Hút thuốc có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng, gồm có:
- Hơi thở hôi
- Răng xỉn màu
- Viêm tuyến nước bọt ở vòm miệng
- Tăng sự hình thành mảng bám và cao răng
- Tăng nguy cơ xương hàm bị tiêu
- Tăng nguy cơ hình thành bạch sản – những mảng màu trắng bên trong miệng
- Tăng nguy cơ bị các bệnh về lợi – dẫn đến mất răng
- Kéo dài quá trình hồi phục sau khi nhổ răng, điều trị nha chu hay phẫu thuật vùng miệng.
- Việc trồng răng impant sẽ có khả năng thành công thấp hơn
- Tăng nguy cơ bị ung thư miệng
Tại sao hút thuốc lại gây ra các bệnh về lợi?
Hút thuốc có thể gây ra các bệnh về lợi do hút thuốc tác động đến sự liên kết của xương và các mô mềm với răng. Cụ thể hơn, việc hút thuốc gây cản trở cho chức năng bình thường của các tế bào mô lợi. Điều này khiến cho lợi của người hút thuốc dễ bị nhiễm khuẩn hơn, ví dụ như bệnh nha chu. Ngoài ra việc hút thuốc còn làm giảm nguồn cung cấp máu đến lợi, do đó tác động đến quá trình lành vết thương.
Việc hút tẩu và xì gà có gây ra các vấn đề về răng miệng không?
Có, cũng giống như thuốc lá bình thường, tẩu và xì gà cũng gây ra các vấn đề về răng miệng. Theo như kết quả của một nghiên cứu kéo dài 23 năm được đăng trên tạpchí Hiệp hội Nha khoa Mỹ thì người hút xì gà cũng có tỉ lệ mất răng và mất xương ổ răng (hiện tượng mất xương ở trong xương hàm – nơi giữ chắc răng) giống với người hút thuốc lá. Người hút tẩu cũng có cùng nguy cơ bị mất răng giống người hút thuốc lá. Ngoài những nguy cơ này, người hút tẩu và xà gà còn có nguy cơ bị ung thư miệng, cuống họng và các hậu quả về răng miệng khác như hơi thở hôi, răng xỉn màu, và các bệnh về lợi (nướu).
Các loại thuốc lá không khói có an toàn hơn không?
Không.giống như thuốc lá và xì gà, các sản phẩm thuốc lá không khói (ví dụ như thuốc hít hay thuốc nhai) có chứa ít nhất là 28 chất hóa học đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng, ung thư cuống họng và thực quản. Trên thực tế, thuốc lá nhai có chứa hàm lượng nicotine cao hơn so với thuốc lá thường, do đó khiến cho người dùng loại thuốc lá này khó cai hơn người hút thuốc lá thường. Và một hộp thuốc lá hút có chứa một lượng nicotine cao hơn so với 60 điếu thuốc lá thường cộng lại.
Thuốc lá không khói có thể gây kích ứng lợi, khiến cho lợi bị tụt khỏi chân răng. Một khi hiện tượng này đã xảy ra thì chân răng sẽ bị lộ ra, làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Phần chân răng bị hở còn trở nên nhạy cảm hơnvới đồ ăn, đồ uống nóng, lạnh hoặc các chất gây kích ứng khác, khiến cho việc ăn uống trở nên không thoải mái.
Ngoài ra, đường – thành phần thường được thêm vào để làm tăng mùi vị cho thuốc lá không khói cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sâu răng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp Hội Nha khoa Hoa Kỳ đã cho thấy rằng người dùng thuốc lá nhai sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn gấp 4 lần so với người không dùng.
Ngoài ra, thuốc lá không khói còn có chứa sạn và cát - tác nhân khiến răng bị mài mòn.
Từ bỏ thói các sản phẩm thuốc lá
Dù bạn đã sử dụng các sản phẩm thuốc lá được bao lâu thì việc từ bỏ ngay bây giờ vẫn có thể hạn chế được đáng kể các nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe.Sau khi bỏ thuốc được 11 năm, nguy cơ mắc các bệnh về lợi sẽ được giảm xuống mức rất thấp, cũng giống như những người chưa từng hút thuốc.
Ngay cả việc hút thuốc ít đi mỗi ngày cũng có tác dụng. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng những người có thể giảm lượng thuốc lá họ hút mỗi ngày xuống còn dưới nửa bao sẽ chỉ có nguy cơ mắc các bệnh về lợi cao hơn gấp ba lần so với người không hút, thấp hơn đáng kể so với mức 6 lần ở những người hút nhiều hơn 1 bao rưỡi mỗi ngày. Một nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đã cho thấy kết quả, chứng bạch sản hoàn toàn biến mất trong vòng 6 tuần sau khi bỏ thuốc ở 97.5% người dùng thuốc lá không khói.
Một vài số liệu từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra một vài lí do thuyết phục khác để bỏ thuốc lá. Họ chỉ ra rằng:
- Trong số những bệnh nhân mắc ung thư miệng, môi, lưỡi và cổ họng thì có đến 90% hút thuốc và nguy cơ bị những loại ung thư này sẽ tăng lên theo lượng thuốc lá mà bạn hút hay nhai và khoảng thời gian của thói quen hút thuốc. Những người hút thuốc sẽ có nguy cơ bị mắc các loại ung thư này cao hơn 6 lần so với người không hút.
- Khoảng 37% bệnh nhân hút thuốc lại sau khi điều trị ung thư sẽ có nguy cơ mắc một loại ung thứ hai, xảy ra ở miệng, môi, lưỡi và cổ họng, so với 6% ở những người ngừng hút.
Cách bỏ thuốc lá
Để bỏ thuốc lá, bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ thường sẽ có thể cho giúp bạn kiểm soát các cơn thèm nicotine bằng các loại thuốc, ví dụ như kẹo hay các loại miếng dán cai thuốc lá. Một số trong các sản phẩm này là sản phẩm không kê đơn, trong khi một số khác thì cần phải có đơn thuốc của bác sĩ, ví dụ như Zyban.
Các lớp học cai thuốc lá và các nhóm hỗ trợ có thể sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình từ bỏ thuốc. Các phương pháp dùng thảo mộc cũng như là thôi miên hay châm cứu và các phương pháp điều trị khác cũng có thể giúp bạn từ bỏ thói quen hút thuốc.