Học truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Xu hướng năm 2024

8 tháng trước 25

Thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng làm cho Truyền thông đa phương tiện trở thành một lĩnh vực thu hút nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi. Vì vậy, câu hỏi “Học Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?” đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng Vieclam.net tìm hiểu về ngành học này và giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau nhé!

Học truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Đây có phải là ngành nghề ”hot”?Học truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Đây có phải là ngành nghề ”hot”?

I. Khái niệm ngành truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện, còn được gọi là Multimedia Communication, là một ngành học áp dụng công nghệ thông tin và báo chí truyền thông để sáng tạo, thiết kế ra các sản phẩm truyền thông đa dạng trên nhiều phương tiện. Chẳng hạn như văn bản, âm thanh, video,…

Đây là ngành học có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, truyền hình, bản tin, giải trí như game, điện ảnh, hoạt hình. Hoặc y học như mô phỏng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, giáo dục như hướng nghiệp, minh họa trực quan và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Truyền thông đa phương tiện còn được gọi là Multimedia CommunicationTruyền thông đa phương tiện còn được gọi là Multimedia Communication

Xem thêm: Ngành truyền thông đa phương tiện: Cơ hội việc làm 5 năm tới cho sinh viên

II. Cơ hội việc làm đối với sinh viên sau khi ra trường ngành nghề này

Có thể thấy, với sự phát triển của thời đại số, truyền thông đa phương tiện là ngành học mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, giúp bạn phát triển kỹ năng và sự sáng tạo của mình. Dưới đây là một số ngành nghề phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Chuyên viên thiết kế

Hầu hết tất cả mọi lĩnh vực đều cần đến thiết kế, không chỉ những sản phẩm hữu hình, dịch vụ mà còn có hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Vì vậy, chuyên viên thiết kế là công việc có nhu cầu tuyển dụng rất lớn.

  • Yêu cầu công việc: Kiến thức về thiết kế đồ họa, đồ họa động, trình biên tập hình ảnh và video, phần mềm thiết kế như Adobe Photoshop, Illustrator, Premiere.
  • Nhiệm vụ: Thiết kế sản phẩm, logo, banner, poster, ấn phẩm truyền thông cho các doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ.
  • Nơi làm việc: Công ty truyền thông, công ty quảng cáo, công ty sản xuất nội dung, các đơn vị truyền thông trong các tổ chức, doanh nghiệp, freelancer.
Chuyên viên thiết kếChuyên viên thiết kế

Xem thêm: Ngành kỹ thuật phần mềm: Xu hướng tuyển dụng trong tương lai

2.2. Quản lý, biên tập

Quản lý, biên tập viên là những người chịu trách nhiệm chỉnh sửa và cải thiện nội dung văn bản, âm thanh, hình ảnh, video để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng trước khi công chiếu hoặc xuất bản. 

  • Yêu cầu công việc: Kiến thức về quản lý dự án, kỹ năng biên tập, hiểu biết về lĩnh vực truyền thông và quảng cáo, các phần mềm hỗ trợ công việc như các trình soạn thảo văn bản, chỉnh sửa hình ảnh, video,…
  • Nhiệm vụ: Kiểm tra ngữ pháp, chính tả, cấu trúc câu, sắp xếp ý kiến và lời văn. Đồng thời đảm bảo rằng nội dung tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn văn phong của ngành hoặc tổ chức.
  • Nơi làm việc: Tòa soạn báo chí, Agency, công ty truyền thông, sản xuất nội dung, các tổ chức chính trị xã hội, đại sứ quán, hay các sở báo chí thuộc tỉnh, thành phố.
Quản lý, biên tậpQuản lý, biên tập

2.3. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Trở thành cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành Truyền thông đa phương tiện là lựa chọn lý tưởng đối với những ai yêu thích dạy học và nghiên cứu chuyên sâu về ngành này. Đồng thời, chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng chuyên nghiệp để đào tạo và truyền cảm hứng đến sinh viên.

  • Yêu cầu công việc: Có bằng thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến truyền thông đa phương tiện, khả năng tổ chức và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, có năng lực tổ chức hội thảo chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm. 
  • Nhiệm vụ: Tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, đào tạo và giảng dạy kiến thức cho sinh viên.
  • Nơi làm việc: Tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức giáo dục.
Giảng viên dạy truyền thông đa phương tiệnGiảng viên dạy truyền thông đa phương tiện

Xem thêm: Hé lộ mức lương của ngành truyền thông đa phương tiện 2024

2.4. Chuyên gia tư vấn

Đây là những người có chuyên môn sâu, giỏi về truyền thông đa phương tiện. Công việc của họ là định hướng, tư vấn và đề xuất những phương tiện, hoạt động truyền thông phù hợp với khách hàng.

  • Yêu cầu công việc: Kiến thức sâu về truyền thông đa phương tiện, kỹ năng tư vấn và giao tiếp.
  • Nhiệm vụ: Cung cấp tư vấn chuyên môn về truyền thông đa phương tiện cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.
  • Nơi làm việc: Các công ty tư vấn truyền thông, công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện.
Chuyên gia tư vấnChuyên gia tư vấn

2.5. Nhân viên xử lý hình ảnh, âm thanh

Nhân viên xử lý hình ảnh và âm thanh là những chuyên gia có khả năng chỉnh sửa, cải thiện để tạo ra hình ảnh và âm thanh chất lượng cao hỗ trợ cho việc thiết kế, marketing, làm phim, dựng nhạc,…

  • Yêu cầu công việc: Thành thạo các phần mềm và công cụ chuyên dụng để chỉnh sửa, cải thiện chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh như chỉnh màu sắc, độ tương phản, độ sáng, loại bỏ tiếng ồn, cân bằng âm thanh, điều chỉnh âm lượng,…  
  • Nhiệm vụ: Xử lý và chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh.
  • Nơi làm việc: Các công ty giải trí, âm nhạc, truyền thông, freelancer,…
Nhân viên xử lý âm thanhNhân viên xử lý âm thanh

Xem thêm: Ngành văn học là gì? Cơ hội nghề nghiệp nào cho sinh viên ngành văn học?

2.6. Làm KOL, Blogger, Content Creator

Đây là những ngành nghề không còn xa lạ và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Bởi tính chất công việc không giới hạn, bạn có thể thỏa sức sáng tạo, phát triển bất cử nội dung nào mình muốn trên các nền tảng mạng xã hội. Và có thể kiếm được thu nhập khủng, có thể lên đến vài chục triệu hay vài trăm triệu một tháng. 

Những công việc này đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật xu hướng mới, sáng tạo ra những nội dung độc đáo, hấp dẫn, phù hợp với đối tượng người trên các nền tảng kỹ thuật số. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trau dồi, rèn luyện nhiều kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian,… và học hỏi cách sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông đa phương tiện.

BloggerBlogger

III. Mức lương của ngành truyền thông đa phương tiện

Theo khảo sát thu thập từ những tin đăng tuyển dụng việc làm về ngành Truyền thông đa phương tiện của Vieclam.net, có thể thấy mức lương trung bình của ngành dao động từ 8 – 25 triệu đồng/tháng. Tuy vào năng lực, kinh nghiệm, vị trí cũng như nơi làm việc, mà mức lương sẽ có sự chênh lệch. Dưới đây là bảng lương một số ngành nghề phổ biến bạn có thể tham khảo:

Công việc

Mức lương

Chuyên viên thiết kế

8 – 20 triệu đồng/tháng

Quản lý, biên tập

7 – 25 triệu đồng/tháng

Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

10 – 50 triệu đồng/tháng

Chuyên gia tư vấn

7 – 10 triệu đồng/tháng

Nhân viên xử lý hình ảnh, âm thanh

7 – 15 triệu đồng/tháng

Làm KOL, Blogger, Content Creator

 8 – 20 triệu đồng/tháng
Mức lương của ngành truyền thông đa phương tiệnMức lương của ngành truyền thông đa phương tiện

Xem thêm: Ngành quốc tế học là gì? Sinh viên sau khi ra trường làm gì?

IV. Lời khuyên để nâng cao cơ hội tìm việc làm truyền thông đa phương tiện

Vậy để tìm kiếm được việc làm truyền thông đa phương tiện phù hợp với bản thân, chúng ta cần chuẩn bị những gì? Hãy lưu lại những lời khuyên dưới đây để cơ hội tìm việc của bạn trở nên thuận lợi và suôn sẻ:

Lời khuyên để nâng cao cơ hội tìm việc làm truyền thông đa phương tiệnLời khuyên để nâng cao cơ hội tìm việc làm truyền thông đa phương tiện
  • Học hỏi và nâng cao kiến thức: Bạn nên tham gia các khóa học, chứng chỉ hoặc đào tạo liên quan để nắm vững các kỹ năng như chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa, sản xuất âm thanh và quản lý nội dung truyền thông.
  • Xây dựng portfolio ấn tượng: Hãy thiết kế cho mình một portfolio chuyên nghiệp bằng những công việc và dự án cá nhân mà bạn đã xây dựng hoặc tham gia. Đây sẽ là một cách hiệu quả để thể hiện khả năng và kinh nghiệm của bạn cho nhà tuyển dụng.
  • Mở rộng mạng lưới và kết nối: Tham gia vào các sự kiện và hội thảo liên quan đến truyền thông đa phương tiện để mở rộng kiến thức chuyên ngành cũng như kết nối với những người có cùng sở thích, kinh nghiệm cao.
  • Thực tập và tham gia vào các dự án thực tế: Tham gia vào các kì thực tập hoặc dự án tự do có liên quan đến truyền thông đa phương tiện sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ trong ngành để thể hiện khả năng của mình.
  • Cập nhật với công nghệ mới: Lĩnh vực truyền thông đa phương tiện luôn luôn đổi mới nhanh chóng, vậy nên, bạn cần theo dõi các trang web, blog và tạp chí chuyên ngành, tham gia vào các diễn đàn và nhóm trực tuyến để tiếp cận thông tin mới nhất về lĩnh vực này.
  • Tìm hiểu về công ty và vị trí tuyển dụng: Tìm hiểu kỹ về công ty và yêu cầu công việc của vị trí đó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình phỏng vấn và thể hiện sự quan tâm và kiến thức về ngành truyền thông đa phương tiện.

Như vậy, qua bài viết trên, Vieclam.net đã mang đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến ngành Truyền thông đa phương tiện. Đồng thời giải đáp câu hỏi học Truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được ngành nghề phù hợp với mình.

Đừng quên theo dõi Vieclam.net thường xuyên để không bỏ lỡ những tin đăng hấp dẫn khác như mẹo tìm việc, định hướng bản thân,… Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo hồ sơ việc làm ngay trên trang web hoặc tìm việc làm nhanh chóng bằng bộ lọc tìm kiếm với giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Đọc toàn bộ bài viết