Ước tính có khoảng 70% trẻ em bị khớp cắn sâu. Hiện nay, việc chỉnh sửa khớp cắn sâu là lý do phổ biến thứ 2 mà mọi người chọn để niềng răng.
Khớp cắn sâu là gì?
Khớp cắn sâu là tình trạng hàm trên trùm lên hàm dưới nhiều hơn 30%.
Nếu răng hàm trên chìa ra phía trước miệng và cách hàm dưới một khoảng thì tình trạng này được gọi là răng vẩu. Răng hô vẩu có thể đi kèm với tình trạng khớp cắn hở (không có độ phủ hoặc chỉ có 1 khoảng trống giữa các răng hàm trên và hàm dưới khi bệnh nhân cắn lại ở khớp cắn trung tâm).
Khi hàm trên trùm lên hàm dưới khoảng 30% (tương đương 2-4mm) thì điều này được xem là bình thường. Khớp cắn sâu xảy ra khi mức độ bị trùm lên khoảng 4-6mm hoặc nhiều hơn. Trong trường hợp khớp cắn sâu quá nghiêm trọng, răng hàm trên có thể che hoàn toàn răng hàm dưới và thậm chí hạ thấp tới nướu ngoài của hàm dưới.
Nguyên nhân gây khớp cắn sâu
Có một vài nguyên nhân khác nhau gây ra vấn đề nha khoa này. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Di truyền
- Sự sai lệch trong quá trình hình thành hàm trong giai đoạn bào thai
- Tật mút ngón tay khi còn nhỏ
- Ngậm ti giả hoặc bú bình trong thời gian dài
- Tật đẩy lưỡi
- Tật cắn móng tay
- Nhai/cắn vật cứng như bút chì, bút mực
Phân loại khớp cắn sâu
Có 2 loại khớp cắn sâu: do xương và do răng. Loại sai khớp cắn do xương xảy ra do sự bất thường trong quá trình phát triển xương hàm. Loại sai khớp cắn do răng xảy ra khi có vấn đề với răng sữa hoặc răng vĩnh viễn, như là răng mọc chen chúc hoặc khi răng chịu áp lực (ví dụ mút ngón tay cái).
Khi nhận biết được tình trạng khớp cắn sâu, bước tiếp theo cần làm là xác định xem bạn có cần điều trị hay không. Hiệp hội nha khoa Anh quốc có hệ thống phân loại các vấn đề chỉnh nha ở trẻ em được gọi là IOTN. Thông tin trong bảng dưới đây sẽ giúp bạn xác định liệu trình trạng nghiêm trọng hay bình thường và phương pháp điều trị nào – nếu có – có thể cần thiế
Loại khớp cắn sâu |
Độ trùm/che phủ hàm dưới |
Nguyên nhân |
Yêu cầu niềng? |
Yêu cầu phẫu thuật? |
Bình thường |
2-4mm |
Thường do răng |
Không có khả năng |
Không có khả năng cao |
Nặng |
4-8mm |
Răng hoặc xương |
Rất có khả năng |
Không có khả năng |
Nghiêm trọng |
9mm hoặc nhiều hơn |
Răng hoặc xương |
Chắc chắn |
Có khả năng |
Chỉnh sửa khớp cắn sâu là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu không điều trị, các vấn đề về khớp cắn sâu có thể bao gồm:
- Ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng
- Răng bị mòn nhanh chóng
- Đau mặt
- Các vấn đề về nói năng
- Thay đổi đáng kể diện mạo và cấu trúc xương
Có lẽ bạn đang xem xét các lựa chọn điều trị khớp cắn sâu ở trẻ nhỏ, và đang tự hỏi liệu điều trị có đáng giá không. Hãy nhớ rằng trong hầu hết các trường hợp, càng trẻ điều trị càng tốt. Ở người trưởng thành, xương hàm và chân răng đã phát triển vững chắc nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Quá trình niềng răng, phẫu thuật và đeo hàm duy trì gây tâm lý sợ hãi nhưng lợi ích của việc chỉnh nha sẽ lớn hơn nhiều so với những khó chịu phải trải qua trong thời gian điều trị ngắn ngủi.
Điều trị khớp cắn sâu bằng cách nào?
Khi phát hiện bản thân bị khớp cắn sâu, chắc hẳn bạn rất quan tâm và muốn biết phương pháp chỉnh sửa. Nếu ở mức độ bình thường (hàm trên trùm lên hàm dưới khoảng 2-4 mm), bạn không cần phải lo lắng.
Bác sĩ có thể gợi ý nhiều cách khác nhau để chỉnh sửa khớp cắn. Nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề và nguyên nhân gây ra vấn đề. Hãy tin nha sĩ hoặc chuyên gia vì họ biết giải pháp nào là tốt nhất, nhưng nếu bạn lo lắng về lời khuyên, bạn có thể tham khảo một quan điểm khác.
Niềng răng điều trị khớp cắn sâu
Ở Anh, đa phần sử dụng kỹ thuật niềng răng để chỉnh sửa khớp cắn sâu. Điều trị bằng cách niềng răng mang lại hiệu quả tốt, và sau đó bệnh nhân sẽ dùng hàm duy trì nên kết quả duy trì được lâu dài. Phương pháp điều trị này có thể mất khoảng 1 – 2 năm, đôi khi mất nhiều thời gian hơn.
Nếu không muốn gây chú ý, bạn có thể lựa chọn niềng răng trong suốt thay vì chọn niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.
Trước khi niềng, hãy yêu cầu bác sĩ chỉnh nha hoặc nha sĩ cho bạn thấy hình ảnh của khớp cắn sâu trước và sau khi niềng. Hình ảnh về kết quả chính là động lực giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó chịu của quá trình niềng răng.
Niềng răng trong suốt Invisalign điều trị khớp cắn sâu
Niềng răng trong suốt như Invisalign thực sự hiệu quả đối với các trường hợp cần chỉnh sửa khớp cắn sâu ở mức độ nhẹ và trung bình. Các khay niềng này gần như vô hình, có thể tháo lắp được và tác dụng lực lên răng, di chuyển răng tới vị trí tốt hơn, biến khớp cắn sâu mức độ nặng thành khớp cắn sâu ở mức độ bình thường. Thông thường, bệnh nhân cần thay khay niềng mới sau mỗi 2 tuần.
Chi phí cho niềng răng trong suốt đắt đỏ hơn niềng răng mắc cài truyền thống. Nhiều cha mẹ không ngần ngại trả thêm tiền để bảo vệ con của họ khỏi những lời chế nhạo khi chúng đeo niềng kim loại đến trường. Các thương hiệu như Invisalign cũng phổ biến đối với những người trưởng thành muốn giữ gìn một hình ảnh chuyên nghiệp hơn hoặc có sự linh hoạt trong việc tháo lắp khay niềng.
Phẫu thuật điều trị khớp cắn sâu
Vấn đề khớp cắn sâu do xương thường được yêu cầu phẫu thuật hàm, hay còn gọi là Phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm (Orthognathic surgery). Khi xương hàm phát triển không đúng cách, phẫu thuật cắt chỉnh sẽ giúp cải thiện hình thái xương. Diện mạo gương mặt của bạn sẽ thay đổi một chút sau phẫu thuật.
Điều trị khớp cắn sâu bằng phẫu thuật thường liên quan tới một hoặc nhiều kỹ thuật sau đây:
- Nhổ răng
- Tái định vị hàm
- Bắn vít
- Ghép lợi giả
Mọi hoạt động chỉnh sửa khớp cắn sâu đều được thực hiện trong khoang miệng, do đó không lo để lại sẹo lộ sau này. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể nghỉ qua đêm tại bệnh viện, và nghỉ làm hoặc nghỉ học trong khoảng 2-4 tuần.
Đeo hàm duy trì để điều trị khớp cắn sâu
Trong một số trường hợp, hàm duy trì tháo lắp có thể có hiệu quả để khắc phục khớp cắn sâu. Nó hoạt động tương tự như niềng răng, di chuyển răng chậm hơn. Bác sĩ sẽ khuyên phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Nếu bạn đã chỉnh nha trước đó, đeo hàm duy trì là cần thiết để ngăn cản răng dịch chuyển về vị trí cũ.
Tóm tắt: Trước và sau khi điều trị
Trước khi khắc phục khớp cắn sâu, có thể bạn rất ý thức về ngoại hình của mình; đặc biệt nếu mức độ khớp cắn sâu nghiêm trọng. Bạn có thể bị đau đầu hoặc đau mặt do khớp cắn sâu đẩy hàm dưới xuống, chèn ép lên dây thần kinh và sự cung cấp máu. Răng của bạn sẽ bị mài mòn nhanh hơn do có nhiều sức ép lên chúng.
Khi đã được điều trị khớp cắn sâu, hàm dưới được đẩy về phía trước, hình dáng khuôn mặt sẽ có sự thay đổi. Điều này nhận thấy rõ rệt khi quan sát hình ảnh trước và sau khi điều trị.
Các bài viết liên quan