Nhận Biết Lừa Đảo BĐS Qua Các Dấu Hiệu Ngừng Giao Dịch Bất Động Sản

10 tháng trước 32

Khi thực hiện các giao dịch bất động sản, hầu hết các nhà đầu tư mới đều e ngại việc phải dừng lại thoả thuận mua bán. Song, đôi khi việc dừng giao dịch lại là một quyết định sáng suốt và chiến lược an toàn để tránh rủi ro xảy ra. Bài viết này của Mogi sẽ đưa ra 4 dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản và những lưu ý khi mua nhà đất mà bạn nên biết sớm để tránh bị “mất trắng”.

Giao dịch bất động sản là gì?

Giao dịch bất động sản bao gồm các hoạt động như mua, bán, thuê, cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu liên quan đến tài sản bất động sản giữa hai hoặc nhiều bên. Phạm vi của bất động sản bao gồm nhiều loại tài sản như nhà ở, đất đai, căn hộ, văn phòng, cửa hàng, nhà máy và các công trình xây dựng khác.

dấu hiệu dừng giao dịch bất động sảnGiao dịch bất động sản là các hoạt động như mua, bán, thuê, cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu

Xem thêm: Top 10 website mua bán nhà đất TPHCM giá rẻ uy tín nhất hiện nay

Quá trình giao dịch bất động sản được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng và các giấy tờ pháp lý liên quan. Bên mua và bên bán thường thảo luận với nhau về các thông tin cơ bản như giá trị tài sản, các điều khoản, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán và thời gian chuyển nhượng.

Ngoài bên mua và bên bán, trong quá trình giao dịch bất động sản, các bên tham gia thường thuê thêm các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan như nhà đầu tư, nhà tài trợ hay người môi giới bất động sản để đảm bảo giao dịch diễn ra hợp pháp và hiệu quả nhất.

Giao dịch bất động sản là gì?Việc quản lý rủi ro và dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản là những chủ đề đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm

Lĩnh vực giao dịch bất động sản là một thế giới phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến thị trường, pháp lý, tài chính và kỹ thuật. Do đó, việc quản lý rủi ro và chiến lược an toàn, hay dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản là những chủ đề đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Xem thêm: 5 kinh nghiệm mua bán nhà đất mà bạn không nên phớt lờ

Các dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản nên biết sớm

Các dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản nên biết sớmCác dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản phổ biến

Việc tiếp tục “cắn răng” tham gia giao dịch bất động sản đáng ngờ có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí là rủi ro “mất trắng”. Vậy, làm thế nào để nhận biết đâu thời điểm bạn cần từ bỏ một giao dịch bất động sản? Dưới đây là 4 dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản mà bạn nên lưu ý khi giao dịch bất động sản.

Phát hiện vấn đề mới phát sinh trong BĐS

Dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản đầu tiên mà bạn nên chú ý đó là xuất hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch. 

Phát hiện vấn đề mới phát sinh trong BĐSPhát hiện vấn đề mới phát sinh trong BĐS là dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản đầu tiên

Điều quan trọng nhất trước khi quyết định tiến hành giao dịch là kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của bất động sản mà bạn chuẩn bị giao dịch. Việc đánh giá và xem xét này sẽ giúp bạn xác định rõ những phần cần sửa chữa hoặc nâng cấp.

Phát hiện vấn đề mới phát sinh trong BĐSPhát hiện vấn đề mới phát sinh trong BĐS khiến bạn phải bỏ thêm một khoản chi phí đáng kể để khắc phục

Chẳng hạn, với một ngôi nhà, bạn sẽ cần xem xét các yếu tố như hệ thống điện, nước, nền móng, cấu trúc chung của ngôi nhà,… Nếu xuất hiện bất thường như tường nhà bị nấm mốc, hay nền móng không ổn định, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sẽ bỏ thêm một khoản chi phí đáng kể để khắc phục. Trong trường hợp này, việc dừng lại và không tiếp tục giao dịch là quyết định đáng cân nhắc.

Xem thêm: Thủ tục mua bán nhà và 5 lưu ý khi chọn mua nhà!

Tài sản đang bị tranh chấp

Tài sản đang bị tranh chấpTài sản đang bị tranh chấp là dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản thứ hai

Dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản thứ hai là bất động sản giao dịch đang bị tranh chấp. Hãy xem xét việc dừng quá trình giao dịch khi có những tranh chấp liên quan đến bất động sản hoặc quyền sở hữu như sau:

  • Vấn đề liên quan đến việc chia thừa kế chưa rõ ràng: Hãy chỉ tiến hành giao dịch khi bên bán đã có quyền thừa kế hay việc chuyển quyền thừa kế đã hoàn thành để tránh các vấn đề pháp lý trong tương lai.
  • Bất động sản đang bị thế chấp: Nếu bên bán chưa thanh toán hoàn toàn các khoản thế chấp trước khi tiến hành giao dịch, đây có thể là nguy cơ tiềm ẩn.
  • Tranh chấp liên quan đến ranh giới bất động sản: Việc giải quyết tranh chấp về ranh giới nhà ở, đất đai thường phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Do đó, cân nhắc kỹ trước khi tiếp tục giao dịch.
Tài sản đang bị tranh chấpViệc giải quyết tranh chấp thường phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian

Ngoài ra, còn một số trường hợp tranh chấp khác như trường hợp tài sản chung của vợ chồng trong quá trình ly hôn, hoặc bất động sản đang bị cầm cố,… Trong những tình huống như vậy, quyết định mua bất động sản đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng vì các vấn đề pháp lý liên quan đến bất động sản thường diễn ra phức tạp và kéo dài.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Rao Bán Nhà Trên Mạng Tiếp Cận Nhiều Người Mua Nhất

Khả năng sinh lời của BĐS thấp

Dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản thứ ba mà bạn cũng cần lưu ý khi mua đất, mua nhà là khả năng sinh lời thấp. Là một nhà đầu tư, trước khi ký vào bản thỏa thuận mua bán, bạn cần tiến hành tìm kiếm thông tin và nghiên cứu kỹ lưỡng về bất động sản.

Khả năng sinh lời của BĐS thấpKhả năng sinh lời của BĐS thấp cũng là dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản mà bạn cần lưu ý khi mua nhà đất

Đồng thời, bạn cũng phải xem xét các vấn đề liên quan như mục tiêu, tình trạng tài chính cá nhân, chiến lược đầu tư phù hợp, ước tính lợi nhuận, chi phí đầu tư, … Nếu phân tích cho thấy bất động sản đó khó có thể bán lại hoặc có nguy cơ tạo ra dòng tiền âm (thu nhập thấp hơn so với chi phí bỏ ra), thì chắc chắn bạn nên dừng giao dịch và tìm kiếm một cơ hội đầu tư khác.

Xem thêm: 10 Cách Bán Nhà Nhanh Và Hiệu Quả Với Giá Cao Dành Cho Người Mới

Chi phí nắm giữ tài sản quá lớn

Dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản thứ tư đó là chi phí sở hữu và duy trì tài sản quá lớn. Nếu chi phí để nắm giữ và duy trì tài sản quá lớn trong khi bất động sản chưa tạo ra thu nhập, bạn cũng nên xem xét phương án dừng giao dịch.

Những chi phí này có thể bao gồm thuế, phí bảo hiểm tài sản, phí dịch vụ,… và đều là những chi phí có xu hướng tăng theo thời gian. Nếu ngân sách hiện tại chỉ đủ để sở hữu bất động sản nhưng chưa đủ để chi trả cho những chi phí đó thì bạn nên tìm kiếm một bất động sản có tiềm năng lợi nhuận hơn.

Chi phí nắm giữ tài sản quá lớnBạn cần cân nhắc dừng giao dịch bất động sản nếu chi phí nắm giữ tài sản quá lớn

 Xem thêm: Bán nhà chính chủ miễn trung gian: Nên hay không?

Cách quản trị BĐS trong giao dịch hiệu quả

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu một số dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản, vậy làm thế nào để giao dịch bất động sản hiệu quả? Để tránh gặp phải rủi ro và lừa đảo bất động sản, dưới đây là một số bí quyết quản trị bất động sản giúp bạn tránh được thiệt hại hoặc giảm mức thiệt hại xuống thấp nhất:

  • Đừng vội giao dịch quá nhanh chóng: Hãy suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định giao dịch bất động sản. Bạn có thể tìm thấy một hoặc một vài bất động sản tiềm năng với mức giá hời và muốn đưa ra quyết định nhanh chóng để không bỏ lỡ cơ hội tốt. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định giao dịch nhanh chóng có thể khiến bạn thiếu thời gian để tìm hiểu kỹ về bất động sản đó. Hãy kìm hãm tâm trạng phấn khích và đánh giá thỏa thuận một cách kỹ lưỡng nếu giao dịch đó thực sự đáng tin cậy. 
Cách quản trị BĐS trong giao dịch hiệu quảNếu cảm thấy có điều gì đó không ổn trong thỏa thuận, hãy dừng quá trình giao dịch để tìm hiểu thêm
  • Xác minh bên còn lại của giao dịch: Đừng chỉ “trông mặt mà bắt hình dong” khi thực hiện giao dịch bất động sản với ai đó. Hãy tìm kiếm thông tin, nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến đối tác trong giao dịch bất động sản, hoặc bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn trong thỏa thuận, hãy dừng quá trình giao dịch để tìm hiểu thêm về mọi vấn đề xuất hiện. Cần nhớ rằng không nên thực hiện giao dịch hoặc hợp tác với bất kỳ người nào mà bạn không tin tưởng.
  • Kiểm tra trực tiếp bất động sản: Nếu người bán hoặc đại diện của họ cố gắng ngăn cản quá trình kiểm tra tài sản thì đây có thể là một dấu hiệu ngừng giao dịch bất động sản đáng cân nhắc. Vì nếu không có điều gì đáng ngờ, người bán sẽ hết sức sẵn lòng để bạn tiến hành kiểm tra bất động sản trước khi quyết định mua. Vì vậy đừng bỏ qua cơ hội kiểm tra trực tiếp bất động sản trước khi tiến hành giao dịch.

Có thể thấy quá trình đầu tư bất động sản khá phức tạp với nhiều quy trình và có thể xuất hiện những phát sinh không mong muốn bất kỳ lúc nào. Với 4 dấu hiệu dừng giao dịch bất động sản được Mogi tổng hợp trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt. Cuối cùng, đừng quên tiếp tục theo dõi Mogi.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

Tham khảo thêm:

Đọc toàn bộ bài viết