Chúng ta đều biết một ngày có 24 giờ, ⅓ khoảng thời gian đó (8 tiếng) được khuyến cáo là dành cho giấc ngủ. Liệu giấc ngủ có tác động gì quan trọng mà phải dành ngần ấy thời gian đắm chìm? Bật mí với bạn, ngủ đủ giấc mỗi ngày là điều cần thiết để phục hồi sức lực, đặc biệt giấc ngủ tốt cho trí nhớ và học tập ở trẻ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!
1. Giấc ngủ tốt cho trí nhớ và học tập ở trẻ như thế nào?
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một giấc ngủ ngắn sẽ giúp trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) ghi nhớ tốt những gì được học trước đó. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã cho các trẻ nhỏ xem một số nhân vật hoạt hình. Sau đó họ cho một số trẻ ngủ một giấc ngắn từ 1 – 2 tiếng, số trẻ còn lại thì không ngủ.
Sau đó các nhà nghiên cứu cho cả hai nhóm xem lại các nhân vật hoạt hình cả cũ và mới rồi quan sát quá trình trẻ tiếp nhận những nhân vật hoạt hình đó. Bạn biết điều thú vị gì đã xảy ra không? Số trẻ có giấc ngủ ngắn chăm chú nhìn vào các nhân vật hoạt hình mới. Điều này cho thấy trẻ nhớ và không còn “mặn mà” với những nhân vật cũ.
Ngược lại, với những trẻ không có giấc ngủ ngắn trước đó, chúng chọn ngẫu nhiên những nhân vật hoạt hình. Điều này cho thấy trẻ đã quên những nhân vật được thấy trước đó nên mọi thứ đều là mới mẻ và thú vị tương đương nhau.
Tiến sĩ Klara Horvath (ĐH Oxford, Anh), trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Trẻ 3 tháng tuổi chỉ có thể nhớ gương mặt mới nếu trẻ được ngủ ngay sau khi nhìn thấy gương mặt này”. Ông nói thêm: “Dường như giấc ngủ ngắn rất cần thiết cho việc củng cố ký ức nếu không trẻ sẽ quên mất thứ chúng vừa học được”.
Nếu bạn cho rằng, phản ứng của trẻ trong nghiên cứu kể trên chưa đủ thuyết phục thì chúng tôi sẵn sàng cung cấp thêm dẫn chứng thuyết phục về mối liên quan giữa giấc ngủ tốt cho trí nhớ và học tập ở trẻ.
Cũng trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã quan sát sóng não trong lúc ngủ thông qua điện não đồ để xem nó tác động đến việc củng cố trí nhớ như thế nào. Kết quả, những trẻ có giấc ngủ ngắn có nhiều sóng não sẽ ghi nhớ các nhân vật hoạt hình tốt hơn.
Như vậy, có thể khẳng định giấc ngủ tốt cho trí nhớ và học tập ở trẻ, đặc biệt là ở những năm đầu đời. Bố mẹ có thể dựa vào điều này để cân đối giữa việc học và giấc ngủ của các bé để giúp bé ghi nhớ hiệu quả hơn.
2. Mất ngủ ảnh hưởng xấu như thế nào đến sức khỏe?
Chúng ta đã biết giấc ngủ tốt cho trí nhớ và học tập ở trẻ. Vậy sẽ thế nào nếu như giấc ngủ không được đảm bảo, trẻ phải đối mặt với tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài? Mất ngủ sẽ khiến trẻ khó ghi nhớ những thứ vừa được học vì não bộ không có đủ thời gian nghỉ ngơi để củng cố các thông tin mà trẻ vừa tiếp nhận.
Khi thiếu ngủ, khả năng tập trung, chú ý của trẻ bị giảm sút, khiến cho việc tiếp nhận thông tin trở nên khó khăn. Không chỉ với trẻ nhỏ, ngay cả người lớn không ngủ đủ giấc, các tế bào thần kinh làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, giảm khả năng đánh giá tình hình, từ đó đưa ra những quyết định thiếu chính xác.
Ngoài ra giấc ngủ kém chất lượng còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng. Trẻ thường xuyên quấy khóc, kém ăn. Vì thế bố mẹ phải đặc biệt chú ý đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các bé cần được ngủ nhiều hơn để phát triển cả về thể chất lẫn trí não.
3. Trẻ em cần ngủ bao nhiêu là đủ?
Hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ, bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc. Cũng cần lưu ý rằng, không nên lạm dụng giấc ngủ, ngủ li bì cũng là điều “lợi bất cập hại”. Có thể ví giấc ngủ cũng như một liều thuốc đối với sức khỏe con người, cần có “liều lượng” phù hợp tương ứng với từng đối tượng, độ tuổi.
Trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ rất cao. Từ 1 – 4 tuần tuổi, trẻ sẽ ngủ từ 16 – 18 giờ, ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm và mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giờ.
Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ ít đi một chút, từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian ngủ mỗi giấc sẽ kéo dài hơn, từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.
Trẻ từ 4 tháng – 1 tuổi: trẻ sẽ ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày và sẽ ngủ vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Ở trẻ 1 tuổi, các bé sẽ dần ít ngủ ngày hơn và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Đây là giai đoạn quan trọng để bố mẹ tập cho bé một thói quen ngủ lành mạnh. Trẻ lúc này đã bắt đầu hòa nhập với các thành viên trong gia đình, có chu kỳ ngủ giống với người lớn.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Các bé sẽ cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày. Trẻ thường bắt đầu ngủ trong khoảng 7 – 9 giờ tối và thức dậy vào khoảng 6 – 8 giờ sáng hôm sau. Ban ngày bé vẫn cần một giấc ngủ trưa trong khoảng một giờ.
Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Thời gian ngủ của trẻ sẽ từ 10 – 12 giờ mỗi ngày. Giờ ngủ lý tưởng của các bé vào buổi tối là từ 7 – 9 giờ tối và thức giấc vào khoảng 6 – 8 giờ sáng hôm sau. Ở độ tuổi này các bé vẫn cần những giấc ngủ trưa ngắn từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Bố mẹ nên duy trì những giấc ngủ trưa ngắn cho các bé vì giấc ngủ tốt cho trí nhớ và học tập ở trẻ.
Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi ngày các bé cần ngủ từ 10 – 11 tiếng. Ở tuổi này, các bé đã có những hoạt động ở gia đình, nhà trường và xã hội vì thế giấc ngủ vào buổi tối thường bắt đầu muộn hơn. Bố mẹ có thể để trẻ ngủ vào 9 giờ tối và thức dậy khoảng 7 giờ sáng. Những giấc ngủ trưa ngắn cũng rất cần thiết để bé cảm thấy khỏe khoắn hơn vào đầu giờ chiều.
Trẻ từ 12 – 18 tuổi: Ở độ tuổi này, các em gần như đã tham gia đầy đủ các hoạt động từ gia đình đến xã hội. Thời gian ngủ lý tưởng được khuyến cáo là từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. Bố mẹ chú ý trong độ tuổi này các bé thường rất áp lực với chuyện học hành và thi cử. Cần chú ý nhắc nhở và cân bằng thời gian nghỉ ngơi của trẻ để đảm bảo sức khỏe.
>>> Mời bạn đọc:
- Khi nào trẻ nên dừng ngủ trưa? Giải đáp thắc mắc từ chuyên gia
- Mách nhỏ 7 cách để trẻ ngủ ngon hơn vào mùa hè
Giấc ngủ tốt cho trí nhớ và học tập ở trẻ là điều đã được chứng minh. Dựa trên điều này bố mẹ nên cân đối giữa việc học tập và nghỉ ngơi cho trẻ. Nhất là với trẻ sơ sinh, ở giai đoạn tiếp thu, trẻ cần được ngủ nhiều để có thể phát triển cả về thể chất lẫn não bộ. Theo dõi Vua Nệm để đón đọc thêm những bài viết bổ ích khác các bạn nhé.