Dáng mũi không chỉ là kết quả của sự di truyền mà còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn. Bởi thế, người Việt chúng ta đa phần đều có sống mũi thấp, tẹt và đầu mũi to bè.
Vậy mũi thấp, tẹt là mũi như nào?
Mũi thấp, tẹt là dáng mũi có sống và đầu mũi thấp, cánh mũi hơi bè ngang, lỗ mũi cũng rộng và bè. Nhìn chung tổng thể dáng mũi thường ngắn, bè, mất cân xứng, một số trường hợp đầu mũi có thể cũng bi hếch làm lộ rõ lỗ mũi.
Mũi thấp tẹt thường có xu hướng mang lại hình ảnh khuôn mặt phẳng, dẹt và rộng hơn. Do đó, mục tiêu chính của quy trình phẫu thuật khắc phục mũi thấp, tẹt là tăng thêm chiều cao cho sống và đầu mũi. Tuy nhiên một số trường hợp khi phẫu thuật lại đặt một miếng sụn nhân tạo kéo dài suốt từ gốc mũi đến đầu mũi để nhằm mục đích nâng cao, và theo thời gian miếng sụn này dần phát triển các biến chứng đáng tiếng như bóng đỏ da, hoặc co rút mũi.
Vì thế đối với những trường hợp mũi nguyên bản, tức là chưa từng can thiệp gì trước đó nhưng sống và đầu mũi thấp, cánh mũi bè rộng thì nâng mũi cấu trúc là lựa chọn tốt nhất. Đây chính là phương pháp hoàn hảo, cải thiện lại toàn bộ dáng mũi, có khả năng chỉnh sửa khuyết điểm từ sống mũi, đến đầu mũi, trụ mũi và cánh mũi để tạo dáng mũi cân đối, hài hòa với tổng thể gương mặt bệnh nhân. Tuy nhiên trong quy trình này sẽ chỉ sử dụng sụn nhân tạo cho phần sống mũi, còn lại phần đầu và cánh mũi sẽ tạo hình bằng sụn tự thân, để đảm bảo tránh tối đa biến chứng từ sụn nhân tạo. Trường hợp không muốn dùng sụn nhân tạo cho sống mũi thì có thể thay thế bằng sụn sườn tự thân.
Đối với những trường mũi đã phẫu thuật thì tuyệt đối không dùng sụn nhân tạo, mà chỉ dùng sụn tự thân. Và trước đó nếu đã dùng sụn nhân tạo đặt sống mũi hoặc đầu mũi thì bệnh nhân sẽ cần tháo bỏ hoàn toàn.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp nâng mũi cấu trúc là sử dụng kết hợp cả sụn nhân tạo cao cấp và sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể, qua đó hạn chế tối đa biến chứng, tạo dáng mũi đẹp tự nhiên và duy trì kết quả lâu dài. Đặc biệt, sau một thời gian khi mũi đã ổn định vào phom, bệnh nhân có thể thoải mái vặn lắc như mũi thật mà không hề làm ảnh hưởng đến cấu trúc, sự an toàn cũng như dáng mũi.
Quy trình nâng mũi cấu trúc chỉnh sửa mũi thấp, tẹt
Đánh giá bệnh nhân
Trước tiên bác sĩ cần đánh giá tình trạng mũi trong và mũi ngoài của bệnh nhân.
Đánh giá mũi ngoài: mũi thấp tẹt có thể có nhiều loại: sống mũi, đầu mũi thấp tẹt nhưng có độ dài phù hợp, phom mũi khá đẹp, cánh mũi không bị quá to bè; hoặc trường hợp sống mũi thấp, đầu mũi vừa thấp tẹt vừa bị hếch; hoặc trường hợp sống, đầu mũi hếch và cánh mũi to, bè, lỗ mũi rộng…Ngoài hình dáng mũi, bác sĩ cũng cần đánh giá thêm về dày mỏng hay độ đàn hồi da mũi của bệnh nhân. Tùy từng trường hợp mà sẽ có các kế hoạch chỉnh sửa khác nhau.
Đánh giá mũi trong: hay cụ thể là đánh giá chức năng của mũi. Sống mũi tẹt có rất nhiều trường hợp đi kèm với tình trạng khó thở hoặc ngủ ngáy, đó là dấu hiệu cho thấy đường thở bị hạn chế. Do đó bác sĩ cần kiểm tra, sờ nắn kỹ để xem có bị thiếu hụt thành phần xương hay sụn gì không, hay có bị lệch, vẹo vách ngăn hay không…Ngoài ra, đối với những trường hợp phẫu thuật chỉnh sửa lại mũi thấp, tẹt thì cần đánh giá tình trạng miếng độn cũ cũng như lượng mô xơ, sẹo xung quanh miếng độn.
Thu lấy và chạm khắc sụn: Với những trường hợp chỉnh sửa mũi thấp, tẹt nguyên bản, có thể nâng sống mũi bằng sụn nhân tạo thì chỉ cần lấy thu lấy sụn vách ngăn hoặc sụn tai để dùng cho phần đầu mũi.
Còn với những trường hợp phẫu thuật mũi thấp, tẹt lần 2, thì nên sử dụng toàn bộ bằng sụn tự thân. Nên dùng sụn sườn cho vùng sống mũi, sụn vách ngăn hoặc sụn tai cho vùng đầu mũi để tránh tối đa biến chứng.
Các loại sụn cần dùng sau khi thu lấy được sẽ được chạm khắc thành các miếng ghép cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Bóc tách da: Tùy từng tình trạng mũi của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chọn phương pháp mổ kín (đường rạch ở tiền đình mũi, phía trong lỗ mũi) hoặc mổ hở (đường rạch ở trụ mũi và rìa cánh mũi). Sau khi rạch da, bác sĩ sẽ bóc tách rộng phần da đầu mũi và sống mũi để kiểm tra các cấu trúc mũi bên dưới. Với trường hợp phẫu thuật lần 2, bác sĩ sẽ cẩn thận bóc tách, giải phóng toàn bộ bao xơ, mô sẹo xunng quanh túi độn.
Sau khi bóc tách da, bác sĩ có thể tiếp cận và kiểm tra kỹ khung xương, sụn mũi cũng như vách ngăn mũi. Nếu trường hợp nào có vấn đến về đường thở, khó thở, hay tắc nghẽn mũi thì bác sĩ sẽ két hợp điều chỉnh luôn.
Nâng sống mũi và đầu mũi: Sau khi kiểm tra và xử lý phần nền mũi, bác sĩ sẽ bắt đầu đặt miếng sụn nâng sống mũi vào, có thể là sụn nhân tạo như silicone, goretex… hoặc sụn tự thân như sụn sườn…. Sau đó dựa vào độ cao của sống mũi để tạo hình, nâng cao và kéo dài phần đầu mũi bằng các miếng ghép với sụn tai hoặc sụn vách ngăn. Nếu sau khi nâng đầu mũi, cánh mũi của bệnh nhân vẫn to, bè, lỗ mũi chưa được thon gọn như ý thì bác sĩ có thể thực hiện thêm các thao tác để thu gọn cánh mũi. Sau khi hoàn tất, bác sĩ tiến hành khâu đóng vết rạch, băng và nẹp mũi.
Nhìn chung các thao tác chỉnh sửa mũi thấp, tẹt có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, có bệnh nhân có thể chỉ đơn thuần nâng sống và đầu mũi, nhưng có những trường hợp cần đặt cả các miếng ghép mở rộng vách ngăn hay thanh chống trụ mũi để đảm bảo mũi sau chỉnh sửa được như mong muốn. Tuy nhiên mục đích cuối cùng đều là nâng cao sống và đầu mũi, tạo hình một chiếc mũi cân đối, hài hòa với các bộ phận khác trên khuôn mặt, cũng như đảm bảo toàn vẹn về mặt chức năng.
Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được cho uống kháng sinh, thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết mổ hàng ngày. Sau 5 đến 7 ngày có thể cắt chỉ vết khâu, tháo băng và nẹp bên ngoài.