Những điều cần biết về phẫu thuật tạo hình thành bụng

5 năm trước 23

Tham vấn y khoa Dr Truong

Đăng bởi Bác sĩ Anh vào 3 năm trước

Phẫu thuật tạo hình thành bụng sẽ loại bỏ mỡ thừa và da thừa và thường kết hợp phục hồi cơ bụng đã suy yếu hoặc bị tách đôi để tạo thành bụng săn chắc, mượt mà.

Tìm hiểu chung về phẫu thuật tạo hình thành bụng

Phẫu thuật tạo hình thành bụng hoặc thu gọn bụng, sẽ loại bỏ mỡ thừa và da thừa và trong hầu hết các trường hợp sẽ tiến hành cả phục hồi cơ bụng đã suy yếu hoặc bị tách đôi để có được một thành bụng săn chắc và mượt mà.

cang da bung suckhoe123

Bụng phẳng và săn chắc là điều phụ nữ nào trong chúng ta cũng mong ước có được bằng cách tập thể dục và kiểm soát cân nặng. Đôi khi những phương pháp này không thể đạt được những mong muốn và mục tiêu của chúng ta.

Thậm chí có những người cân nặng và tỷ lệ cơ thể bình thường nhưng bụng vẫn nhô to ra, lỏng lẻo, chảy nhão và chảy xệ xuống. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là:

  • Lão hóa,
  • Di truyền,
  • Mang bầu,
  • Đã từng mổ xẻ trên thành bụng
  • Thay đổi đáng kể về cân nặng.

Những gì phẫu thuật tạo hình thành bụng không làm được?

Thu gọn bụng không phải là một giải pháp giảm cân hoặc là một sự thay thế cho việc tập luyện thể dục. Mặc dù kết quả từ việc thu gọn bụng này duy trì vĩnh viễn về mặt kĩ thuật, nhưng kết quả tích cực này có thể bị ảnh hưởng nhiều nếu cân nặng của bạn thay đổi đáng kể. Vì lý do này, những người đang có kế hoạch giảm nhiều cân hoặc những người đang có ý định mang thai thường được khuyên nên trì hoãn phẫu thuật tạo hình thành bụng.

Kiểu mổ này cũng không thể khắc phục các vết rạn da mặc dù có thể loại bỏ hoặc cải thiện phần nào nếu những vết rạn này nằm ở vùng da thừa được cắt bỏ.

Chi phí trung bình cho một ca phẫu thuật tạo hình thành bụng vào khoảng 120 triệu VNĐ. Phẫu thuật này có thể có mức giá rất khác nhau. Chi phí sẽ dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, kỹ thuật mổ nào được áp dụng và vị trí, địa điểm phòng khám/thẩm mỹ viện/bệnh viện.
Hầu hết các chế độ bảo hiểm y tế đều không chi trả cho thu gọn bụng hoặc những biến chứng của nó nhưng nhiều bác sĩ sẽ cung cấp các kế hoạch hỗ trợ tài chính cho bệnh nhân, vì vậy hãy nhớ hỏi họ.
Tổng chi phí cho phẫu thuật thu gọn bụng có thể bao gồm:

  • Chi phí gây mê
  • Chi phí phòng mổ
  • Phí kiểm tra y tế, xét nghiệm
  • Băng ép sau mổ
  • Thuốc
  • Chi phí cho bác sĩ mổ

Khi chọn một bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, hãy nhớ là kinh nghiệm của bác sĩ và cảm giác hài lòng, thoải mái của bạn với ông/bà ấy cũng là những yếu tố quan trọng như mức giá của ca mổ.

Nhin chung, bạn có thể là “ứng viên” phù hợp cho thu nhỏ bụng nếu:

  • Bạn có thể chất khỏe mạnh và cân nặng ổn định
  • Bạn thực sự mong muốn phẫu thuật
  • Bạn là người không hút thuốc lá
  • Bạn phiền lòng với vẻ ngoài chảy nhão của bụng mình

Thu gọn bụng là một kiểu phẫu thuật mang tính cá nhân cao và bạn nên làm điều đó cho chính mình chứ không phải vì mong muốn của một ai khác hoặc cố để có được bất kì hình dáng lý tưởng nào.

Trong quá trình phục hồi sau tạo hình bụng, gạc được đặt lên vết rạch mổ và bác sĩ có thể sử dụng băng ép co giãn hoặc áo nịt cho bạn để giảm thiểu sưng tấy và hỗ trợ bụng khi nó lành sau mổ.
Các ống dẫn lưu nhỏ có thể tạm thời được đặt dưới da để thoát máu hoặc dịch dư thừa để tránh tụ lại.
Bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể, trong đó có thể bao gồm những điều sau:

  • Cách chăm sóc vết mổ và tình trạng chảy dịch
  • Các loại thuốc bôi hoặc uống để hỗ trợ điều trị và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
  • Các mối lo về tình trạng vết mổ hoặc sức khỏe tổng thể của bạn
  • Khi nào cần liên hệ với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn

Chắc chắn phải hỏi bác sĩ về các vấn đề trong giai đoạn phục hồi sau mổ như sau:

  • Tôi sẽ ở đâu sau khi phẫu thuật xong?
  • Tôi sẽ uống thuốc gì sau mổ?
  • Tôi có mặc áo nịt/ băng ép sau mổ không? Nếu có thì khi nào chúng được tháo bỏ?
  • Khi nào thì cắt chỉ?
  • Tôi sẽ tắm như nào?
  • Tôi sẽ mặc quần áo nịt trong bao lâu?
  • Khi nào tôi có thể tiếp tục hoạt động bình thường và tập thể dục?
  • Khi nào tôi quay lại để kiểm tra?

Kết quả sau mổ

Kết quả cuối cùng sau tạo hình bụng ban đầu có thể không nhìn rõ vì bị sưng tấy và bạn chưa thể đứng thẳng hoàn toàn cho đến khi quá trình hồi phục hoàn tất.
Trong một hoặc 2 tuần, bạn nên đứng thẳng người và tự tin với vòng hai nhỏ nhắn, săn chắc mới của mình.

Sau mổ, bạn sẽ có được vòng hai với đường cong săn chắc, thành bụng mỏng hơn tương ứng với cơ thể và trọng lượng của bạn.
Kỹ thuật mổ cũ trước đây có thể sẽ tạo ra kết quả không đẹp so với các kỹ thuật mới (kiểu đường mổ không còn hợp với gu thời trang hiện tại)

Ở những phụ nữ đã mổ đẻ, vết sẹo từ đường mổ đẻ cũ có thể được sử dụng lại trong đường mổ mới. Có thể mất vài tháng đến một năm sẹo mới mờ đi. Tất nhiên chẳng có gì đảm bảo bạn chắc chắn sẽ nhận được kết quả tốt sau phẫu thuật thu gọn bụng. Trong một số trường hợp, có thể sẽ không đạt được các kết quả tối ưu nếu chỉ sử dụng riêng một phẫu thuật đơn lẻ và có thể cần phải kết hợp với một quy trình phẫu thuật khác.

Tuân thủ theo những hướng dẫn của các bác sĩ là điều cần thiết để ca mổ thành công. Quan trọng là các đường mổ không bị chịu lực, sưng tấy hay chuyển động quá nhiều trong thời gian hồi phục. Bác sĩ thẩm mỹ sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc bản thân sau mổ.

Chuẩn bị cho phẫu thuật tạo hình thành bụng
Khi chuẩn bị phẫu thuật, bạn sẽ được yêu cầu:

  • Làm xét nghiệm và khám y khoa
  • Bỏ thuốc lá
  • Không uống thuốc giảm đau, thuốc chống viên, thực phẩm chức năng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu

Một ca mổ thu gọn thành bụng có thể được thực hiện ở một cơ sở phẫu thuật của thẩm mỹ viện được công nhận, một trung tâm phẫu thuật ngoại trú được chứng nhận hoặc một bệnh viện.
Nếu ca mổ của bạn được thực hiện ở một cơ sở ngoại trú, hãy đảm bảo chắc chắn xắp xếp cho ai đó đưa bạn đến và đưa về sau mổ và có thể ở lại với bạn ít nhất một đêm sau khi phẫu thuật.

Một ca phẫu thuật thu nhỏ bụng sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1 – gây mê
Thuốc gây mê được sử dụng để mang lại cho bạn cảm giác thoải mái trong suốt ca mổ. Có các loại gây mê bao gồm: tiêm tĩnh mạch gây ngủ và gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ gợi ý lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Bước 2 – Tạo đường rạch mổ
Một ca phẫu thuật tạo hình thành bụng toàn diện đòi hỏi một đường mổ ngang bụng ở giữa vùng mu và rốn.
Hình dạng và chiều dài vết mổ được xác định bởi số lượng da thừa. Một khi da bụng chảy xệ được nâng lên, nếu các múi cơ bụng bên dưới suy yếu thì cơ bụng cũng sẽ được chỉnh sửa lại.
Đường mổ thứ hai xung quanh rốn có thể cần để loại bỏ da thừa ở vùng bụng trên.
Da ở bụng trên được kéo xuống theo một khoang hở giống hình cửa sổ. Lượng da thừa này được lọc, cắt tỉa một cách gọn gàng, lượng da còn lại sẽ được khâu vào với nhau. Một lỗ mới cho rốn sẽ được tạo ta. Rốn được định hình trên thành bụng và được khâu vào đúng vị trí.

Bước 3: Khâu vết mổ
Chỉ khâu, chất dính da, băng gạc hoặc móc nối để khép miệng vết mổ trên da

Bước 4: Theo dõi kết quả
Ca phẫu thuật sẽ kết thúc với một đường viền bụng săn chắc, gọn gàng, nhỏ nhắn, phẳng phù hợp hơn với cơ thể và cân nặng của bạn.

Quyết định phẫu thuật thẩm mỹ là một quyết định mang tính cá nhân sâu sắc và bạn sẽ phải quyết định nếu những lợi ích đáp ứng được mục tiêu của bạn và các rủi ro và biến chứng tiềm ẩn từ ca mổ có thể chấp nhận được. Bạn sẽ được yêu cầu ký giấy chấp thuận, cam kết để đảm bảo hiểu rõ về quy trình phẫu thuật và các nguy cơ rủi ro.
Những nguy cơ và rủi ro của phẫu thuật thu gọn thành bụng bao gồm:

  • Biến chứng gây mê
  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Tụ dịch
  • Lâu lành vết thương
  • Mất da
  • Tê bì hoặc có những thay đổi khác về cảm giác trên da
  • Da đổi màu hoặc sưng tấy kéo dài
  • Sẹo xấu
  • Da bị tái phát chảy xệ lại nhanh
  • Các mô mỡ ở sâu trong da có thể chết (hoại tử tế bào mỡ)
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch)- dẫn đến các biến chứng về tim mạch và phổi
  • Không đối xứng
  • Kết quả thẩm mỹ không tối ưu
  • Có nguy cơ phải mổ lại, đau dai dẳng

Những nguy cơ này và những vấn đề khác sẽ được thảo luận đầy đủ trước khi có sự đồng ý mổ của bạn. Quan trọng là bạn phải được giải đáp tất cả các thắc mắc trực tiếp với bác sĩ.

Bác sĩ tư vấn thu gọn bụng

Trong quá trình tư vấn, các vấn đề sau sẽ được thảo luận:

  • Mục tiêu, mong muốn khi phẫu thuật của bạn
  • Tình trạng sức khỏe, bạn có bị dị ứng thuốc nào không
  • Hiện tại bạn có đang uống thuốc, vitamin, thực phẩm chức năng, uống rượu, hút thuốc và sử dụng thuốc phiện không

Bác sĩ phẫu thuật của bạn cũng sẽ:

  • Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn và các bệnh bạn đang mắc phải hoặc các yếu tố nguy cơ.
  • Chụp ảnh
  • Thảo luận về những lựa chọn của bạn
  • Gợi ý một quy trình điều trị
  • Thảo luận về các kết quả đạt được sau thu nhỏ bụng và những nguy cơ, biến chứng tiềm ẩn

Sự thành công, an toàn của quá trình mổ tạo hình bụng phụ thuộc rất nhiều vào sự thành thật của bạn trong lúc tư vấn. Bạn sẽ được hỏi một số câu về tình trạng sức khỏe, mong muốn và lối sống của bạn.
Hãy đặt câu hỏi cho bác sĩ khi có bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc, chưa rõ. Để giúp đỡ bạn, chúng tôi đã chuẩn bị một danh sách các câu hỏi bạn nên hỏi bác sĩ trong quá trình tư vấn.
Quan trọng là bạn phải hiểu được tất cả các khía cạnh trong một quy trình mổ thu gọn bụng. Cảm giác hơi lo lắng của bạn là cảm giác hoàn toàn tự nhiên, có thể đó là một sự phấn khích với diện mạo mới của mình hoặc một chút căng thẳng trước khi mổ. Đừng ngần ngại chia sẻ những cảm xúc này với bác sĩ phẫu thuật của bạn.

Hãy sử dụng danh sách câu hỏi này như một hướng dẫn trong khi tư vấn với bác sĩ của bạn:

  • Ông/bà có được chứng nhận bởi Hội đồng phẫu thuật thẩm mỹ không?
  • Ông/bà có được đào tạo chuyên ngành về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ không?
  • Ông/bà được đào tạo phẫu thuật thẩm mỹ trong bao nhiêu năm?
  • Ông/bà có mổ bệnh viện nào không?
  • Cơ sở phẫu thuật của bác sĩ có được công nhận bởi bộ y tế hay không?
  • Tôi có phải là người phù hợp tạo hình thành bụng không?
  • Những kết quả tốt nhất nào tôi dự kiến nhận được?
  • Ông/bà sẽ thực hiện ca mổ cho tôi ở đâu và như nào?
  • Kỹ thuật mổ nào được đề nghị áp dụng cho tôi?
  • Khoảng thời gian phục hồi của tôi là bao lâu? Tôi sẽ cần những hỗ trợ nào trong quá trình hồi phục?
  • Có những nguy cơ và biến chứng nào liên quan đến ca mổ của tôi?
  • Các biến chứng sẽ được xử lý như nào?
  • Bụng của tôi theo thời gian sẽ như nào? Hay sau khi mang thai sẽ như nào?
  • Những biện pháp nào cho tôi nếu tôi không hài lòng với kết quả phẫu thuật tạo hình bụng của mình?
  • Ông/bà có hình ảnh trước và sau mổ của các bệnh nhân khác để tôi tham khảo được không? Kết quả có thể đạt được sau mổ của tôi sẽ như nào?

Một năm sau phẫu thuật tạo hình thành bụng nhưng vẫn sưng nề, có vấn đề gì không?

  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  759 lượt xem

Đến mùng 5/9 là được một năm kể từ ngày tôi làm tạo hình thành bụng, hút mỡ, căng da toàn thân và căng da đùi. Bụng tôi vẫn sưng và nó có thể sưng dưới 3cm trong một ngày, đến giờ bụng và rốn vẫn đau. Tôi đã giảm 60 kg nhờ phẫu thuật cộng thêm cân nặng giảm được qua tập luyện và ăn kiêng Weight Watchers. Giờ nó khiến tôi lo lắng, sau những tháng qua càng về đêm bụng tôi càng phình to, còn ban ngày, tôi cảm thấy rất khó chịu đến độ phải mặc váy ngủ vì không sao mặc nổi quần jean cỡ 41 của tôi. Chuyện gì đang xảy ra, bác sĩ làm ngơ và bảo là nó không liên quan gì đến cuộc phẫu thuật, nguyên nhân của việc này là gì? Tôi rất tuyệt vọng! Hãy cho tôi biết liệu chuyện này có bình thường không. Tôi đã rất vui khi tỉnh lại sau phẫu thuật và thấy phần da thừa đã biến mất hết, bây giờ tôi chỉ thấy đau thôi. Tôi vẫn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ giảm cân trên weight watcher và tập luyện, hình như dù tôi có làm gì thì tôi vẫn sẽ bị sưng. Tôi muốn nghe ý kiến từ ai đó biết rõ liệu tình trạng này có bình thường hay không. Phải mất bao lâu thì mới hết sưng nề sau tạo hình thành bụng? Xin cảm ơn bác sĩ.

Có thể sinh con sau phẫu thuật tạo hình thành bụng không?

  •  6 năm trước
  •  24 trả lời
  •  16498 lượt xem

Bao lâu sau khi phẫu thuật tạo hình thu nhỏ bụng thì có thể mang bầu và sinh em bé? Tôi là mẹ đơn thân đã lên kế hoạch thực hiện phẫu thuật tạo hình bụng. Tôi muốn biết phải đợi bao lâu để đảm bảo an toàn nếu tôi quyết định tái hôn, mang thai và sinh thêm một đứa nữa ?

Đọc toàn bộ bài viết