Khi nào cần kết hợp treo ngực sa trễ với nâng ngực bằng túi độn

4 năm trước 28

Khi nâng ngực bằng túi độn, một số người sẽ cần kết hợp cả treo ngực sa trễ trong khi có một số người lại không cần. Vậy khi nào thì sẽ cần phải tiến hành phương pháp này khi đặt túi độn ngực?

Theo kinh nghiệm nhiều năm nâng ngực bằng túi độn, kỹ thuật Dual plane đã giúp giảm đáng kể số trường hợp phải treo ngực sa trễ và hơn nữa còn tránh phải đặt túi độn ở trên cơ.

Khi nào cần treo ngực sa trễ?

Những người có ngực nhỏ, gọn, còn săn chắc và núm vú nằm ở vị trí giữa bầu ngực, bên trên nếp gấp chân ngực thì sẽ không cần treo ngực sa trễ khi nâng ngực bằng túi độn. Mặt khác, trong những trường hợp mà da ngực bị lỏng lẻo, độ đàn hồi kém, mô vú không còn săn chắc, xệ xuống dưới nếp gấp chân ngực và núm vú hướng xuống dưới thì sẽ cần treo ngực sa trễ. Tuy nhiên, không phải tất cả khách hàng đều có thể được chia làm hai nhóm như vậy mà còn những người ở khoảng giữa, có nghĩa là ngực không còn săn chắc nhưng chưa chảy xệ đến mức như trên. Trong những trường hợp như vậy thì việc có cần treo ngực sa trễ hay không sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ.

5 yếu tố quyết định có cần treo ngực sa trễ trong khi nâng ngực bằng túi độn hay không:

  • Lượng da thừa: càng nhiều da thừa thì khả năng cần treo ngực sa trễ càng cao
  • Độ đàn hồi của da: độ đàn hồi da càng kém, khả năng cần treo ngực sa trễ càng cao
  • Lượng mô vú: Lượng mô vú càng nhiều, khả năng cần treo ngực sa trễ càng cao
  • Độ săn chắc của mô vú: mô vú càng kém săn chắc thì khả năng cần treo ngực sa trễ càng cao
  • Vị trí của núm vú so với nếp gấp chân ngực: núm vú càng thấp thì khả năng cần treo ngực sa trễ càng cao

Khi đặt túi độn ngực, mô vú sẽ được đẩy về phía trước và chịu tác động của trọng lực. Lúc này, càng có nhiều yếu tố bất lợi nêu trên thì ngực sẽ càng chảy xệ và do đó sẽ cần phải treo ngực sa trễ để khôi phục sự săn chắc, gọn gàng.

Bạn có thể tưởng tượng lớp da bao quanh bầu ngực như một chiếc túi nylon. Nếu túi có dung tích 1 lít nhưng chỉ đổ vào nửa lít nước thì toàn bộ lượng nước này sẽ dồn ở đáy túi, khiến cho phần trên bị lỏng lẻo. Điều tương tự cũng xảy ra với bầu ngực. Nếu da bao quanh bầu ngực bị lỏng lẻo và quá lớn so với lượng mô vú bên trong thì sẽ bị chảy xệ. Nhiều người cho rằng có thể đặt túi độn để khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Túi độn không thể khắc phục ngực chảy xệ. Khi ngực bị chảy xệ thì da đã bị kéo giãn quá mức và có độ đàn hồi kém. Nếu như đặt túi độn có kích cỡ lớn để lấp đầy vào bên trong bầu ngực thì núm vú sẽ tụt xuống thấp, trọng lượng của túi độn sẽ khiến da ngày càng mỏng đi và giãn ra rồi sau một vài tháng, tình trạng chảy xệ sẽ trở nên nặng hơn. Giải pháp ở đây là phải cắt bỏ đi một phần da (bằng cách treo ngực sa trễ) để làm cho lớp da bao xung quanh vừa với lượng mô vú bên trong và đưa núm vú lên vị trí cân đối. Sau đó có thể sử dụng túi độn nhỏ để nâng ngực. Phương pháp này sẽ cho kết quả cao và lâu dài hơn, vừa khắc phục được ngực chảy xệ và vừa cải thiện được kích thước bộ ngực.

Ban đầu có lượng mô vú càng lớn thì sẽ càng được đẩy nhiều về phía trước túi độn. Phần mô này sẽ chịu tác động lớn hơn của trọng lực và xệ xuống. Mô càng kém săn chắc thì tác động của trọng lực sẽ càng lớn, do vậy càng nhiều mô vú thì càng dễ bị chảy xệ.

Vị trí núm vú cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ngực chảy xệ được đánh giá bằng cách quan sát vị trí núm vú so với nếp gấp chân ngực khi nhìn nghiêng. Nhiều bác sĩ đánh giá dựa trên khoảng cách từ núm vú đến xương đòn hay đỉnh xương ức nhưng tất cả đều không quan trọng mà chỉ cần quan tâm đến vị trí núm vú so với nếp gấp chân ngực là đủ. Núm vú phải nằm ở vị nhô về phía trước nhiều nhất của bầu ngực, có nghĩa là ở giữa bầu ngực. Và vị trí có độ nhô cao nhất sẽ được xác định dựa trên nếp gấp chân ngực.

Bác sĩ sẽ quan sát khách hàng ở tư thế đứng thẳng, hai tay thả lỏng ở hai bên và thẳng vai. Nếu núm vú nằm ngang bằng hoặc trên nếp gấp chân ngực thì không cần treo ngực sa trễ. Tuy nhiên, mô vú càng nhiều, càng kém săn chắc và độ đàn hồi của da càng kém thì khả năng cần treo ngực sa trễ càng cao. Đây là điều được quyết định dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ.

Dưới đây là một số trường hợp có các đặc điểm giải phẫu, chất lượng da/mô vú và vị trí núm vú khác nhau. Các trường hợp này được sắp xếp theo mức độ tăng dần của tình trạng ngực chảy xệ. Trong ba trường hợp đầu tiên, ngực chỉ bị chảy xệ nhẹ nhưng núm vú vẫn ở vị trí bình thường. Khi chỉ có mô vú bị chảy xệ còn núm vú vẫn ở vị trí bình thường thì được gọi là “chảy xệ giả” và có thể được khắc phục bằng phương pháp nâng ngực bằng túi độn với bằng kỹ thuật Dual plane. Quy trình phẫu thuật được thực hiện qua các đường rạch tiêu chuẩn để đặt túi độn mà không cần những đường rạch của phương pháp treo ngực sa trễ và không cần điều chỉnh vị trí núm vú. Trong quá trình phẫu thuật, cơ ngực lớn sẽ được đưa lên trên.

Khi mô vú bị chảy xệ nặng hơn và núm vú nằm dưới nếp gấp chân ngực thì sẽ cần phải treo ngực sa trễ kết hợp nâng ngực bằng túi độn.

Case 1

treo sa tre tui don 1ca 1

Trong ca 1, ngực nhỏ, săn chắc, khách hàng còn trẻ, chưa từng mang thai, có ít mô vú và không có da thừa. Mô vú và da đều còn săn chắc, núm vú nằm cao hơn nếp gấp chân ngực và ở phần có độ nhô cao nhất của bầu ngực. Toàn bộ bầu ngực đều nằm trên nếp gấp chân ngực (đường màu đỏ). Trường hợp này chỉ cần nâng ngực bằng túi độn với kỹ thuật Dual plane I mà không cần treo ngực sa trễ. 

Case 2

treo sa tre tui don 2Ca 2

Trong ca 2, ngực lớn hơn một chút, hơi lỏng lẻo nhưng khách hàng còn trẻ, chưa từng mang thai. Trường hợp này có lượng mô vú vừa phải, không có da thừa, mô vú và da đều có chất lượng tốt. Một phần nhỏ mô vú đã xệ xuống bên dưới nếp gấp chân ngực, nhưng núm vú vẫn nằm ở bên trên và ở vị trí có độ nhô cao nhất của bầu ngực. Trường hợp này chỉ cần nâng ngực bằng túi độn với kỹ thuật Dual plane II và không cần treo ngực sa trễ.

Case 3

treo sa tre tui don 3Ca 3

Trong ca 3, ngực vẫn có kích thước nhỏ, không có da thừa nhưng da có độ đàn hồi kém hơn và mô vú đã bắt đầu lỏng lẻo hơn so với các trường hợp trên. Lượng mô vú bị chảy xệ xuống dưới nếp gấp chân ngực đã nhiều hơn. Cần nâng ngực bằng túi độn với kỹ thuật Dual plane III nhưng chưa cần treo ngực sa trễ.

Case 4

treo sa tre tui don 4Ca 4

Trong ca 4, núm vú vẫn nằm ở bên trên nếp gấp chân ngực nhưng đã có nhiều mô vú và da thừa hơn một chút so với các trường hợp bên trên và mô vú đã lỏng lẻo nhiều hơn. Lượng mô bị xệ xuống dưới nếp gấp chân ngực cũng lớn hơn và núm vú nằm rất gần với nếp gấp chân ngực dù vẫn ở vị trí có độ nhô cao nhất của bầu ngực. Trong trường hợp này thì sẽ cần nâng ngực bằng túi độn với kỹ thuật Dual plane I và treo ngực sa trễ qua đường rạch hình kẹo mút (gồm một đường rạch xung quanh quầng vú và một đường rạch kéo thẳng xuống nếp gấp chân ngực).

Case 5

treo sa tre tui don 5Ca 5

Trường hợp này cũng tương tự như ca 4 ở trên nhưng có nhiều da thừa hơn, độ đàn hồi kém hơn, phần lớn mô vú và núm vú đều dưới nếp gấp chân ngực. Giải pháp là nâng ngực bằng túi độn với kỹ thuật Dual plane I và treo ngực sa trễ qua đường rạch hình kẹo mút.

Case 6

treo sa tre tui don 6Ca 6

Đây trường hợp ngực bị chảy xệ nặng, toàn bộ mô vú đều xệ xuống dưới nếp gấp chân ngực, mô vú rất lỏng lẻo, núm vú thấp hơn nhiều so với nếp gấp chân ngực và bây giờ còn xuống phía dưới. Có nhiều da thừa và độ đàn hồi vô cùng kém. Trong trường hợp này thì cũng cần nâng ngực bằng túi độn với kỹ thuật Dual plane I và treo ngực sa trễ qua đường rạch hình kẹo mút.

Nâng ngực bằng túi độn và treo ngực sa trễ có được thực hiện đồng thời không?

Nâng ngực bằng túi độn và treo ngực sa trễ có thể được thực hiện trong cùng một ca phẫu thuật hoặc tách ra thực hiện làm hai lần riêng biệt. Trong phần lớn các trường hợp thì cả hai có thể được thực hiện cùng một lúc.

Với những trường hợp cần tiến hành làm hai lần thì thường sẽ treo ngực sa trễ trước. Nếu nâng ngực bằng túi độn trước thì da vẫn còn lỏng lẻo và sẽ cần sử dụng túi độn có kích cỡ lớn hơn so với khi treo ngực sa trễ trước.

Chỉ nên nâng ngực bằng túi độn trước cho những trường hợp cần treo ngực sa trễ cho một bên ngực, chẳng hạn như khi hai bên ngực bị lệch đáng kể trong trường hợp dưới đây.

treo sa tre tui don 7Ngực không cân đối, kết hợp đặt túi độn và treo sa trễ

Rất hiếm khi nâng ngực bằng túi độn được thực hiện trước treo ngực sa trễ. Phương án này chỉ được lựa chọn khi bác sĩ không chắc chắn 100% khách hàng có cần treo ngực sa trễ hay không. Trong trường hợp này thì sẽ nâng ngực bằng túi độn, sau đó đợi ít nhất 6 tháng rồi mới đánh giá lại và quyết định treo ngực sa trễ. Đây thường là những trường hợp chỉ bị chảy xệ nhẹ. Trong những trường hợp này, có thể sau khi nâng ngực bằng túi độn với kỹ thuật Dual plane thì không cần phải treo ngực sa trễ nữa.

Một trường hợp khác là khách hàng không chắc liệu mình có muốn treo ngực sa trễ hay không vì sợ có thêm sẹo quanh quầng vú và từ quầng vú đến nếp gấp chân ngực. Trong những trường hợp này thì cũng nâng ngực bằng túi độn trước và khách hàng sẽ quay lại sau ít nhất 6 tháng để xem có cần treo ngực sa trễ hay không. Một số khách hàng cảm thấy ngực hơi chảy xệ một chút cũng không sao và không muốn có thêm sẹo trên bầu ngực nên quyết định không treo ngực sa trễ. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng thì sẹo của phương pháp treo ngực sa trễ thường rất mờ và đôi khi, đây là điều cần thiết để nâng cao kết quả nâng ngực bằng túi độn.

Sử dụng lưới sinh học

Giống như tất cả các mô khác trong cơ thể, mô vú cũng sẽ dẫn bị giãn ra dưới ảnh hưởng của trọng lực. Ở một số trường hợp, đặc biệt là những trường hợp có da và mô vú chảy xệ nặng thì sẽ cần phải cấy khung da không tế bào hay lưới sinh học trong quá trình treo ngực sa trễ. Mặc dù điều này sẽ làm tăng thêm thời gian và chi phí phẫu thuật nhưng sẽ tạo sự hỗ trợ cho mô, giảm thiểu tác động của trọng lực và giúp đảm bảo kết quả cao hơn, lâu dài hơn sau khi treo ngực sa trễ. Một số loại lưới sinh học gồm có GalaForm, Strattice, Alloderm… Lưới sinh học sẽ được cơ thể hấp thụ trong khoảng 1 đến 2 năm và được thay thế bằng một lớp mô sẹo, từ đó tiếp tục tạo sự hỗ trợ cho ngực. Phương pháp này đã được ứng dụng từ lâu nên đảm bảo về độ an toàn và tính hiệu quả.

Lưới sinh học được đặt ở giữa da và mô vú. Các lỗ nhỏ li ti cho phép lưới sinh học dễ dàng được khâu vào mô. Đường viền dọc theo lưới sẽ tạo sự nâng đỡ giống như gọng của chiếc áo ngực.

Mặc dù không phải ai cũng cần phải dùng đến lưới sinh học nhưng trong nhiều trường hợp, điều này giúp đem lại lại kết quả cao và lâu dài hơn cho phương pháp treo ngực sa trễ.

Medically reviewed by: Bác sĩ Tâm

Đọc toàn bộ bài viết