Kiến tạo giá trị tuần hoàn cho nền kinh tế nông nghiệp 4.0 quốc gia, doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My được biết đến như "Nữ tướng ngành nông nghiệp Việt” với những đóng góp định hình tư duy dịch chuyển nông nghiệp thông minh tuần hoàn, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng là bài toán chung toàn cầu.
Định vị sức mạnh chuyển đổi để tiên phong hội nhập
Mang tầm nhìn dẫn đầu trong thời kì VUCA với những đòi hỏi khắt khe về xu hướng toàn cầu hóa - tự động hoá, doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Thành Công - Biên Hoà (TTC AgriS), kiêm Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) - đại diện cho thế hệ nữ lãnh đạo trẻ tài năng của ngành nông nghiệp thông minh, đã có những bước tiến chinh phục sân chơi khoa học – thương mại tiềm năng thế giới.
Xác định chuyển đổi số là lối đi tiên phong giúp củng cố vị thế nền nông nghiệp Việt Nam 4.0 trên trường quốc tế, vị Phó Chủ tịch nhanh chóng đưa TTC AgriS trở thành doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam. Trên nền tảng công nghệ đã vững vàng, chị Ức My tiếp tục dẫn dắt TTC AgriS chuyển dịch và phát triển thành công mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp sản xuất - xuất nhập khẩu - thương mại dịch vụ nông nghiệp, lấy trọng tâm là các hoạt động R&D vượt trội. Vị thế “Nhà cung cấp các Giải pháp nông nghiệp công nghệ cao trên nền tảng phát triển bền vững” được TTC AgriS dần khẳng định thông qua triết lý kinh doanh về giải pháp – bền vững – công nghệ.
Chính những bước tiến thức thời này đã tạo đà cho TTC AgriS khai mở tư duy kinh tế nông nghiệp, tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm và đồ uống dinh dưỡng toàn cầu.
Nhờ chủ động chuẩn hoá hoạt động quản trị đáp ứng các thông lệ quốc tế, thương hiệu TTC AgriS nhanh chóng trở thành điểm đến của các định chế tài chính hàng đầu (như IFC, SMBC, Ngân hàng FCB, cùng Nhóm các định chế tài chính lớn).
Đồng thời, điều này kiến tạo hàng loạt cơ hội hợp tác quốc tế mới về phát triển nông nghiệp 4.0 cùng các tổ chức đầu ngành (Chính quyền bang Queensland, Australia, Công ty tư vấn nông học Farmacist, DEG - Quỹ đầu tư của Chính phủ Đức, ... ).
Tiềm lực tương thích - Tiềm năng rộng mở trong cuộc chơi toàn cầu
Đặt mục tiêu nâng tầm nông nghiệp Việt trên chuỗi giá trị thương mại toàn cầu thông qua việc làm chủ xu hướng quốc tế hoá, Phó Chủ tịch TTC AgriS đã nhanh chóng nắm bắt tiềm năng phát triển nông nghiệp bền vững tương đồng tại Australia để triển khai hợp tác chuyên sâu thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp 4.0 giữa hai quốc gia.
Cụ thể, từ năm 2022, TTC AgriS cùng chính quyền bang Queensland, Australia đã chính thức thảo luận chiến lược phát triển các giải pháp nông nghiệp công nghệ cao sử dụng nguyên liệu sinh khối, nhiên liệu sinh học, cũng như đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao, thúc đẩy khuyến nông, tư vấn nông học. Song song với đó, doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu 20.000 ha tại Australia, ứng dụng nền tảng quản trị canh tác số FRM (Farmer Relationship Management).
Đến nay, các vùng nguyên liệu hiện hữu của TTC AgriS tại Australia đều đang được vận hành theo Thông lệ Canh tác Tốt nhất - Best Management Practices được Canegrowers chứng nhận.
Năng suất đường vụ gần nhất đạt 12,4 tấn/ha (CCS 13,1% và năng suất mía 95 tấn/ha), cao hơn so với năng suất bình quân toàn Nhà máy và ngành mía đường Úc lần lượt là 11 tấn/ha và 11,9 tấn/ha. Toàn bộ hoạt động canh tác chính xác đều ứng dụng 100% cơ giới hóa với sự hỗ trợ của công nghệ đo RTK GPS và nền tảng quản lý dữ liệu John Deere Operation Center cho độ chính xác cao với sai số dưới 2,5 cm.
TTC AgriS cũng phối hợp với Farmacist áp dụng toàn diện nền tảng nông học trong quản lý dinh dưỡng mía, từ EM Soil Map đến phân tích và khuyến cáo dinh dưỡng, đảm bảo tối ưu năng suất và bảo vệ môi trường theo Reef Regulation – Australia.
Từ niên độ 2024-2025, việc hợp tác với trường đại học và đơn vị quản lý nông học để thử nghiệm công nghệ vào kinh doanh nông nghiệp sẽ được đẩy mạnh. Tập trung vào giải pháp quản lý dinh dưỡng, canh tác chính xác, nền tảng số hóa tích hợp và ứng dụng AI.
Các công nghệ và sáng kiến sẽ được khảo nghiệm tại nông trường Australia để chứng minh hiệu quả trước khi nhân rộng ra các vùng nguyên liệu, cây trồng khác của TTC AgriS. Việc ưu tiên giải pháp sử dụng AI và remote sensing đánh giá năng suất, sức khỏe cây trồng, phát hiện sâu bệnh hại và đánh giá tác động thiên tai sẽ được bắt đầu từ vụ thu hoạch 2024-2025.
Mới đây ngày 5/3, TTC AgriS cũng đại diện cho Doanh nghiệp nông nghiệp đa quốc gia hàng đầu khu vực tham gia CEO Forum, thảo luận về tương lai lương thực và công nghệ nông nghiệp.
Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia 2024, với sự tham dự của Lãnh đạo hàng đầu các nước ASEAN bao gồm toàn bộ Thủ tướng các nước Đông Nam Á và Đông Timor, trong đó có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Tổng Thư ký ASEAN.
Hội nghị được tổ chức tại Melbourne trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa hai khu vực đang diễn ra năng động trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hoạt động công nghệ nông nghiệp.
Đại diện cho Việt Nam trong tư cách Chủ tịch Hội nghị bàn tròn phía ASEAN với chủ đề “Agriculture and Food Supply Chains”, TTC AgriS đã chứng tỏ nỗ lực và cam kết tận dụng tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của Đông Nam Á để tăng cường lợi ích thương mại và đầu tư hai chiều, với mục tiêu đảm bảo sự thịnh vượng và an ninh lâu dài cho cả hai khu vực.
Hướng tới môi trường kinh doanh lý tưởng bằng cách xác định trọng tâm đầu tư và dỡ bỏ các rào cản đổi mới giữa các quốc gia trên thế giới, tại đây TTC AgriS cũng chia sẻ các đề xuất nâng tầm quan hệ hợp tác giữa 2 khu vực tương đồng về phát triển Nông nghiệp, đặc biệt giữa Việt Nam - Australia:
Thứ nhất, tăng cường cơ hội kết nối các đơn vị chuyên môn về Nông nghiệp giữa các quốc gia (trường đại học, viện nghiện cứu,...) nhằm trao đổi công nghệ sinh học, phát triển giống và quản lý Nông nghiệp khoa học chính xác.
Thứ hai, xúc tiến nhanh các chính sách hỗ trợ, trao đổi nguồn nhân lực, đặc biệt tạo điều kiện thông hành cho đối tượng lao động tay nghề cao, chuyên gia, nghiên cứu sinh,… sang hoạt động và học tập tại Australia. Đây sẽ là phương pháp hữu hiệu để xóa bỏ các rào cản văn hóa, nâng cao trao đổi phương thức kinh doanh giữa các quốc gia;
Thứ ba, mở rộng sâu mối quan hệ hiệp thương giữa ASEAN-Australia nói chung và Việt Nam-Australia nói riêng, nâng cao các thành quả thương mại nông nghiệp song phương (thông qua các chính sách giao thương, thuế,...).
Với chiến lược xây dựng mô hình quản trị đa quốc gia phù hợp chuẩn mực quản trị quốc tế và các quốc gia, TTC AgriS đã và đang xác lập mục tiêu trọng tâm giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030, trong đó bao gồm 5 nhiêm vụ chiến lược.
Thứ nhất, mở rộng thị trường tiêu dùng ở Việt Nam, Australia, Trung Quốc và các quốc gia ASEAN.
Thứ hai, đối lưu hàng hoá thông qua cung ứng toàn diện trên phạm vi toàn cầu.
Thứ ba, khai thác vùng nguyên liệu ứng dụng canh tác chính xác dựa trên thử nghiệm mô hình nông trường kiểu mẫu.
Thứ tư, quản trị tài chính và phân bổ nguồn vốn thúc đẩy nguồn vốn xanh quốc tế.
Cuối cùng, xây dựng và vận hành mô hình kinh doanh Chuỗi giá trị tuần hoàn Operation Excellency.
“Tất cả đều hướng đến nỗ lực xoá bỏ mọi rào cản trao đổi giao thương vật lý giúp nâng tầm sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới. Điều này phù hợp với triết lý phát triển bền vững xương sống của TTC AgriS trong công cuộc tiên phong khai phóng tiềm năng của ngành nông nghiệp và cung ứng thực phẩm quốc gia trên trường quốc tế.” , nữ lãnh đạo cho biết.
Thông qua chuỗi hoạt động hợp tác đầu tư với Astralia trong chiến lược dài hạn, cùng các sáng kiến hỗ trợ quan hệ giao thương nông nghiệp tích cực tại khu vực, lãnh đạo TTC AgriS đã khẳng định được năng lực khai phóng tiềm năng Nông nghiệp tuần hoàn trên trường quốc tế. Đây cũng là nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ góp phần nâng cao mối quan hệ hợp tác đa quốc gia nói chung và Việt Nam – Australia nói riêng, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi kinh tế xanh của đất nước.