Nghiên cứu về Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 39

I. Các yếu tố nguy cơ

  • Nhiễm HPV type nguy cơ cao, sinh hoạt tình dục sớm trước 20 tuổi
  • Có nhiều bạn tình
  • Phơi nhiễm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
  • Có con sớm, có nhiều con
  • Trước đó có tế bào CTC bất thường
  • Có mẹ hoặc chị gái bi UTCTC
  • Hút thuốc lá
  • Mắc bệnh suy giảm miễn dịch (HIV, dùng corticoid kéo dài).

II. Tổng quan các phương pháp sàng lọc ung thư CTC

1. Phương pháp sàng lọc tế bào (Pap smear)

  • Là phương pháp đã được chứng minh có nhiều thành công đáng kể ở các nước phát triển đã làm giảm 70-80% tỷ lệ ung thư ở các nước phát triển [3]. Tuy 
  • Việc lấy mẫu và đọc kết quả không đơn giản nên không dễ thực hiện tại các tuyến y tế cơ sở
  • Phòng xét nghiệm phải có bác sĩ nên chỉ thực hiện ở cơ sở y tế tuyến tỉnh, thanh phố.
  • Mất nhiều thời gian nên  khách hàng phải chờ đợi dẫn đến mất dấu khách hàng
  • Việc huấn luyện các khâu lấy bệnh phẩm, nhuộm, cố định và đọc tiêu bản cần nhiều nguồn lực, chi phí khá cao.
  • Độ nhạy của Pap smeartrung bình 66% (11-90%), độ đặc hiệu trung bình 67% ( 14-97%). Nhiều nguyên nhân dẫn đến sai số, trong đó có sai số do người đọc chiếm đến 40% các trường hợp âm tính giả. [22]

2. Xét nghiệm HPV

  • Là xét nghiệm có thể phát hiện được DNA từ các type HPV nguy cơ cao, là một giải pháp cho việc sàng lọc ung thư CTC, test HPV (+) không có nghĩa là bệnh nhân mắc ung thư CTC, nhưng giúp CBYT phân định đuợc nhóm đối tượng có HPV nguy cơ cao[15].
  • Đây là cách tiếp cận “Tầm soát tập trung” chứ không phải “tầm soát đại trà”, chi phí xét nghiệm cao [22].
  • Xét nghiệm  HPV là bước phát triển mới nhưng nó chỉ hiệu quả sau 20-30 năm nữa, nó xác định đối tượng nguy cơ cao có thể phát triển thành ung thư CTC sau 20 năm. 
  • Một số phương pháp sàng lọc hiệu quả và ít tốn kém, đó là quan sát CTC bằng mắt thường với acid acetic 5% (VIA) và quan sát với Lugol’s iodine (VILI) có thể khả thi ở các quốc gia đang phát triển.

3. Phương pháp sàng lọc VIA

Một số hạn chế của VIA:

  • VIA có thể độ đặc hiệu thấp và độ nhạy cao hơn PAP smear nên có tỉ lệ dương tình giả cao hơn có thể dẫn đến việc điều trị quá mức  trên những phụ nữ thật sự không có tổn thương tiền ung thư trong chiến lược khám và điều trị ngay.
  • Hiện chưa có bằng chứng kết luận về tác động về sức khoẻ và chi phí của việc điều trị quá mức sau khi chẩn đoán VIA dương tính.
  • Test có thể ít chính xác ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Kết quả test phụ thuộc vào người đánh giá.
  • Để phương pháp VIA đạt hiệu quả tầm soát tốt cần phát triển các phương pháp huấn luyện chuẩn và các biện pháp kiểm soát chất lượng
  • Phương pháp VIA với những ưu điểm và tiện lợi nói trên sẽ là chọn lựa phù hợp nhất trong các phương pháp sàng lọc ung thư CTC để áp dụng đến tận tuyến quận/ huyện và xã/ phường nhằm nâng cao độ bao phủ và khả năng sàng lọc các tổn thương loạn sản CTC,
  • Những ca VIA dương tính sẽ được theo dõi và điều trị bằng phương pháp áp lạnh CTC để điều trị các tổn thương loạn sản góp phần làm giảm tỉ lệ ung thư CTC ở phụ nữ.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết