Mủ trôm là gì? Tác dụng trị bệnh và đặc điểm của dược liệu

1 năm trước 30

Mủ trôm là nhựa của cây trôm thường được dùng làm nước uống rất ngon và mát. Bên cạnh đó, trong mủ trôm còn chứa rất nhiều các hoạt chất có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, xương khớp, giải nhiệt mát gan đồng thời đem có khả năng làm đẹp an toàn và hiệu quả. Để biết chính xác hơn về đặc điểm dược liệu và các tác dụng của mủ trôm, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Mủ trôm là gì?

Cây mủ trôm là loại cây thân gỗ, có tên khoa học là Sterculia foetida, có thể cao từ 8-10m, thường sống ở nhiệt độ cao, đất khô cằn, có nguồn gốc từ Ấn Độ, Úc, Panama, Thái Lan,… Ở Việt Nam cây mọc nhiều ở các khu vực Ninh Thuận, Tiền Giang, Bình Thuận.. Mủ trôm là nhựa chiết xuất từ cây trôm, có màu trắng hoặc trắng đục và có thể có sợi hay hình tròn gần giống như tuyết yến.

mủ trômMủ trôm là nhựa được thu hoạch từ cây mủ trôm

Cây trồng sau 5- 7 năm bắt đầu có thể cho mủ trôm. Để lấy mủ trôm người ta có thể đục vào vỏ cây nhiều lỗ, sao cho đảm bảo mỗi lỗ cách nhau từ 5 – 10cm. Từ các vị trí này mủ trôm sẽ bắt đầu tiết ra và người ta có thể thu hoạch trong 2-3 ngày. Sau khoảng 2 tuần thu hoạch cách lỗ này sẽ tự lành lại để phục vụ cho lần lấy mủ sau.

Ngoài ra, vào mùa mưa, người ta có thể chặt các ngọn cây trôm vào buổi chiều rồi trải bạt nylon phía dưới để hứng nhựa chảy xuống vào ban đêm. Mủ trôm được thu hoạch vào sáng hôm sau sẽ được dùng làm mủ trôm khô.

Các đặc tính dược lý của mủ trôm

Mủ trôm có vị ngọt, tính mát, ăn có vị giọt, có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt giải độc, làm mát gan, tiêu viêm rất tốt. Mủ trôm có khả năng hút nước cao, nên có thể làm trương phình và  kích thích nhu động ruột nên có thể dùng trong điều trị các chứng nhuận tràng, khó tiêu.

mủ trômMủ trôm pha nước đem đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ

Đặc biệt các nghiên cứu cho thấy trong mủ trôm có rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Hàm lượng magiê trong nhựa trôm rất cao, thậm chí gấp 20 lần so với sữa. Đây là một chất có vai trò quan trọng trong hình thành và bảo vệ mô xương cũng như tham gia vào các thành phần của nhiều loại men cơ thể. Bổ sung magie giúp phòng tránh các bệnh nguy hiểm như bệnh tim, các bệnh về xương khớp, cao huyết áp hay tiểu đường.

Các nghiên cứu cho thấy trong nhựa trôm có chứa 37% uronic acid, calcium và muối magnesium cùng nhiều khoáng tố khác giúp mủ trôm biến thành dạng keo khi được ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%). Nhờ khả năng kết dính này nên nhựa trôm có thể được tận dụng trong ngành dược, nha khoa và kỹ nghệ.

Mủ trôm là một dạng của hợp chất polysaccharide cao phân tử,  trong quá trình thủy phân sẽ sản sinh ra đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic cùng một số chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Đaayu là những hoạt chất đem đến công dụng rất tốt trong trị mụn, và hỗ trợ điều trị xơ gan, kiết lỵ hiệu quả.

Nhựa trôm không hề độc, có thể dùng làm nước uống giải khát hay thuốc điều trị bệnh đều tốt. Tuy nhiên cần chú ý tìm hiểu về nguồn gốc của mủ trôm, tránh các sản phẩm trôi nổi hay chế biến bẩn có thể gây nguy hiểm ngược lại cho sức khỏe. Tuy nhiên lưu ý là với những người điều trị bệnh đang phải dùng một số loại thuốc và phụ nữ có thai lại không nên dùng nhựa trôm vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ.

Công dụng của mủ trôm

Dùng mủ trôm làm nước uống là món khoái khẩu trong ngày hè của rất nhiều người. Bên cạnh đó, mủ trôm còn đem đến rất nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho cơ thể bao gồm

  • Giải độc mát gan: những người bị nóng trong gây mụn nhọt, lở miệng, uống nước nhựa trôm có thể giải quyết nhanh chóng các triệu chứng này.
  • Tăng cường canxi: Hàm lượng canxi có trong nhựa trôm cực kỳ cao, thậm chí đứng đầu bảo dinh dưỡng. Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe, hạn chế các bệnh vệ răng miệng, duy trì chức năng xương khớp cực hiệu quả.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: nhờ đặc tính kích thích nhu động ruột nên những người bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu có thể dùng mủ trôm để làm bài thuốc nhuận tràng rất tốt. Đồng thời bài thuốc này cũng chống táo bón, ợ chua hiệu quả.
  • Dùng trong nha khoa: Nhờ khả năng kết dính nên tận dùng mủ trôm trong việc làm thuốc dính kết răng giả vừa an toàn và hiệu quả.
  • Điều trị viêm họng: Mủ trôm có tính kháng khuẩn, chống viêm nên được dùng trong điều trị bệnh viêm họng rất hiệu quả.
  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết:  Trong 100g nhựa trôm có chứa rất nhiều các khoáng chất như kẽm, canxi, natri,… giúp tăng cường năng lượng tối ưu cho cơ thể.
  • Ổn định đường huyết: Mủ trôm có vị ngọt tự nhiên nên phù hợp dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường, hay những người có lượng cholesterol và triglyceride trong máu cao. Đồng thời nhựa trôm còn có thể giảm tình trạng bệnh ở những người bị tim mạch hay huyết áp, những người thừa cân béo phì.
  • Giảm cân: Khả năng hút nước của mủ trôm khiến người dùng phải uống rất nhiều nước tạo cảm giác no bụng, nhờ đó lượng thức ăn nạp vào ít hơn và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Ngủ ngon giấc: Những người già, người lớn tuổi, người bị mất ngủ nhiều nếu dùng mủ trôm pha nước uống mỗi ngày giúp an thần và ngủ ngon giấc hơn.
  • Làm đẹp da: Hàm lượng các acid amin có trong mủ trôm như valine, threonine, kẽm giúp phục hồi da, giảm mụn nhọt, thâm nám, đem đến một làn da mịn màng trắng sáng trông thấy.

Cách dùng mủ trôm tươi

Mủ trôm cần phải sơ chế đúng cách mới có thể dùng được. Cách ngâm mủ trôm vô cùng đơn giản, chỉ cần đổ nước ngập nước vào ngâm trong một ngày là có thể dùng được. Pha nước với mủ trôm có thể bảo quan trong tủ lạnh dùng đân trong vài ngày và tiện lợi vừa tốt cho sức khoẻ.

mủ trômNgâm mủ trôm không đúng cách có thể gây hại cho sức khoẻ

Tuy nhiên, cần chú ý một số vấn đề sau để có thể tận dụng hết các tính năng mà mủ trôm đem lại

  • Mủ trôm không hoàn toàn tan hết trong nước nhưng nó lại có đặc tính hút nước làm trương phình lên và trở thành một dung dịch khá nhớt. Độ nhớt có thể tăng dần khi được nghiền hay băm nhỏ. Vì vật tốt nhất bạn nên ngân nhựa trôm với nước lạnh theo tỷ lệ 0,5 – 2% mà thôi.
  • Nếu dùng mủ trôm dạng bột thì ngâm trong 3-4 tiếng còn nếu mủ trôm tươi nên ngâm khoảng 12 – 24 tiếng sau đó mới đem đi chế biến nước uống. Nếu dùng không hết bạn có thể quản quản trong ngăn mát tủ lạnh mà không làm mất đi hương vị thơm ngon của nó.
  • Khi ngâm nhựa trôm nên đảm bảo để nó nở hết hoàn toàn vì nếu dùng mủ chưa nở hết có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột do chúng hút nước và trương phình bên trong bao tử.
  • Nên làm nước uống với đường phèn, trái cây hay hạt é, hạt chia,… để tăng độ thơm ngon và dinh dưỡng.
  • Không nên đun sôi mủ trôm hay ngâm mủ với nước sôi vì có thể phá hủy kết cấu dinh dưỡng và làm giảm những tác dụng tuyệt vời của nó cho sức khoẻ.

Cách pha nước với mủ trôm

Mủ trôm thường được dùng để pha nước, nấu chè giải nhiệt vừa thơm ngon lại rất dễ làm. Bạn có thể tham khảo các cách làm nước với nhựa trôm đơn giản dưới đây.

mủ trômNấu nước mủ trôm vừa đơn giản vừa thanh mát và ngon miệng

Chè mủ trôm

Nguyên liệu:  mủ trôm, mủ gòn mỗi thứ 3 cục; 30 trái táo tầu đỏ khô; 2 thìa canh hạt é; 150 gr long nhãn khô; Đường phèn; 4 lít nước.

Cách làm

  • Mủ trôm đã được sơ chế và ngâm nở để không còn màu vàng, rửa sạch lại lần nữa.
  • Hạt é ngâm nước ấm khoảng 5-10 phút cho nở hết rồi vớt ra rổ để ráo
  • Táo tầu đỏ và long nhãn rửa sạch.
  • Đun sôi 4 lít nước sau đó cho long nhãn vào đầu tiên, nấu cho nở, cho tiếp đường phèn và táo tầu. Nêm nếm vừa miệng hớt bọt trên nồi nước. Tắt bếp để nguội mới cho hạt é, mủ trôm và mủ gòn vào đảo đều.
  • Rót ra chai để lạnh.

Món chè này giúp thanh nhiệt giải độc, dưỡng nhan, an thần, trị mất ngủ rất tốt. Tuy nhiên món chè này lại không phù hợp với những người bị nóng trong hay phụ nữ có thai.

Nước mủ trôm hạt chia lá dứa

Nguyên liệu: Mủ trôm 20g; lá dứa nếp 100g, đường phèn, 1 muỗng hạt chia, 1,5 lít nước.

Cách làm:

  • Mủ trôm đã được sơ chế và ngâm nở để không còn màu vàng, rửa sạch lại lần nữa.
  • Hạt chia ngâm nước khoảng 30 phút cho nở hết rồi vớt ra rổ để ráo
  • Lá dứa rửa sạch để ráo
  • Cho lá dứa vào cùng 1,5 lít nước nấu trong 12- 15 phút. Cho đường phàn vào khuấy đều cho tan hết, nêm nếm vừa miệng. Tắt bếp để nguội rồi với cho hạt chia và nhựa trôm vào.
  • Để và chai bảo quản trong tủ lạnh dùng không quá 3 ngày.

Nước mủ trôm hạt chia lá dứa có tác dụng tốt trong chống táo bón, đào thải độc tố, hỗ trợ ăn ngon miêngj, ngủ sâu, giảm stress, ổn định huyết áp cùng một số tác dụng rất tốt cho sức khoẻ người dùng.

Nước mủ trôm nha đam lá dứa

Nguyên liệu: 100g mủ trôm; Nha đam 5- 8 nhánh, tuỳ kích cỡ; vài lá dứa nếp, đường phèn, một ít muối hột, 3 lít nước.

Cách làm

  • Mủ trôm đã được sơ chế và ngâm nở để không còn màu vàng, rửa sạch lại lần nữa.
  • Lá dứa rửa sạch để ráo
  • Đun 3 lít nước sôi với lá dứa và một ít muối hột.
  • Nha đam gọt vỏ, lấy lớp gel trong, rửa lại với muối hột cho bớt nhớt. Cho nha đam vào nồi nước lá dứa nấu cho sôi rồi cho ra một thau đá lạnh ngâm vài phút để nha đam được giòn và ngọt hơn.
  • Sau khi vớt nha đam ra cho đường phèn vào theo khẩu vị, đun đến khi sôi vớt bọt rồi tắt bếp. Để cho nguội rồi cho mủ trôm vào.
  • Bỏ vô chai và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Nha đam nấu mủ trôm và lá dứa vừa thanh mát, giải nhiệt mát gan, tiêu viêm rất tốt trong điều trị mụn nhọt, chứng mất ngủ, ổn định huyết áp cho người dùng hiệu quả.

Dùng mủ trôm làm nước vừa ngon ngọt vừa thanh mát rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên nhớ mua nhựa trôm ở những địa chỉ uy tín để tránh tình trạng trong mủ có một số chất độc hại gây ảnh hưởng đến người dùng. Ngoài ra nếu người đang điều trị bệnh dùng thuốc mà vẫn muốn uống nước mủ trôm thì nên dùng sau khi uống thuốc trên 2 tiếng để không làm ảnh hưởng đến các tác dụng của thuốc.

Đọc toàn bộ bài viết