Cập nhật: 28/12/2023.
Đánh giá bài viết này post
Phái đẹp luôn mong muốn sở hữu một vòng 1 săn chắc và quyến rũ, nhưng nhiều chị em vẫn còn e ngại về việc nâng ngực có đau không và quá trình hồi phục sẽ diễn ra như thế nào?
NÂNG NGỰC CÓ ĐAU KHÔNG?
Nâng ngực là một trong những phương pháp làm đẹp có xâm lấn và tất nhiên sẽ gây ra cảm giác đau nhức. Chỉ cần một vết kim tiêm hay một vết trầy xước nhỏ trên tay cũng đủ khiến chúng ta “nhíu mày” thì nói nâng ngực không đau là điều “vô lý”.
Đau là phản ứng bình thường của cơ thể khi phải trải qua bất kỳ cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nào, bao gồm nâng ngực. Mỗi người sẽ có mức độ chịu đựng khác nhau, nhưng thực tế cho thấy, nhiều chị em sau khi nâng ngực đều nói rằng không đau nhiều như họ nghĩ.
Tâm lý “sợ đau” là nguyên nhân chủ yếu khiến mọi người do dự và e dè khi quyết định nâng ngực. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì các bác sĩ giỏi sẽ có giúp bạn giảm thiểu cơn đau bằng các thao tác nâng ngực nhanh chóng và chính xác.
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật
Trước khi bắt đầu thực hiện nâng ngực, bác sĩ sẽ thực hiện vô cảm phẫu thuật nên khách hàng sẽ không có cảm giác gì ở trong suốt quá trình bác sĩ nâng ngực. Hầu hết cảm giác khó chịu và đau đớn mà khách hàng gặp phải đều sẽ diễn ra trong thời gian hậu phẫu.
Sau khi nâng ngực
Hoàn tất quá trình nâng ngực, khách hàng sẽ tỉnh lại sau khi thuốc gây mê đã hết tác dụng, lúc này khách hàng sẽ cảm thấy đau ở vùng nách dưới và các vùng lân cận ngực.
Cơn đau này sẽ kéo dài trong 1 đến 2 tuần sau khi nâng ngực, rồi sẽ dần giảm đi theo thời gian. Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm được bác sĩ kê sau khi nâng ngực sẽ giúp bạn đỡ đau hơn.
Tuy nhiên, mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau. Do đó, có những trường hợp khách hàng chỉ cần một liều thuốc giảm đau, nhưng có người lại cần liều cao thuốc giảm đâu hơn.
Cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn, sẽ không còn bất cứ một cơn đau nào đến phần ngực mới được nâng của bạn.
Có lời khuyên cho chị em nào đang có ý định nâng ngực Line X ở đường nách đó là trước khi bắt đầu thực hiện phẫu thuật, hãy luôn giữ tâm lý thật sự thoải mái.
Hãy nói chuyện và tư vấn với bác sĩ thật nhiều, chia sẻ với người thân và gia định để được họ truyền năng lượng, nhận được sự ủng hộ và cổ vũ từ họ.
Chỉ cần có tâm lý tốt thì nâng ngực đối với bạn cũng chỉ là bình thường như việc nhổ đi một chiếc răng sâu mà thôi.
MỘT VÀI LƯU Ý GIÚP CHO KHÁCH HÀNG NÂNG NGỰC BỚT ĐAU
Là chuyên gia đã tiến hành hàng ngàn ca phẫu thuật nâng ngực, Bác sĩ Phùng Mạnh Cường – Thẩm mỹ viện Gangwhoo cho rằng việc chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, tránh những căng thẳng sẽ giúp cho việc giảm đau một cách đáng kể khi nâng ngực.
Bên cạnh đó, một số lưu ý sau đây cũng sẽ giúp cho chị em hạn chế tình trạng bị đau nhức và căng tức sau khi đại phẫu vòng 1.
Chọn size túi độn thật phù hợp
Mỗi người có một tỉ lệ cơ thể riêng, độ dày của lớp mỡ ở ngực cũng không giống nhau. Do đó, việc chọn size túi độn phù hợp với cơ thể là rất quan trọng.
Với các chị em có vòng 1 “phẳng lì” hay người chuyển giới từ nam sang nữ thì lượng mô ở tuyến vú là rất ít. Do đó, khi nâng ngực hãy chọn một kích cỡ túi độn hợp lý, giúp tránh khó chịu và căng tức vùng ngực.
Đảm bảo sức khỏe tốt trước khi nâng ngực
Trước khi nâng ngực, khách hàng sẽ phải kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo có đủ điều kiện sức khỏe để nâng ngực.
Công đoạn này là công đoạn không thể thiếu giúp giảm thiểu các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra trong quá trình trong và sau khi nâng ngực. Ngoài ra, một thể trạng tốt sẽ giúp cho chị em đỡ đau hơn và hồi phục nhanh hơn.
Theo các chuyên gia, trước một cuộc đại tu vòng 1 khoảng 1 tháng, khách hàng hãy cải thiện sức khỏe của mình bằng luyện tập thể dục thường xuyên.
Đồng thời, hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh lo sợ hoặc căng thẳng, điều này sẽ giúp cho cuộc đại phẫu diễn ra thành công và ít bị đau nhức nhất có thể.
Chọn đường mổ phù hợp
- Đường nách: Đây là đường mổ ít để lại sẹo và ít đau nhất. Nhiều bác sĩ thẩm mỹ khuyến khích nên sử dụng đường mổ này để nâng ngực, đặc biệt là chị em chưa có gia đình.
- Đường núm vú: Đây là đường mổ thuận tiện nhất cho việc đưa túi độn vào. Nhưng đây cũng là đường mổ đau nhất vì nhũ hoa có nhiều dây thần kinh.
- Đường nếp gấp chân ngực: Đây là đường mổ mà chị em không thích vì sẹo lớn và dễ bị lộ. Đường mổ này thường dùng cho nâng ngực chảy xệ (treo sa trễ).
- Đường rốn: Đây là đường mổ hiện nay ít được dùng vì gây nhiều phiền toái. Lý do là vì khoảng cách từ rốn đến ngực xa, khi đưa túi độn vào sẽ xâm lấn nhiều vị trí khác, gây nguy hiểm cho khách hàng.
Tuân thủ chỉ định sau hậu phẫu
Sau khi nâng ngực, chị em sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau và khó chịu. Tuy nhiên, để cho việc hồi phục được nhanh nhất và khắc chế được tối đa mức độ đau thì hãy tuân thủ theo các chỉ dẫn từ bác sĩ sau đây:
- Hãy mặc áo định hình ngay sau khi phẫu thuật để giúp cho dáng ngực được ổn định và hạn chế việc va chạm. Trong thời gian mặc áo định hình tối thiểu nên từ 4 đến 6 tuần.
- Sau khoảng 2 – 3 ngày được nghỉ ngơi ở phòng hậu phẫu của Thẩm mỹ viện, khi về nhà vẫn phải tránh tối đa những hoạt động cơ thể. Chú ý việc nghỉ dưỡng tại nhà và hoạt động nhẹ nhàng.
- Chú ý đến chế độ ăn uống hậu phẫu. Các đồ ăn nên mềm nên sẽ ưu tiên sử dụng những ngày đầu. Bên cạnh đấy, hãy bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin A và uống thật nhiều nước ép hoa quả. Tránh sử dụng rượu, bia các chất kích thích và các đồ ăn dễ để lại sẹo như đồ nếp, thịt gà, rau muống, hải sản,…
- Cần được sát trùng và thay bằng thật thường xuyên ở khu vực vết mổ.
- Nên kiêng quan hệ vợ chồng trong 1 tháng sau khi nâng ngực. Sau đấy, hãy chú ý và hạn chế động chạm vào ngực cho đến khi ngực thực sự trở lại bình thường.
- Trong thời gian đầu, tư thế ngủ nằm ngừa phải được duy trì. Tuyệt đối tránh việc nằm sấp hay nằm nghiêng để cho bầu ngực không bị tác động.
- Thời gian nghỉ dưỡng tại nhà tối thiểu là một tuần, sau đấy, chị em có thể đi làm bình thường. Tuy nhiên, vẫn phải chú ý không để cho vòng 1 bị tác động mạnh, tránh nâng các vật nặng và không nên tự điều khiển xe.
Quan trọng nhất là chọn địa chỉ uy tín để nâng ngực
Bạn muốn nâng ngực đẹp và không đau? Điều quan trọng nhất là bạn phải chọn bác sĩ giỏi có tay nghề tốt.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ thẩm mỹ uy tín, hãy đến với TMV Gangwhoo, đây là một trong số ít cơ sở được Bộ Y tế cấp phép làm dịch vụ thẩm mỹ vòng 1.
Tại Gangwhoo, bạn sẽ được các chuyên gia thẩm mỹ, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm nâng ngực tư vấn và thực hiện nâng ngực trong phòng phẫu khép kín 1 chiều theo tiêu chuẩn vô khuẩn của Bộ Y tế, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Đội ngũ bác sĩ tại Gangwhoo luôn cập nhật kiến thức bằng cách tham gia các khóa tu nghiệp dài hạn tại Hàn Quốc. Tại đây, các bác sĩ nhà Gangwhoo có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với các giáo sư thẩm mỹ hàng đầu thế giới, giúp mở rộng tầm nhìn, mang công nghệ làm đẹp chuẩn Hàn về phục vụ khách hàng Việt.
Gangwhoo ứng dụng trang thiết bị tối tân vào thẩm mỹ nâng ngực
Hiện tại, Gangwhoo sử dụng kỹ thuật nâng ngực nội soi với sự hỗ trợ của trang thiết bị tối tân như: Hệ thống nội soi 4K; Dao mổ Harmonic; Phẫu Keller;… hạn chế tối đa xâm lấn, nói không với biến chứng.
Gangwhoo luôn sẵn lòng giúp bạn “hô biến” từ vòng 1 lép, kém hấp dẫn thành vòng 1 căng tròn, đầy sức hút, với nhiều phương pháp nâng ngực như: Nâng ngực Nano; Nâng ngực Line X; Nâng ngực Ergonomix; Nâng ngực bằng mỡ tự thân;…Tất cả đều được chuyển giao công nghệ Hàn, không để lại sẹo xấu và không gây ra cảm giác đau đớn khi nâng ngực.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn hàng nghìn khách hàng để với Gangwhoo để “nâng cấp” vòng 1 và tất cả đều phản hồi tích cực về chất lượng dịch vụ cũng như thái độ chăm sóc khách hàng tại đây.
Hi vọng với các thông tin đã được cung cấp trong bài viết này, khách hàng đã có được câu trả lời cho vấn đề nâng ngực có đau không? nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ thẩm mỹ ngực hoặc mong muốn được tư vấn về tình trạng của mình nên thực hiện vùng nào, thì vui lòng liên hệ đến Thẩm mỹ viện Gangwhoo qua số hotline để được giải đáp thật chi tiết nhất nhé!
(*) Lưu ý: Kết quả thẩm mỹ phụ thuộc vào đường nét có sẵn và cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm