – 25 triệu/tháng. Đặc biệt là lương kiểm toán có thể cao hơn nếu có thâm niên hoặc lên các cấp bậc quản lý.
2.6. Nhân viên thu hồi vốn
Nhân viên thu hồi vốn là người chịu trách nhiệm trong việc thu hồi các khoản vay mà một tổ chức hoặc ngân hàng đã cấp cho khách hàng. Họ thường làm việc tại các ngân hàng, tiệm cầm đồ, tổ chức tài chính, công ty cho vay hoặc công ty chuyên dịch vụ thu hồi nợ. Công việc của họ thường bao gồm:
- Liên lạc và nhắc nhở về các khoản vay
- Giám sát các khoản vay chưa trả
- Giải quyết các vấn đề phát sinh
Mức lương: 5 đến 15 triệu/tháng
2.7. Chuyên viên tư vấn đầu tư
Không dễ để trở thành một chuyên viên tư vấn đầu tư giỏi, bạn cần là người có kiến thức chuyên môn và khả năng nắm bắt thị trường tốt. Chuyên viên tư vấn đầu tư là người chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, phân tích và tư vấn cho các cá nhân hoặc tổ chức về các quyết định đầu tư. Công việc bao gồm:
- Phân tích thị trường và cơ hội đầu tư
- Tư vấn về chiến lược đầu tư cho khách hàng
- Quản lý và theo dõi danh mục đầu tư
- Tư vấn về quản lý rủi ro cho khách hàng
Mức lương: 10 đến 30 triệu/tháng
Có thể bạn quan tâm: Consultant là gì? Mức lương và cơ hội việc làm hấp dẫn về ngành Consultant
2.8. Chuyên viên thanh toán quốc tế
Gần đây, vị trí này đang được đánh giá cao và thu hút nhiều sự quan tâm từ các sinh viên ngành tài chính ngân hàng. Chuyên viên thanh toán quốc tế có trách nhiệm trong việc xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế giữa các tổ chức và cá nhân trên toàn cầu. Công việc cụ thể bao gồm:
- Xử lý giao dịch thanh toán quốc tế
- Đảm bảo rằng các giao dịch thanh toán được thực hiện đúng quy định và quy trình của cả nước gửi và nước nhận
- Giải quyết tranh chấp và vấn đề phát sinh
- Tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế.
Mức lương: 10 – 30 triệu/tháng
2.9. Chuyên viên phân tích tài chính
Chuyên viên phân tích tài chính là người chuyên sâu trong việc đánh giá, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình tài chính của các công ty, tổ chức hoặc các loại tài sản đầu tư. Công việc bao gồm:
- Phân tích báo cáo tài chính, đưa ra nhận định về hiệu suất tài chính và khả năng sinh lời.
- Nghiên cứu và phân tích các xu hướng và biến động trên thị trường tài chính
- Tư vấn và đề xuất về các quyết định đầu tư cho cá nhân hoặc tổ chức dựa trên phân tích tài chính và nghiên cứu thị trường
- Đánh giá và phân tích các dự án hoặc doanh nghiệp để đưa ra nhận định về giá trị đầu tư của chúng.
Mức lương: từ 10 đến 30 triệu/tháng
2.10. Giao dịch viên chứng khoán
Giao dịch viên chứng khoán, hay còn được gọi với cái tên là “cò chứng khoán”, là người chuyên về việc thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu trên thị trường tài chính, cũng như quản lý tài khoản chứng khoán. Công việc chính bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng
- Thực hiện giao dịch mua bán theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo chiến lược đầu tư của tổ chức
- Phân tích thị trường, bao gồm cả giá cả, xu hướng và thông tin thị trường, để đưa ra quyết định giao dịch có hiệu quả
- Tư vấn đề xuất về các quyết định đầu tư cho các khách hàng hoặc tổ chức dựa trên phân tích thị trường
- Quản lý rủi ro, đề xuất các biện pháp để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng hoặc tổ chức.
Mức lương: từ 15 đến 50 triệu/tháng tùy vào khả năng của mỗi người. Mức lương thường được tính như sau: Lương cố định + Phần trăm hoa hồng + Thưởng
2.11. Giao dịch viên ngân hàng
Giao dịch viên ngân hàng là một trong những vị trí thường tuyển dụng, đây là vị trí chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các giao dịch tài chính cho khách hàng trong ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Công việc thường ngày bao gồm:
- Thực hiện các giao dịch như rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán cho khách hàng
- Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ tài chính của ngân hàng, bao gồm cả các khoản vay, thẻ tín dụng, và các sản phẩm tiết kiệm
- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi cần thiết
- Kiểm tra số dư, cập nhật thông tin cá nhân và gửi thông báo tài khoản
Mức lương: từ 7 đến 20 triệu/tháng
Nhìn chung mức lương ngành tài chính ngân hàng khá cao. Nếu thật sự có tố chất và sự chuẩn bị kỹ càng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nhất định sẽ đạt được mức thu nhập khủng so với các ngành khác.
III. Lời khuyên để nâng cao cơ hội tìm việc làm tài chính ngân hàng
Dù là bất kỳ ngành nào, để tìm việc làm dễ dàng, bạn cần là người thực sự giỏi trong lĩnh vựa của bạn. Để là một ứng viên sáng giá, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Học tập các môn chuyên ngành thật nghiêm túc để nắm vững các kiến thức chuyên môn.
- Thực hành để kiếm thêm kinh nghiệm: Bạn có thể kiếm thêm kinh nghiệm từ các dự án tại trường đại học hoặc thực tập tại các doanh nghiệp từ sớm.
- Phát triển kỹ năng mềm: Ngoài kiến thức, kỹ năng mềm giúp bạn vươn xa dễ dàng trong quá trình phát triển sự nghiệp.
- Xây dựng hồ sơ xin việc, CV chỉn chu để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Bạn có thể tạo hồ sơ xin việc tại Vieclamtot.com để thu hút nhiều nhà tuyển dụng hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết cho những ai đang băn khoăn học tài chính ngân hàng ra làm gì. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ chọn được ngành học phù hợp và xác định mục tiêu rõ ràng cho tương lai. Đừng quên theo dõi Vieclam.net thường xuyên để cập nhật những mẹo tìm việc, thông tin việc làm mới nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm: Top 16 công việc lương cao cho nữ ở Việt Nam nhất định phải biết