Kỹ năng ra quyết định là gì? Vai trò và nguyên tắc đưa ra quyết định

8 tháng trước 24

Kỹ năng ra quyết định đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cuộc sống và thành công của mỗi cá nhân. Việc rèn luyện kỹ năng này giúp chúng ta lựa chọn những hướng đi tốt để đạt được mục tiêu. Vậy kỹ năng ra quyết định là gì và làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này hiệu quả. Cùng Vieclam.net tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Kỹ năng ra quyết định là gì? Vai trò và nguyên tắc đưa ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định là gì? Vai trò và nguyên tắc đưa ra quyết định

I. Kỹ năng ra quyết định là gì?

Kỹ năng ra quyết định là khả năng đưa ra hành động, lời nói và quyết định phù hợp nhất trong một tình huống cụ thể. Quá trình này bao gồm việc tìm hiểu, đánh giá các tùy chọn có sẵn và chọn lựa chúng dựa trên các tiêu chí nhất định. 

Chẳng hạn như, khi đứng trước quyết định nghề nghiệp, việc áp dụng kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta thấu hiểu mục tiêu, đánh giá các lựa chọn và quyết định được ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực và triển vọng trong tương lai.

Kỹ năng ra quyết định là gì?Kỹ năng ra quyết định là gì?

II. Vai trò của kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng ra quyết định đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Việc sở hữu kỹ năng này giúp chúng đưa ra những quyết định giải quyết vấn đề hiệu quả và hạn chế những lựa chọn gây hậu quả tiêu cực. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của kỹ năng ra quyết định:

  • Kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta cảm thấy tự tin hơn trong việc giải quyết vấn đề và đối mặt với các tình huống khó khăn. Để đưa ra quyết định đúng đắn, bạn cần phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan. Khi đó, bạn có khả năng đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm và kiến thức đã có, từ đây giúp bạn dễ dàng vượt qua các thách thức ở bất kỳ môi trường hay lĩnh vực nào.
  • Khi đối mặt với một tình huống khó khăn mà không biết phải làm gì, chúng ta thường có xu hướng lo lắng và căng thẳng. Tuy nhiên, khi có kỹ năng ra quyết định, bạn có khả năng xử lý tình huống đó một cách tự tin hơn. Từ đây, kỹ năng ra quyết định giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Để đưa ra quyết định chính xác, đòi hỏi mỗi cá nhân phải xem xét tất cả các thông tin liên quan đến vấn đề. Người ra quyết định có thể cần phải trao đổi, thảo luận và lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, hoặc thành viên trong nhóm. Quá trình này giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và giải quyết vấn đề,…
  • Hơn nữa, kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta lựa chọn phương án chính xác và hiệu quả trong các tình huống khó khăn. Việc này giúp tăng độ tin cậy và sự tôn trọng từ người khác. Bên cạnh đó, việc giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề của họ là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.

Xem thêm: Bộ câu trả lời “bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” hay nhất 2024

III. Nguyên tắc khi đưa ra quyết định

Khi đưa ra quyết định, có một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo tính chính xác của quyết định như sau:

1. Nguyên tắc định nghĩa

Nguyên tắc định nghĩa nhấn mạnh vai trò của việc nắm bắt rõ ràng về các vấn đề cần giải quyết trước khi đưa ra quyết định.

Để áp dụng nguyên tắc này, người ra quyết định cần thu thập thông tin đầy đủ và chính xác, nghiên cứu các khía cạnh và yếu tố liên quan,… Việc định nghĩa rõ ràng vấn đề giúp người ra quyết định có cái nhìn tổng quan, giúp xác định rõ mục tiêu và kết quả mà quyết định hướng đến. Hơn nữa, đảm bảo rằng, quyết định được đưa ra dựa trên một cơ sở rõ ràng. 

2. Nguyên tắc xác minh đầy đủ

Nguyên tắc xác minh đầy đủNguyên tắc xác minh đầy đủ

Nguyên tắc xác minh đầy đủ yêu cầu mọi quyết định phải được xác minh dựa trên cơ sở vững chắc và không dựa vào cảm tính. Điều này, đảm bảo tính khách quan và đảm bảo quyết định được đưa ra dựa trên các thông tin đáng tin cậy và lập luận chặt chẽ. Người ra quyết định cần nghiên cứu và xác minh các thông tin, chứng minh tính đúng đắn và bảo vệ quyết định của mình.

3. Nguyên tắc sự đồng nhất

Nguyên tắc sự đồng nhất áp dụng trong trường hợp quyết định được đưa ra trong môi trường làm việc nhóm, có sự tham gia của nhiều thành viên. Khi có nhiều thông tin và ý kiến khác nhau, người ra quyết định cần tìm hiểu, phân tích và tìm ra các điểm chung của vấn đề. Qua đó, quyết định cuối cùng được đưa ra dựa trên phân tích khách quan, cân nhắc tất cả các ý kiến và thông tin có liên quan từ các thành viên khác nhau.

Nguyên tắc này giúp đảm bảo tính đồng nhất và thống nhất trong quá trình ra quyết định nhóm, đồng thời tạo ra sự tương đồng và đồng lòng giữa các thành viên.

4. Nguyên tắc kịp thời và chính xác

Một quyết định đúng phải được đưa ra vào thời điểm phù hợp để đảm bảo quyết định có thể được áp dụng và thực hiện trong thời gian tối ưu, tránh trì hoãn và mất cơ hội.

Hơn nữa, một quyết định cần phải được thực thi. Vậy nên, hãy đảm bảo nó ngắn gọn, rõ ràng và chính xác, để việc thực hiện diễn ra dễ dàng và mang lại kết quả khả quan.

Nguyên tắc kịp thời và chính xácNguyên tắc kịp thời và chính xác

Xem thêm: Cách trả lời thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp, ghi điểm 2024

IV. Cách giúp bạn nâng cao kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng ra quyết định không phải là một kỹ năng khó khăn vượt khó, nhưng nó yêu cầu sự nhạy bén, tập trung và thực hành. Dưới đây là một số cách giúp bạn nâng cao kỹ năng ra quyết định:

1. Suy nghĩ độc lập

Đối với mỗi quyết định, hãy dành thời gian để suy nghĩ độc lập trước khi nhận ý kiến từ người khác. Điều này giúp bạn tập trung vào việc thu thập thông tin, xác định mục tiêu và đánh giá các phương án một cách khách quan. Tự hỏi các câu hỏi quan trọng và tìm hiểu các khía cạnh khác nhau liên quan đến quyết định là cách tốt để giúp bạn nâng cao kỹ năng.

Suy nghĩ độc lậpSuy nghĩ độc lập

Ví dụ, bạn đang xem xét việc mua một chiếc xe mới. Hãy tìm hiểu các yếu tố như giá cả, tiện ích, tiết kiệm năng lượng và khả năng bảo trì. Sau đó, suy nghĩ về ưu tiên cá nhân của bạn và đưa ra quyết định dựa trên những thông tin và suy nghĩ đó.

2. Kiên định trong lựa chọn

Khi đã đưa ra một quyết định, đó là dấu hiệu của sự kiên định và tin tưởng vào lựa chọn của bạn. Nếu bạn liên tục bị dao động hay hoài nghi, có thể bạn chưa thực sự đưa ra quyết định một cách rõ ràng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quyết định, có thể có những điều kiện khách quan thay đổi và đòi hỏi sự điều chỉnh. Đôi khi, bạn có thể phải thay đổi hoặc thậm chí lật ngược hoàn toàn quyết định ban đầu. Điều quan trọng là hãy tỉnh táo để nhận biết liệu bạn đang thay đổi để thích nghi với tình huống mới hay bạn đang mất đi sự kiên định và tin tưởng vào quyết định ban đầu.

3. Tự nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân

Hiểu rõ bản thân là một phần quan trọng để ra quyết định hiệu quả. Hãy xác định những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong việc ra quyết định. Điều này giúp bạn tận dụng những ưu điểm của mình và biết những hạn chế của mình, từ đó tìm cách bổ sung và cải thiện.

Tự nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của cá nhânTự nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân

4. Học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh

Liên tục học hỏi từ những người có kinh nghiệm và thành công trong việc ra quyết định. Tìm kiếm cơ hội để thảo luận với họ, hỏi về quy trình ra quyết định của họ, và học từ những sai lầm và thành công của họ. Thông qua việc nắm bắt kinh nghiệm của người khác, bạn có thể phát triển kiến thức và chiến lược mới để áp dụng vào quyết định của mình.

5. Lắng nghe ý kiến

Lắng nghe ý kiếnLắng nghe ý kiến

Đôi khi, nguồn thông tin và ý kiến từ người khác có thể cung cấp cho bạn góc nhìn mới và giá trị trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, lưu ý rằng không phải ý kiến nào cũng thích hợp. Hãy lắng nghe một cách cởi mở và suy nghĩ sâu sắc về những ý kiến được đưa ra trước khi bạn đưa ra quyết định cuối cùng.

6. Dám chịu trách nhiệm

Kỹ năng ra quyết định bao gồm việc đảm nhận trách nhiệm cho những quyết định mà bạn đưa ra. Dù là quyết định đúng hay sai, hãy chấp nhận trách nhiệm và học từ những kết quả của nó. Điều này giúp bạn trưởng thành và phát triển kỹ năng ra quyết định của mình theo thời gian.

V. Xác định những khó khăn thường gặp trong quá trình ra quyết định

Xác định những khó khăn thường gặp trong quá trình ra quyết địnhXác định những khó khăn thường gặp trong quá trình ra quyết định
  • Thiếu thông tin: Một trong những khó khăn chính là thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định không chính xác hoặc không đủ căn cứ. Để khắc phục, hãy tìm các nguồn thông tin đáng tin cậy, nghiên cứu kỹ về vấn đề và tìm hiểu thêm thông tin từ các chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm liên quan.
  • Áp lực thời gian: Khi đối mặt với áp lực thời gian, quyết định có thể bị ảnh hưởng bởi việc đưa ra lựa chọn nhanh chóng mà không có đủ thời gian để xem xét kỹ. Để vượt qua khó khăn này, hãy tạo ra lịch trình rõ ràng để có đủ thời gian nghiên cứu và đánh giá các phương án. Sử dụng kỹ thuật quản lý thời gian như ưu tiên hóa công việc và phân chia công việc để tối ưu hóa sự sắp xếp thời gian.
  • Thiếu sự đồng nhất trong nhóm: Khi làm việc nhóm, việc thiếu sự đồng nhất trong ý kiến và quan điểm có thể gây khó khăn trong quá trình ra quyết định. 
  • Tác động cảm xúc: Cảm xúc như sợ hãi, lo lắng hoặc áp lực từ người khác có thể ảnh hưởng đến quyết định. Lúc này, bạn cần thực hiện các bước giải tỏa stress, thảo luận với người tin cậy hoặc sử dụng kỹ thuật thư giãn để giảm bớt tác động cảm xúc và đưa ra quyết định từ một tư thế bình tĩnh và khách quan hơn.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ năng ra quyết định, cũng như cách vận dụng kỹ năng này vào thực tế. Bên cạnh những kiến thức về phát triển bản thân, tại website Vieclam.net còn thường xuyên cập nhật những chia sẻ kinh nghiệm bổ ích khác liên quan đến trắc nghiệm tính cáchmẹo tìm việc,… giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Theo dõi Vieclam.net thường xuyên bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đọc toàn bộ bài viết