Nhiễm khuẩn Listeria khi mang thai

6 năm trước 36

Nhiễm vi khuẩn Listeria có trong thực phẩm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi đang phát triển, đặc biệt là nếu bà bầu không được điều trị kịp thời.

Listeriosis là gì?

Listeriosis là một nhiễm trùng nghiêm trọng mà bạn có thể mắc phải do ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. Phụ nữ mang thai và trẻ đang phát triển - cũng như trẻ sơ sinh, người có hệ miễn dịch suy yếu và người cao tuổi - đặc biệt nhạy cảm với Listeria, có thể gây nhiễm trùng máu, viêm màng não và các biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Mối đe dọa chính đối với bà bầu là tác động phá hủy mà căn bệnh này có thể gây ra đối thai kỳ và thai nhi trong bụng.

May mắn thay, căn bệnh này tương đối hiếm: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính có khoảng 2.500 người mắc bệnh listeriosis ở Hoa Kỳ mỗi năm. Khoảng 1/3 số ca mắc được báo cáo xảy ra ở phụ nữ mang thai.

Nhiễm vi khuẩn Listeria ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi như thế nào?

Bệnh listeriosis hiếm khi ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn trừ khi bạn mắc 1 số bệnh tiềm ẩn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.Nhưng ngay cả khi nó không làm bạn bị ốm nặng, việc nhiễm trùng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho em bé đang phát triển, đặc biệt là nếu bạn không được điều trị kịp thời.

Listeria có thể lây nhiễm vào nhau thai, nước ối, và thai nhi, và có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu. Thai nhi bị nhiễm trùng may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh non. Nhiều em bé sẽ bị bệnh nặng hoặc bị bệnh sớm sau khi sinh, với các vấn đề có thể bao gồm nhiễm trùng máu, khó thở, sốt, loét da, tổn thương trên nhiều cơ quan, và các nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương như viêm màng não.

Một số trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh khi sinh hoàn toàn khỏe mạnh và và dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên thường là viêm màng não, sẽ xuất hiện sau khi sinh một tuần hoặc vài tuần. Trường hợp này gọi là "nhiễm Listeria muộn" có thể là do của em bé bị nhiễm bệnh trong quá trình sinh đẻ (một người phụ nữ bị nhiễm thì vi khuẩn có thể bám vào trong cổ tử cung, âm đạo hoặc đường tiêu hóa) hoặc, hiếm khi, lây truyền một nguồn không phải là người mẹ.

Thật không may, nhiều trẻ em bị nhiễm bệnh sẽ chết hoặc bị hậu quả về lâu dài.

Làm thế nào để bà bầu biết mình bị nhiễm listeria?

Bạn có thể không biết. Một số người không có triệu chứng gì. Những người khác thì bị sốt và các triệu chứng giống cúm như ớn lạnh, đau nhức cơ, và nhức đầu; đau lưng; hoặc có thể là các triệu chứng đường tiêu hóa. Ít phổ biến hơn là trường hợp nhiễm trùng tấn công hệ thần kinh trung ương. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể bị ốm nặng và có các triệu chứng như đau đầu nghiêm trọng, cứng cổ, nhầm lẫn, chóng mặt, hoặc thậm chí co giật.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng gì của nhiễm listeriosis. Các triệu chứng dạ dày, nếu bạn bị, thường xuất hiện trong vòng 48 giờ, nhưng các triệu chứng khác thường xuất hiện từ 2 đến 6 tuần hoặc lâu hơn sau khi bạn bị nhiễm. Bạn sẽ cần thực hiện một xét nghiệm máu để tìm hiểu xem các triệu chứng của bạn có phải là do vi khuẩn listeria hay không.

Kiểm soát bệnh listeriosis bằng cách nào?

Bạn sẽ được tiêm thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và có thể giúp bảo vệ bé. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra các vấn đề và để xem con bạn đang phát triển như nào.

Bà bầu có thể làm gì để tránh bị nhiễm listeria?

Dưới đây là một số hướng dẫn để tránh căn bệnh do thực phẩm này:

  • Nấu chín tất cả thịt, gia cầm và cá. Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ bên trong của thịt. Phần lớn thịt phải được nấu với nhiệt độ 70 -80 độ C ở đùi đối với tất cả các loại gia cầm. Nếu bạn không đo nhiệt độ thì hãy nấu cho đến khi thịt không còn màu hồng ở giữa. Cá nên được nấu chín cho đến khi thịt ở giữa có màu trắng đục. Và không nên nếm thử đồ ăn trước khi nó được nấu chín.
  • Hâm nóng kỹ thức ăn thừa: bởi vì nhiễm khuẩn Listeria cũng có thể xảy ra sau khi thực phẩm đã được nấu chín hoặc chế biến và vi khuẩn có thể tồn tại trong tủ lạnh, do đó hãy làm nóng thức ăn thừa đã được nấu trước đó ở nhiệt độ khoảng 80 độ C.
  • Tránh ăn thức ăn nguội trừ khi chúng đã được làm nóng. Vì lý do tương tự, không nên ăn thịt nguội, pate hoặc thịt để trong tủ lạnh, cá hun khói hoặc cá ngâm trong tủ lạnh trừ khi chúng được nấu chín và ăn nóng. Ngay cả khi xúc xích đã chín rồi, bạn cũng nên làm nóng xúc xích bằng nhiều cách. Tránh các món salad chế biến sẵn từ siêu thị và cửa hàng, đặc biệt là những món có chứa trứng, thịt gà hoặc hải sản.
  • Không ăn/uống sữa mà chưa được tiệt trùng. Bao gồm cả sữa bò và dê - và thức ăn được chế biến cùng chúng. Không ăn phô mai mềm như feta, Brie, hoặc Camembert; pho mát xanh; hoặc pho mát kiểu Mexico như queso blanco, queso fresco, hoặc panela, trừ khi nhãn ghi rõ rằng nó được làm từ sữa đã được tiệt trùng. Pho mát cottage, ricotta, kem phô mai, phô mai chế biến sẵn, phomat cứng (như cheddar và parmesan) thường được coi là an toàn, cũng như các sản phẩm sữa nuôi cấy như sữa chua, sữa buttermilk. Nhưng để an toàn, hãy đọc nhãn trên tất cả các sản phẩm từ sữa để chắc chắn rằng chúng được làm bằng sữa đã được tiệt trùng.
  • Rửa sạch tất cả các sản phẩm. Rửa sạch toàn bộ vỏ trái cây và rau quả trước khi ăn.
  • Tránh ăn rau mầm. Bạn có thể bỏ những món ăn từ rau mầm cho đến sau khi sinh (Rau mầm Alfalfa gây ra sự bùng nổ bệnh nhiễm listeriosis vào tháng 3 năm 2008.)
  • Tránh làm ô nhiễm thực phẩm đã sẵn sàng để ăn. Giữ các thức ăn có khả năng bị ô nhiễm (như các sản phẩm không rửa, thịt, gia cầm, hải sản, thịt heo nóng, và thịt dê), tách biệt với các sản phẩm sạch và thức ăn đã nấu chín và có thể ăn luôn. Rửa bàn, thớt, đĩa, đồ dùng và tay của bạn bằng nước nóng sau khi tiếp xúc với thức ăn có khả năng bị nhiễm bẩn và trước khi bạn xử lý sản phẩm sạch hoặc thịt nấu chín để không làm nhiễm bẩn thực phẩm.
  • Thường xuyên rửa sạch miếng bọt biển rửa và khăn lau. Hãy nhớ rằng khăn lau chùi và bọt biển có thể chứa vi khuẩn. Giặt khăn lau thường xuyên trong nước nóng và giặt bọt biển vào máy rửa chén hoặc lò vi sóng. Làm sạch các món ăn, dụng cụ, bề mặt và tay của mình bằng khăn lau rửa sạch hoặc dùng khăn giấy.
  • Không để thức ăn bên ngoài quá lâu. Hãy tiêu thụ thực phẩm dễ hỏng và đồ ăn đã chuẩn bị càng sớm càng tốt sau khi bạn mua nó, đặc biệt là khi bạn đã mở nó ra - ngay cả khi chưa qua "hạn sử dụng". Hạn sử dụng đó là áp dụng cho những sản phẩm chưa mở.
  • Kiểm tra nhiệt độ trong tủ lạnh và tủ đá. Để đảm bảo thức ăn khỏi bị nhiễm bẩn từ nhiều sinh vật gây bệnh, đảm bảo rằng tủ lạnh của bạn được đặt từ 1 đến 4 độ C và tủ đá của bạn ở hoặc dưới 0 độ. Sử dụng nhiệt kế tủ lạnh để xác nhận nhiệt độ.

Hãy nhớ rằng tủ lạnh có thể hữu ích nhưng không có bằng chứng nào bác bỏ việc: Listeria là một sinh vật cứng đầu có thể sống sót và thậm chí tiếp tục phát triển ở nhiệt độ lạnh (mặc dù phát triển chậm hơn). Đó là lý do tại sao bạn nên luôn luôn hâm nóng thức ăn thừa, thức ăn chế biến sẵn và ăn chúng khi còn nóng . Đó cũng là lý do bạn nên lau chùi tủ lạnh thường xuyên.

Đọc toàn bộ bài viết