Nấm ngọc cẩu là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, tinh trùng yếu, đau nhức xương khớp, khí hư ra nhiều,… Người bệnh chỉ cần thực hiện đúng hướng dẫn và liều lượng như lương y đã kê thì sau một thời gian những tình trạng này sẽ giảm dần, cải thiện được sinh lý và nâng cao sức khỏe.
Mô tả nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu hay còn được gọi là nấm tỏa hương, ký sinh hoàn, củ gió đất, hoa đất, bất lão được, địa mao cầu, xà cô,… Tên khoa học là Cynomorium songaricum Rupr, thuộc họ Balanophoraceae (Gió đất).
1. Đặc điểm nhận dạng
Nấm ngọc cẩu là một loài thực vật sống lâu năm, thường ký sinh trên các cây gỗ lớn hoặc trên rễ các cây cổ thụ trong gừng để tồn tại và phát triển. Chúng có thân màu đỏ sẫm với chiều cao khoảng 10 – 15 cm, không có lá, hoa có mùi hôi khó ngửi và được bọc lại bằng mo nhỏ.
Trong thực tế, loài thực vật này hoàn toàn không thuộc họ nhà nấm nhưng vì khi mọc lên khỏi mặt đất nó có hình dạng gần giống nấm nên được mọi người đặt tên là nấm ngọc cẩu. Chúng không mọc riêng lẻ mà thường phát triển thành từng cụm nhỏ.
2. Phân loại
Để phân loại nấm ngọc cẩu, người ta sẽ dựa vào màu sắc phần ruột nấm hoặc đặc điểm nhận dạng bên ngoài. Cụ thể:
- Theo màu sắc phần ruột nấm: Gồm có ngọc cẩu ruột vàng (hương thơm nhẹ) và ngọc cẩu tím, đỏ (đường kính bé hơn ngọc cẩu vàng).
- Theo đặc điểm nhận dạng bên ngoài: Gồm có ngọc cẩu đực (cao khoảng 10 – 15 cm) và ngọc cẩu cái (chỉ cao tối đa từ 2cm đến 3cm).
3. Phân bố
Nấm ngọc cẩu tồn tại và sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm ướt như rừng rậm với độ cao trên 1500 mét. Nên loài thực vật này thường được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh như: Sa Pa, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Ba Vì, Tam Đảo,…
4. Bộ phận sử dụng
Toàn thân nấm ngọc cẩu đều được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc trị bệnh, làm đẹp và cải thiện sức khỏe.
5. Thu hoạch – sơ chế – bảo quản
Thời điểm tốt nhất để thu hoạch nấm ngọc cẩu là từ tháng 8 đến tháng 12. Bởi vì lúc đó loài thực vật này mới xuất hiện và phát triển đạt kích thước chuẩn nhất, đặc biệt là lượng hoạt chất gần như được giữ nguyên khi không bị phai nhạt bởi mưa.
Người dân sẽ tiến hành hái những cây nấm ngọc cẩu to bằng bằng ngón tay người lớn, còn những cụm bé sẽ được để lại để chúng sinh sôi và phát triển trong những năm sau đó.
Sau khi thu hái về, nấm ngọc cẩu sẽ được rửa nhiều lần với nước để làm sạch tạp chất. Sau đó, những cây nấm tươi cần được sử dụng sẽ để riêng, phần còn lại thì cắt thành lát mỏng để phơi khô dùng dần.
Tất cả nấm ngọc cẩu khô sẽ được bảo quản trong hủ thủy tinh hoặc bọc bịt kín để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn gây hư hại. Sau đó, đem đi cất trữ ở nơi thoáng mát để giữ được dược liệu lâu ngày.
6. Thành phần hóa học
Trong nấm ngọc cẩu chứa rất nhiều thành hóa học tốt cho sức khỏe con người như:
- Testosterone
- Arginin
- Gentianine
- Orienti
- Carpaine
- Vitexin
- Choline
- Diogenin
- Trigonelline
- 13 loại axit amin
- Tinh dầu
- Chất béo
Vị thuốc nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, suy giảm trí nhớ, đau nhức xương khớp,… Chỉ cần sử dụng đúng cách và đủ liều lượng, nó sẽ giúp người bệnh đẩy lùi bệnh tật, cải thiện sinh lý và nâng cao sức khỏe hiệu quả.
1. Tính vị – quy kinh
Nấm ngọc cẩu có tính ôn, vị chát nhẹ và hơi ngọt, có mùi hôi hơi khó chịu. Trong Đông y, loại dược liệu này trong quy kinh được xếp vào Tỳ và Thận.
2. Tác dụng
Theo Y học cổ truyền, nấm ngọc cẩu khi được dung nạp vào cơ thể sẽ đi vào Tỳ, Thận giúp tráng dương, bổ thận, giảm đau, bổ máu, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện khả năng sinh lý, nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh hơn.
Còn theo Y học hiện đại, loại thực vật này chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Khi được bổ sung đúng cách vào bên trong thân thể sẽ cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, rối loạn cương dương, đau nhức xương khớp, suy giảm trí nhớ, táo bón.
Ngoài các tác dụng chữa bệnh, nấm ngọc cẩu còn có khả năng dưỡng da, điều trị tàn nhang – nám, phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa thiếu máu cho phái nữ sau khi sinh.
3. Cách sử dụng và liều lượng
Nấm ngọc cẩu thường được sử dụng dưới dạng ngâm rượu, sắc thuốc cùng các nguyên liệu khác để uống hoặc chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng để trị bệnh. Tùy theo tình trạng sức khỏe và mục đích dùng mà có liều lượng khác nhau.
Những bài thuốc trị bệnh hay nhất từ nấm ngọc cẩu
Dưới đây là 12 bài thuốc trị bệnh hay nhất từ nấm ngọc cẩu. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính chất tham khảo vì liều lượng và cách dùng còn tùy thuộc nhiều vào sức khỏe và tình trạng mắc bệnh của mỗi người. Tốt nhất, nên đến gặp thầy thuốc hoặc bác sĩ nếu có nhu cầu muốn sử dụng.
1. Bài thuốc trị liệt dương
Cách 1: Dùng nấm ngọc cẩu khô, mật ong và dâu tằm
Nguyên liệu:
- 20 gram nấm ngọc cẩu khô
- 20 gram trái dâu tằm chín
- 10ml mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Nấm ngọc cẩu khô sau khi mua về thì đem tán nhỏ.
- Cho bột nấm ngọc cẩu khô, dâu tằm và mật ong vào bình, châm thêm nước sôi vào để hãm.
- Chờ trong 15 phút để hoạt chất trong nguyên liệu ra hết thì gạn lấy nước uống.
Cách 2: Nấm ngọc cẩu kết hợp với nhiều vị thuốc Đông y
Nguyên liệu:
- 12 gram nấm ngọc cẩu
- 12 gram phục linh
- 12 gram nhục thung dung
- 12 gram thỏ ty tử
- 12 gram ba kích nhục
- 12 gram sao táo nhân
- 12 gram bạch nhân sâm
- 15 gram thục địa
- 15 gram sơn dược
- 15 gram câu ký
- 15 gram sơn thủ nhục
- 9 gram cam thảo
- 9 gram thiên môn đông
Cách thực hiện:
- Tất cả nguyên liệu đem đi tán nhuyễn thành bột mịn rồi cho mật ong vào trộn đều.
- Dùng tay nặn thành từng viên với khối lượng khoảng 9 gram rồi cho vào lọ thủy tinh đậy nắp lại dùng dần.
- Sử dụng mỗi ngày 3 lần với liều lượng là 1 viên/lần và uống bằng nước đun sôi để nguội.
Cách 3: Dùng nấm ngọc cẩu khô, nhục thung dung, bột mì và thịt dê
Nguyên liệu:
- 5 gram nấm ngọc cẩu khô
- 5 gram nhục thung dung
- 200 gram bột mì
- 50 gram thịt dê
Cách thực hiện:
- Cho nấm ngọc cẩu khô và nhục thung dung vào nồi nấu sôi với một lượng nước vừa đủ.
- Lọc lấy nước rồi đem đi nhào trộn với bột mì thành hỗn hợp đặc và mịn.
- Dùng dụng cụ cán mỏng bột ra rồi dùng dao cắt thành các sợi dài giống sợi mì.
- Cho vào nấu cùng thịt dê và ăn mỗi ngày sẽ cải thiện khả năng cương cứng ở dương vật.
2. Bài thuốc trị xuất tinh sớm
Cách 1: Dùng nấm ngọc cẩu, đổ trọng, địa hoàng thán, táo tàu khô, gừng tươi và đuôi heo
Nguyên liệu:
- 20 gram nấm ngọc cẩu
- 30 gram đổ trọng
- 30 gram địa hoàng thán
- 8 gram táo tàu khô
- 15 gram gừng tươi
- 150 gram đuôi heo
Cách thực hiện:
- Gừng tươi sau khi mua về đem đi rửa sạch, cho vào cối giã nát rồi để ra chén.
- Đuôi heo lấy đi cạo lông, rửa với nước để làm sạch rồi dùng dao chặt thành khúc vừa ăn.
- Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi với một lượng nước vừa ngập.
- Đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ trong 120 phút thì tắt bếp. Có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
Cách 2: Dùng nấm ngọc cẩu, ngũ vị tử, hoài sơn, đảng sâm và gà trống
Nguyên liệu:
- 20 gram nấm ngọc cẩu
- 20 gram ngũ vị tử
- 50 gram hoài sơn
- 50 gram đảng sâm
- 1 con gà trống nhỏ
Cách thực hiện:
- Gà trống sau khi mua về thì làm sạch lông, bỏ nội tạng rồi rửa lại với nước.
- Cho tất cả các vị thuốc vào trong bụng gà và đem đi hấp cách thủy trong 60 phút.
- Sau khi gà chín thì tắt bếp, đem chia thành 2 phần bằng nhau ăn trong ngày.
- Thực hiện đều đặn mỗi tuần 1 lần để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
3. Bài thuốc trị yếu sinh lý
Cách 1: Dùng nấm ngọc cẩu, tang phiêu diêu, bạch phục linh và long cốt
Nguyên liệu:
- 120 gram nấm ngọc cẩu
- 120 gram tang phiêu phiêu
- 40 gram bạch phục linh
- 40 gram long cốt
Cách thực hiện:
- Tất cả nguyên liệu đem đi tán mịn thành bột.
- Cho vào lọ thủy tinh đậy nắp lại để dùng dần.
- Mỗi lần dùng lấy 15 gram pha với nước muối loãng.
- Uống 2 lần/ngày thì sau một thời gian bệnh sẽ cải thiện.
Cách 2: Rượu ngâm nấm ngọc cẩu khô
Nguyên liệu:
- 500 gram nấm ngọc cẩu khô
- 100ml mật ong nguyên chất
- 5 lít rượu nếp trắng ngon
Cách thực hiện:
- Nấm ngọc cẩu sau khi mua về thì cẩn thận kiểm tra lại xem có bị sâu mọt hay nấm mốc hay không rồi mới sử dụng.
- Cho nấm ngọc cẩu vào bình và sắp xếp ngay ngắn rồi cho rượu trắng, mật ong vào ngâm.
- Đậy nắp bình lại, bảo quản nơi thoáng mát trong khoảng 60 – 90 ngày rồi đem ra dùng.
- Lọc lấy nước uống mỗi ngày 2 đến 3 lần và mỗi lần 50ml để đạt kết quả tốt nhất.
Cách 3: Rượu ngâm nấm ngọc cẩu tươi
Nguyên liệu:
- 1kg nấm ngọc cẩu tươi
- 200ml mật ong nguyên chất
- 4 lít rượu nếp trắng (loại trên 40 độ)
- Bình thủy tinh có nắp đậy
Cách thực hiện:
- Nấm ngọc cẩu tươi đem rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng một lúc để diệt khuẩn.
- Vớt nấm ngọc cẩu ra, để ráo nước rồi đem đi tráng qua một lần với rượu nếp trắng.
- Dùng dao cắt dọc nấm ngọc cẩu ra làm hai hoặc làm bốn tùy theo kích thước.
- Cho nấm vào bình, xếp ngay ngắn, sau đó cho rượu và mật ong vào ngâm trong 1 tháng rồi lấy ra sử dụng.
- Sử dụng uống 2 – 3 lần/ngày với liều lượng là 50ml thì sau một thời gian sẽ tăng cường được sinh lý.
4. Bài thuốc trị rối loạn cương dương
Nguyên liệu:
- 30 gram nấm ngọc cẩu
- 2 thìa mật ong
- 1 lít nước
Cách thực hiện:
- Cho nấm ngọc cẩu và nước đã chuẩn bị vào nồi đun sôi.
- Chờ cho hoạt chất trong nguyên liệu ra hết và sắc lại còn 600ml thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước và cho thêm mật ong, dùng muỗng khuấy đều rồi chia làm hai phần bằng nhau uống trong ngày.
5. Bài thuốc trị thận dương bất túc, lưng gối nhức mỏi
Nguyên liệu:
- 15 gram nấm ngọc cẩu
- 100 gram thịt dê
- 1 bát gạo lứt
- 700ml nước lọc
- Gia vị, gừng tươi, hành lá
Cách thực hiện:
- Gừng tươi và hành lá đem đi rửa sạch rồi dùng dao thái thành sợi nhuyễn, để ra chén.
- Cho nấm ngọc cẩu và nước vào nồi, đun sôi trong 20 phút thì tắt bếp.
- Sau đó, sử dụng nước này để nấu chín nhừ thịt dê và gạo lứt.
- Cuối cùng, cho thêm gia vị, hành lá và gừng tươi vào, nêm nếm cho vừa ăn rồi thưởng thức.
6. Bài thuốc trị nhức mỏi xương khớp
Nguyên liệu:
- 16 gram nấm ngọc cẩu
- 16 gram hủ trường
- 16 gram hoàng bá
- 16 gram ngưu tất
- 16 gram mộc miên
- 8 gram địa hoàng
- 8 gram đương quy
- Một ít rượu trắng
Cách thực hiện:
- Đem các vị thuốc nghiền nát thành bột mịn rồi cho rượu vào nhào trộn.
- Dùng tay vo hỗn hợp thành các viên tròn có khối lượng khoảng 10 gram.
- Cho tất cả thành phẩm vào lọ thủy tinh, đậy nắp lại để sử dụng dần với liều lượng 2 viên/ngày.
7. Bài thuốc trị tinh trùng yếu
Nguyên liệu:
- Nấm ngọc cẩu tươi
- 2 quả thận heo
- Một ít hành lá
- Một ít gừng tươi
Cách thực hiện:
- Thận heo sau khi mua về thì đem đi cắt dọc, loại bỏ phần màng hôi phía trong.
- Gừng tươi cho vào cối giã nát rồi cho vào thau nước để rửa sạch thận heo.
- Dùng dao cắt lác nấm ngọc cẩu tươi, sau đó cho vào giữa thận heo, dùng hành lá buộc lại để cố định.
- Đem thận heo vừa chế biến xong đi hấp cách thủy đến khi chín mềm thì tắt bếp rồi ăn.
8. Bài thuốc trị khí hư ra nhiều cho nữ giới
Cách 1: Dùng nấm ngọc cẩu, nhục thung dung, long cốt, hồng trà, phục linh và tang phiêu phiêu
Nguyên liệu:
- 5 gram nấm ngọc cẩu khô
- 3 gram nhục thung dung
- 3 gram long cốt
- 3 gram hồng trà
- 3 gram phục linh
- 3 gram tang phiêu phiêu
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu sau khi mua về thì cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước.
- Đun sôi hỗn hợp đến khi hoạt chất trong các vị thuốc ra hết thì tắt bếp.
- Đợi cho nước nguội bớt thì sử dụng uống trong ngày thay cho trà.
Cách 2: Dùng nấm ngọc cẩu, hồng trà, hoài sơn, đảng sâm và phúc bồn tử
Nguyên liệu:
- 5 gram nấm ngọc cẩu
- 3 gram hồng trà
- 3 gram hoài sơn
- 3 gram đảng sâm
- 2 gram phúc bồn tử
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào nồi nấu với 1 lít nước lọc.
- Chờ cho hoạt chất trong nguyên liệu ra hết và sắc lại thi tắt bếp.
- Dùng để uống hết trong ngày. Thực hiện đều đặn thì sẽ giảm được khí hư.
9. Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp cho người lớn tuổi
Nguyên liệu:
- 16 gram nấm ngọc cẩu khô
- 16 gram ngưu tất
- 16 gram hoàng cầm
- 16 gram tri mâu
- 16 gram hoàng bá
- 16 gram quy bản
- 16 gram đổ trọng
- 8 gram địa hoàng
- 8 gram đương quy
- Một ít rượu
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cán thành bột mịn.
- Sau đó, cho rượu vào trộn đều rồi vo thành viên tròn nhỏ.
- Cho vào hủ thủy tinh đậy nắp lại dùng dần với liều lượng 2 viên/ngày.
10. Bài thuốc trị táo bón cho người cao tuổi
Cách 1: Dùng nấm ngọc cẩu, ngưu tất, chỉ xác, vừng đen và vừng vàng
Nguyên liệu:
- 15 gram nấm ngọc cẩu
- 10 gram ngưu tất
- 10 gram chỉ xác
- 12 gram vừng đen
- 12 gram vùng vàng
Cách thực hiện:
- Cho tất cả các vị thuốc và một lượng nước vừa đủ vào nồi.
- Đun sôi hỗn hợp đến khi nước sắc lại thì tắt bếp.
- Chờ cho nước bớt nóng thì dùng để uống.
Cách 2: Dùng nấm ngọc cẩu, nhục thung dung và mật ong nguyên chất
Nguyên liệu:
- 100 gram nấm ngọc cẩu
- 100 gram nhục thung dung
- 250ml mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Đem nấm ngọc cẩu và nhục thung dung đi sắc kỹ 2 lần nước.
- Dùng đũa trộn đều rồi tiếp tục nấu hỗn hợp đến khi đông lại thành cao.
- Cho tất cả vào lọ thủy tinh và dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy 2 muỗng hỗn hợp pha với nước ấm và uống trước mỗi bữa ăn chính.
11. Bài thuốc trị nhức mỏi tay chân, đau lưng cho thai phụ
Nguyên liệu:
- 1 kg nấm ngọc cẩu tươi
- 4 – 5 lít rượu trắng (trên 40 độ)
Cách thực hiện:
- Nấm ngọc cẩu đem đi rửa nhiều lần với nước để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn.
- Cho nấm ngọc cẩu, rượu trắng vào ngâm trong bình thủy tinh rồi đem để ở nơi thoáng mát để bảo quản.
- Sau 30 ngày ủ rượu thì đem ra sử dụng. Mỗi ngày dùng 2 lần trước bữa ăn với liều lượng là 20ml.
12. Bài thuốc trị tàn nhang, rối loạn nội tiết tố
Nguyên liệu:
- 50 gram nấm ngọc cẩu khô
- Nước nóng
Cách thực hiện:
- Nấm ngọc cẩu khô chọn loại không bị nấm móc và cho vào bình trà.
- Sau đó cho thêm một lượng nước sôi vừa đủ vào bình nấm ngọc cẩu để hãm.
- Sau khi hoạt chất ra hết thì rót lấy nước uống trong ngày, thực hiện đều đặn để đạt kết quả tốt nhất.
Những lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu trị bệnh
Theo các nghiên cứu của khoa học, nấm ngọc cẩu là vị thuốc lành tính và an toàn cho sức khỏe người dùng khi hiện nay vẫn chưa phát hiện thành phần độc hại. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất thì người bệnh khi sử dụng vẫn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không sử dụng nấm ngọc cẩu cho người bị dị ứng với các thành phần có trong bài thuốc hoặc người bị cao huyết áp, suy giảm chức năng gan thận, mắc các bệnh lý về tiêu hóa, đang chữa ung thư bằng cách xạ trị.
- Khi dùng nấm ngọc cẩu trị bệnh chung với thuốc tây phải hết sức thận trọng vì nếu kết hợp không đúng cách sẽ xảy ra phản ứng tương tác, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trường hợp cần sử dụng nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất.
- Nếu sau 3 – 5 ngày dùng nấm ngọc cẩu để điều trị mà bệnh không thuyên giảm hoặc tệ hơn là có dấu hiệu dị ứng thì nên tạm thời ngưng lại. Sau đó đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng chữa trị phù hợp hơn.
- Sử dụng đều đặn và đúng hướng dẫn để đạt kết quả trị bệnh cao nhất. Tuyệt đối không sử dụng sai cách hoặc quá liều để tránh tác dụng phụ và các rủi ro không mong muốn.
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về nấm ngọc cẩu. Hi vọng đã giúp được bạn đọc nắm được tác dụng cũng như cách chữa bệnh, cải thiện sinh lý hiệu quả. Từ đó, lựa chọn và ứng dụng được vào thực tế cuộc sống.