Mỗi tỉnh thành đều có những món đặc sản riêng. Bạn đừng quên những đặc sản miền Tây nhất định phải mua về làm quà khi đi du lịch qua mảnh đất này nhé. TopReview.vn xin gợi ý cho bạn những món đặc sản theo tỉnh thành ở miền Tây. Các bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây!
1/. Kẹo dừa Bến Tre – hương vị miền Tây
Kẹo dừa là món ăn đặc sản gắn liền với tuổi thơ miền Tây. Loại kẹo này được sản xuất tại Bến Tre và rất nổi tiếng. Nguyên liệu chính chế biến nên là dừa, đường, sữa. Thành phần tạo nên viên kẹo là những thứ dễ kiếm tại miền Tây. Thế nhưng hương vị kẹo lại ngon khó cưỡng.
Kẹo dừa truyền thống chỉ với những nguyên liệu đơn giản trên. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, hiện nay kẹo còn có nhiều hương vị khác. Các loại kẹo dừa được ưu chuộng như: kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa lá dứa. Gần đây, người làm kẹo còn kết hợp kẹo dừa với vị cacao.
Nếu có dịp ghé Bến Tre, bạn đừng quên mua cho mình vài túi kẹo dừa. Với hương vị kẹo béo ngậy, thơm lừng và cực ngon. Chắc chắn rằng đây sẽ là món quà ý nghĩa gửi đến bạn bè và gia đình.
2/. Nem chua Lai Vung – đặc sản xứ Đồng Tháp
Nói đến nem chua, không ai không biết đến nem chua Lai Vung tại Đồng Tháp. Món nem này không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn có hương vị rất thơm ngon. Nguyên liệu làm nên cây nem bao gồm: thịt heo, muối, tiêu, đường, tỏi, ớt… Nếu bạn đã từng nếm thử món nem này, chắc chắn rằng bạn sẽ nghiện ngay.
Làng nghề nem chua Lai Vung đã ra đời rất lâu. Thế nhưng hiện nay nghề nem vẫn còn tồn tại và không ngừng phát triển. Có lẽ lý do nằm ở bí quyết chế biến món nem ngon. Hơn nữa người làm luôn cải tiến hương vị để phù hợp với thị trường.
3/. Mắm Châu Đốc – xứ sở mắm tại miền Tây
Mắm Châu Đốc nổi tiếng khắp cả nước. Hầu hết người dân làm nghề đã rất lâu năm, có gia đình theo nghề hơn 3, 4 thế hệ. Khi vừa đặt chân vào chợ Châu Đốc, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với rất nhiều món mắm. Chúng được sắp xếp rất đẹp mắt, những chồng mắm cao ngất nhưng không hề ngã.
Mắm Châu Đốc có rất nhiều loại khác nhau. Đa phần các loại mắm đều làm từ cá như: mắm linh, mắm sặc… Ngoài mắm cá, Châu Đốc còn nổi tiếng với nắm ba khía và nhiều loại khô khác nhau.
4/. Bánh tráng sữa – đặc sản xứ dừa Bến Tre
Chẳng kém cạnh độ nổi tiếng của kẹo dừa, bánh tráng sữa Bến Tre cũng được nhiều người biết đến. Thừa hưởng nguồn dừa tươi tốt, người dân Bến Tre đã chế biến nên món bánh tráng sữa. Đây là món bánh ngon, phù hợp với nhiều đối tượng. Chiếc bánh dẻo, thơm lừng mùi sữa, vị ngọt thanh từ dừa.
Bánh tráng sữa gói gọn hương vị xứ dừa. Nếu có dịp ghé nơi đây, bạn đừng quên mua bánh làm quà. Món bánh kết tinh hương vị từ nguyên liệu đặc trưng miền Tây. Thế nhưng giá thành lại phải chăng, giá dao động từ 25.000 đ đến 40.000 đ.
5/. Bánh Pía Sóc Trăng – món bánh ưa chuộng tại miền Tây
Sóc Trăng có rất nhiều món ăn nổi tiếng như: lạp xưởng, nhãn, bánh cống, bánh pía… Thế nhưng, bánh Pía Sóc Trăng lại nổi tiếng hơn cả. Có lẽ chính hương vị ngon, béo ngậy mùi trứng và sầu riêng đã tạo dấu ấn cho bánh. Một chiếc bánh ngon khi hội tụ đủ các nguyên liệu: bột, sầu riêng, trứng, sữa, hột vịt muối. Bên cạnh đó, công đoạn làm bánh cũng khá quan trọng. Tuy công thức bánh đơn giản nhưng tay nghề chế biến ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị.
Ngoài nhân sầu riêng đặc trưng, nhiều cơ sở làm bánh tại Sóc Trăng còn sản xuất nhiều loại khác nhau. Để tăng thêm sự đa dạng, họ còn kết hợp đậu xanh hay khoai môn vào nhân bánh. Dù là cách biến tấu nào đi nữa, bánh vẫn được ưu chuộng khắp miền Tây.
6/. Lạp xưởng Cần Đước – trứ danh miền Tây
Lạp xưởng là món ăn khá thông dụng trên khắp mọi miền đất nước. Mỗi nơi sẽ có cách chế biến khác nhau, do vậy hương vị cũng khác biệt. Chẳng phải ngẫu nhiên lạp xưởng Cần Đước lại trở thành thương hiệu được ưa chuộng. Chính hương vị ngon và đảm bảo vệ sinh khiến lạp xưởng nơi đây nức tiếng khắp nơi.
Nguyên liệu chế biến món lạp xưởng bao gồm: thịt heo, rượu, mắm, muối, tiêu, đường, tỏi. Bí quyết lạp xưởng ngon nằm ở liều lượng các loại gia vị và tay nghề chế biến. Sau công đoạn ướp các gia vị vào thịt, người làm lạp xưởng sẽ cho hỗn hợp vào lòng heo. Cuối cùng, những đòn lạp xưởng được đem đi phơi nắng. Công đoạn này giúp làm khô và lên men lạp xưởng. Thời gian phơi kéo dài trong 3 ngày, đặc biệt lạp xưởng ngon khi được phơi dưới ánh nắng gắt.
Ẩm thực miền Tây nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Với nguồn nguyên liệu sẵn có và cách chế biến độc đáo của người dân đã tạo nên sự khác biệt. Nếu có dịp nếm thử, chắc hẳn bạn sẽ khó quên được hương vị. Hãy trải nghiệm các vùng đất và các món ăn đặc sản nơi ấy.
Xem thêm
https://topreview.vn/du-lich-am-thuc/tham-quan-du-lich/top-5-ngoi-nha-co-noi-tieng-nhat-mien-tay/
https://topreview.vn/du-lich-am-thuc/tham-quan-du-lich/top-5-bai-bien-noi-tieng-nhat-mien-tay/
https://topreview.vn/du-lich-am-thuc/tham-quan-du-lich/top-5-dia-diem-tham-quan-vui-choi-tai-can-tho/
https://topreview.vn/du-lich-am-thuc/tham-quan-du-lich/nhung-vuon-trai-cay-noi-tieng-nhat-mien-tay/