Lụa tơ tằm là gì? Nguồn gốc & quy trình sản xuất lụa tơ tằm

1 năm trước 27

Lụa tơ tằm được xem là một trong những loại vải cao cấp, được rất nhiều người ưa chuộng khi sử dụng may các loại trang phục hay để trang trí nhà cửa. Bởi chúng có một nét đẹp sang trọng, quý phái mà ít loại vải nào có được. Không những vậy, quá trình để sản xuất được một tấm lụa tơ tằm cũng không hề đơn giản, giúp cho chất lượng của chúng ngày càng được khẳng định nhiều hơn. Vậy lụa tơ tằm mà có thể ghi trọn điểm với người tiêu dùng như vậy? Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu về chất liệu tuyệt vời này nhé.

dac tinh nguon goc ra doi cua vai lua to tam

I. Lụa tơ tằm là gì?

1. Khái niệm

Vải lụa được phân thành nhiều loại khác nhau như: Lụa satin, lụa Eri, lụa Tasar, lụa sen… và vải lụa tơ tằm. Mỗi loại lụa sẽ có nguồn gốc hình thành khác nhau, cũng như một số loại lụa sẽ được pha thêm các chất tổng hợp. Còn nếu đúng hoàn 100% từ nguyên liệu thiên nhiên là sợi tơ của con tằm, thì vải lụa đó mới được gọi là lụa tơ tằm.

Đối với lụa tơ tằm thì thành phần Fibrobin chiếm rất cao khoảng 75%. Đây là thành phần chính trong sợi tơ tằm, giúp lụa tơ tằm có một số ưu điểm mà những loại vải khác không có như độ bóng cao hơn, mịn hơn và mỏng hơn.

2. Nguồn gốc lụa tơ tằm

phu nu trung quoc xua kiem tra lua to tamVải lụa tơ tằm ra đời từ 6000 năm trước tại Trung Quốc
  • Trung Quốc: Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Trung Quốc đã có từ rất lâu. Chất liệu tơ tằm được phát hiện ra cách đây khoảng 6000 năm trước Công Nguyên. Đây là một trong những loại vải cao cấp và đắt tiền trong thời vua chúa của Trung Quốc, thường chỉ có những người có tiền hoặc những người hoàng thân quốc thích mới có điều kiện để sử dụng loại vải này. Vải lụa tơ tằm cũng trở thành một mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu nhập lớn cho Trung Quốc qua con đường tơ lụa. Chính vì lẽ này mà các vị vua Trung Hoa đã luôn tìm cách giữ bí mật về nghề trồng dâu nuôi tằm. Tuy nhiên công việc này đã bị rò rỉ qua các nước khác nên lụa tơ tằm đã có mặt ở nhiều quốc gia hơn.
  • Việt Nam: Ở Việt Nam theo một số ghi chép, thì nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ thời vua Hùng thứ 6. Được công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp và bắt đầu thực hiện, và ở đất nước ta thì việc trồng dâu một năm sẽ có hai mùa. Ngày nay thì vải lụa tơ tằm nổi tiếng có xuất xứ từ làng Vạn Phúc. Là một làng nghề truyền thống có rất nhiều vải lụa tơ tằm với các mẫu hoa văn phong phú. Sau khi bộ phim Áo lụa Hà Đông được khởi chiếu, lụa tơ tằm ở đây đã được nhiều người biết đến hơn.
  • Châu Âu: Lụa tơ tằm bắt đầu được sản xuất ở các nước Châu Âu. Mạnh nhất có thể kế đến nước Ý, khi mà nền kinh tế của các thành phố như Lucca, Venice và Florence phụ thuộc rất nhiều vào việc sản xuất lụa tơ tằm. Ngoài Ý ra, Pháp và Tây Ban Nha cũng là hai quốc gia sản xuất nhiều về loại vải này.

3. Ưu và nhược điểm lụa tơ tằm

a. Ưu điểm

  • Độ thẩm mỹ cao
  • Mềm mại, có độ bóng, lụa mềm và mịn
  • Độ thoáng khí vừa phải
  • Có độ bền cao hơn những chất lụa khác
  • Độ hút ẩm trung bình

b. Nhược điểm

  • Giá thành cao
  • Lụa dễ bị nhăn
  • Lụa dễ bị bết dính vào da mỗi khi trời lạnh

II. Quy trình sản xuất lụa tơ tằm

1. Trồng dâu nuôi tằm

Cây dâu rất dễ trồng và dễ chăm sóc, chúng có thể phát triển tốt trên mọi loại đất. Ngoài việc trồng dâu bằng giống cây con, cây còn có thể được trồng từ các cành cây dâu. Chỉ cần tưới nước và phân bón đúng kỹ thuật và quy trình, chỉ sau 4 – 6 tháng thì lá dâu đã có thể thu hoạch được. Chu kỳ và tuổi thọ của cây dâu có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm.

Theo kinh nghiệm của bà con nuôi tằm thì tằm thích nghi với thời tiết mát mẻ từ khoảng 25 độ C cho đến 30 độ C. Nhiệt độ khác nằm ngoài tầm này thì chất lượng tơ sẽ bị kém đi. Thức ăn duy nhất của con tằm chính là lá dâu, lá dâu phải có nhiều nhựa và có màu xanh đậm. Lá dâu không được quá già, mỗi lần cho ăn phải thái nhỏ và chỉ cho ăn khi tằm còn thức. Khi tằm đã chín vàng thì sẽ bắt chúng lên né để đóng kén, đưa né ra ngoài chỗ có ánh nắng nhẹ. Bởi ánh nắng nhẹ sẽ giúp cho kén được khô và có màu vàng đỏ đẹp.

Tam an la dau

Tằm sẽ nhả tơ đóng kén trong khoảng từ 3 đến 8 ngày. Tằm có tuyến nước bọt rất đặc biệt đó là một chất lỏng trong suốt chứa protein. Chất lỏng này khi đi ra ngoài không khí nó sẽ bị khô và tạo thành các sợi tơ. Việc nhả tơ tạo kén sẽ thường diễn ra trong vòng 4 ngày, sau khi việc nhả tơ kết thúc, kén sẽ được thu hoạch và đem đi ươm tơ.

2. Ươm tơ

thu hoach ken tam tai lang lua nam dinh 1Thu hoạch kén tằm lại làng lụa Nam Định

Các kén sau khi thu hoạch sẽ được dàn đều để chọn lọc lại, loại bỏ đi những kén bẩn, thối hay thủng đầu. Chọn những kén có nhiều tơ, và có sự giống nhau về hình dạng cũng như kích thước. Việc ươm tơ phải thực hiện nhanh chóng trong vòng khoảng 10 ngày nếu không ngài chui ra sẽ cắn đứt sợi tơ. Kén tằm sẽ được nấu sôi lên để giúp phần keo secirine bị tan đi và để kén mềm hơn cho việc rút sợi tơ.

Cho kén vào nồi nước có miệng rộng, khuấy cho các kén nổi lên. Lúc này cần chuẩn bị các con suốt để quấn các sợi tơ rút ra được từ kén. Bỏ các guồng tơ nằm ngang trên nồi nước sôi, sau đó cho sợi tơ chạy từ các con suốt qua các guồng tơ.

Quy trinh det lua to tam

3. Thành phẩm lụa tơ tằm

Sợi tơ sau khi đã được lấy ra từ kén sẽ được se lại với nhau. Bước quan trọng nhất chính là dệt vải. Mật độ sợi vải khác nhau sẽ cho ra những tấm vải khác nhau, lụa tơ tằm được dệt với các sợi dọc chạy lên và xuống, còn các sợi ngang thì được chạy ngang qua.

Mặc dù hiện nay đều được công nghiệp hoá bằng máy móc, nhưng tại nhiều làng nghề truyền thống, các nghệ nhân vẫn đang sử dụng phương pháp thủ công đó là dệt bằng khung cửi.

Những tấm vải sau khi đã được dệt sẽ đem đi nhuộm. Theo nguồn gốc những tấm lụa tơ tằm ngày xưa thì vải được nhuộm các màu từ thiên nhiên và thảo mộc. Vì các chất từ cây cối không làm cho người sử dụng bị dị ứng hay bị nổi mẩn đỏ. Chính vì lý do này mà mặc dù đã sử dụng chất nhuộm hoá học thay thế thảo mộc nhưng hiện tại một số nơi lại quay về cách nhuộm truyền thống.

Để tạo ra được một tấm lụa tơ tằm tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức nên đây là chất liệu được xem là cao cấp cũng như có giá thành rất cao.

thanh pham lua to tam tai vietnamHình ảnh tại làng nghề lụa Việt Nam

III. Lụa tơ tằm có nhăn không?

1. Lụa tơ tằm có nhăn không?

Tất cả các loại vải được tạo từ những nguyên liệu thiên nhiên đều có khả năng bị nhăn dù ít hay nhiều. Bởi vậy lụa tơ tằm cũng không phải là ngoại lệ. Lụa tơ tằm khi tiếp xúc với nhiệt độ và ánh sáng hay khi sử dụng trên người vải sẽ bị nhăn đi mặc dù bạn có thể mới là thẳng xong. Hay nhiều khi do vải tiếp xúc thân nhiệt, các sợi vải bị co lại khiến tấm vải bị nhăn. Vậy khi lụa tơ tằm bị nhăn, chúng ta phải làm gì?

2. Cách xử lý khi lụa tơ tằm nhăn

  • Khi giặt: Nếu có điều kiện thì lụa tơ tằm nên được giặt khô, và nhiệt độ nước giặt được khuyên là nước lạnh, nếu bỏ thêm đá vào ngâm thì càng tốt. Trong khi giặt không được giặt mạnh tay, vò nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
  • Khi là lụa tơ tằm: Để lụa tơ tằm được là thẳng hơn phải chỉnh qua chế độ cho vải lụa. Ngoài ra bàn là hơi nước là loại được sử dụng nhiều cho lụa, bởi các hơi nước sẽ giúp vải được dễ dàng làm thẳng hơn. Không chỉnh nhiệt độ quá cao khi là lụa tơ tằm.
  • Khi sử dụng: Khi sử dụng lụa cần cẩn thận hơn như hạn chế ngồi, hoạt động mạnh…

IV. Ứng dụng lụa tơ tằm trong cuộc sống

1. Trang trí nội thất

Cuộc sống ngày càng một hiện đại, cái đẹp luôn được tôn vinh và luôn là xu hướng mà mọi người muốn hướng đến. Chính vì lý do này, mà mặc dù lụa tơ tằm có giá thành rất cao nhưng vẫn được rất nhiều người chọn để trang trí nội thất như rèm cửa, khăn trải bàn, các loại khăn trang trí, vỏ bọc gối, bọc gối nệm sofa, vỏ gối, vỏ chăn…

Lua to tam trang tri noi that

Độ bóng nhẹ của lụa tơ tằm giúp cho không gian nhà ở trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn rất nhiều. Không những vậy ánh sáng chiếu vào lụa còn khiến cho ngôi nhà trở nên sáng sủa và giúp không gian trông rộng rãi hơn.

2. Sản xuất may mặc

a. Áo dài lụa tơ tằm

Áo dài được may từ lụa tơ tằm giúp các bạn nữ trông dịu dàng và đằm thắm hơn. Không những vậy, lụa tơ tằm còn tạo nên một chiếc áo dài mềm mại, đường nét uốn lượn tinh tế nhẹ nhàng.

Ao dai lua to tam

Áo dài là một trong những trang phục truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, nhờ vào sự kết hợp giữa nét đẹp truyền thống cùng với nét đẹp kiêu sa của lụa tơ tằm, chiếc áo dài toát lên được vẻ đẹp đầy kiêu hãnh nhưng cũng không kém phần duyên dáng.

Xem thêm: Top 10 loại vải may áo dài đẹp, sang trọng, được ưa chuộng nhất

b. Áo sơ mi

Thay vì những chiếc áo sơ mi được may bằng vải kate, ngày nay mọi người đã sử dụng lụa tơ tằm cho những chiếc áo sơ mi cách điệu. Áo sơ mi lụa tơ tằm được sử dụng nhiều ở chốn công sở hơn, tạo nét đẹp cho người phụ nữ ngay cả khi làm việc.

Ao so mi lua to tam

c. Các loại váy

Lụa tơ tằm được sử dụng để may váy ngủ, đặc tính bắt ánh sáng của lụa tơ tằm khiến người sử dụng trông nổi bật và quyến rũ hơn. Ngoài ra lụa tơ tằm còn rất được ưa chuộng để may váy dạ tiệc. Sang trọng, quý phái, kiêu sa là những ưu điểm mà lụa tơ tằm đem lại cho những chiếc váy. Độ bóng của lụa cũng rất thích hợp để may các loại trang phục vào ban đêm.

Vay lua to tam

d. Set bộ

Bên cạnh các loại trang phục được sử dụng cho công việc hay tiệc tùng, lụa tơ tằm còn được dùng để may trang phục ở nhà. Tuy ở nhà nhưng lụa tơ tằm vẫn giúp các bạn nữ luôn xinh xắn và đặc biệt với chất liệu mềm mại như thế này thì công việc nhà cũng được hoàn thành một cách xuất sắc. Bởi chúng tạo được cảm giác thoải mái và có độ thoáng mát cũng rất cao.

Set bo lua to tam

V. Những làng nghề lụa tơ tằm nổi tiếng Việt Nam

1. Làng lụa Vạn Phúc

lang nghe van phuc ha dong

“Thương hiệu vàng Thăng Long” là danh hiệu được Chính phủ Việt Nam bình chọn vào năm 2011 về các sản phẩm tơ lụa. Là một trong những làng nghề nổi tiếng và có truyền thống từ lâu đời, làng Vạn Phúc được cả nước biết đến nhờ vào những kinh nghiệm sàn xuất lụa tơ tằm lâu năm. Các sản phẩm ở đây được dệt rất công phu, tỉ mĩ, đa dạng về màu sắc kèm các hoa văn phong phú.

Là nguồn cũng cấp lụa chính cho triều đình để may các loại trang phục cho quan lại, vua chúa. Còn ngày nay, sản lượng tiêu thụ đạt hơn 2 triệu mét trong một năm. Có khoảng hơn 150 cửa hàng được mở ra cho việc tiêu thụ vải.

2. Làng lụa Duy Xuyên

Tồn tại đã hơn 3 thế kỷ trong việc trông dâu nuôi tằm, dệt vải, Duy Xuyên cũng là một trong những làng nghề có truyền thống dệt lụa tơ tằm lâu đời ở nước ta. Làng lụa Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam với các nghệ nhân là người Chăm Pa, đã truyền kinh nghiệm dệt lụa tơ tằm và bảo tồn chúng cho đến tận bây giờ.

Khác với lụa tơ tằm ở những nơi khác, lá dâu cho tằm ăn được hái trong rừng sâu nên khi tạo ra chất liệu có các đặc tính khác như lụa có sự mềm mại hơn. Ngoài các sản phẩm may mặc thông thường, lụa tơ tằm ở đây còn được sử dụng để may các loại khăn choàng mang đậm văn hoá bản sắc truyền thống của người Chăm. Những sản phẩm này đã thu hút được rất nhiều khách du lịch cũng như khách phương xa đến tham quan và tìm mua.

3. Làng lụa Tân Châu

Làng lụa Tân Châu thuộc tỉnh An Giang, nổi tiếng với các sản phẩm tơ lụa nhờ vào phương pháp nuôi tằm và sử dụng chất liệu thiên nhiên để làm màu nhuộm. Đối với mỗi làng nghề, các nghệ nhân sẽ có những phương pháp khác nhau nhằm tạo nên sự đặc biệt cho các sản phẩm của mình. Ở đây cũng vậy, thay vì chỉ thu hoạch lá dâu, người dân còn hái thêm cả cành dâu để giúp tằm kéo kén, tiếp theo đó mới nuôi tằm.

Hay sử dụng màu nhuộm thiên nhiên để nhuộm màu cho vải giúp cho tấm vải thích nghi và thân thiện với con người hơn, tránh được các hiện tượng dị ứng hay nồi ban đỏ. Với cách làm này, sản phẩm lụa tơ tằm của làng Tân Châu ngày càng được mọi người ưa chuộng và biết đến nhiều hơn.

Có thể nói lụa tơ tằm là một trong những loại vải có quá trình sản xuất và tiêu thụ hoàn toàn thích ứng với môi trường. Bên cạnh đó, nó còn là một sản phẩm tuyệt vời được chính con người Việt Nam ta tạo ra và nay cũng đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Hy vọng rằng trong tương lai, các làng nghề truyền thống cũng như nghề dệt lụa tơ tằm sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát triển ngày càng mạnh mẽ.

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:

Có thể bạn quan tâm:

Đọc toàn bộ bài viết