Phẫu thuật tạo hình sau khi cắt bỏ tuyến vú - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

3 năm trước 43

Lý do

  • Ở bất cứ độ tuổi nào, bệnh nhân khó có thể lường trước được mình sẽ phản ứng thế nào sau khi mất đi 1 bên vú.
  • Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy lo lắng, không chắc chắn, buồn bã và hụt hẫng bởi tuyến vú là một phần đặc tính của người phụ nữ.
  • Ngoài chức năng cho con bú thì vú còn là biểu tượng của giới tính, đóng vai trò quan trọng trong khả năng tình dục, tạo ra đặc điểm hình thể đặc trưng và nét nữ tính của người phụ nữ.
  • Phẫu thuật tạo hình sau khi cắt bỏ tuyến vú không phải là điều kiện bắt buộc, tuy nhiên nó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, làm cho bệnh nhân có thể quay lại với cuộc sống bình thường tốt hơn sau phẫu thuật.

Thời điểm 

  • Phẫu thuật tạo hình đồng thời với phẫu thuật cắt tuyến vú được gọi là tạo hình tức thì.
  • Tất cả các công việc được thực hiện trong một lần phẫu thuật và bệnh nhân thức dậy với bộ ngực mới. 
  • Phẫu thuật tạo hình thực hiện sau phẫu thuật ung thư, sau xạ trị, hóa trị hoặc các liệu pháp điều trị đích.
  • Các phương pháp điều trị như xạ trị và đôi khi hóa trị sau phẫu thuật có thể khiến vú tái tạo mất thể tích và thay đổi màu sắc, kết cấu và hình dạng.
  • Riêng xạ trị gây ra những thay đổi không mong muốn đối với ngực được tái tạo bằng túi độn. 

Yếu tố ảnh hưởng

Giai đoạn ung thư:

  • Phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn I hoặc một số ở giai đoạn II, phẫu thuật cắt bỏ vú và tái tạo lại ngay trong phẫu thuật là một chỉ định.
  • Phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn III hoặc IV hầu như luôn cần xạ trị hoặc các phương pháp điều trị khác sau phẫu thuật cắt bỏ vú. Trong trường hợp này, nên trì hoãn tái tạo vú và có thể chỉ định thì 2.

Các phương tiện chuyên môn sẵn có:

  • Tái tạo vú tức thì cần ít nhất 2 ekip chuyên khoa cùng phối hợp: phẫu thuật ung thư và phẫu thuật tạo hình.
  • Một số phương pháp tạo hình mới đòi hỏi phải sử dụng vạt có nối mạch vi phẫu trong đó bao gồm việc gắn các mạch máu nhỏ trong vạt vào các mạch máu ở vùng ngực. 
  • Ngoài ra, phương án tạo hình tức thì là tương đối mới, nên chưa được triển khai ở nhiều nơi.

Khả năng ra quyết định của bệnh nhân:

  • Nếu bệnh nhân chưa quyết định được có nên phẫu thuật tái tạo vú hay không thì có thể cân nhắc lựa chọn sau này (tạo hình trì hoãn).

Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân:

  • Nếu bệnh nhân bị tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc có các vấn đề về tuần hoàn, bác sĩ có thể cần điều trị hoặc cân nhắc trước khi phẫu thuật tái tạo vú.
  • Hút thuốc lá nặng có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng lành thương, nên bỏ thuốc trong một khoảng thời gian trước khi phẫu thuật.
  • Các phương pháp tạo hình vú sau ung thư

Có hai kỹ thuật chính để tái tạo vú:                                                  

Tái tạo bằng túi độn nhân tạo: đặt chất liệu độn là nước muối sinh lý hoặc gel sillicon.

  • Ưu điểm: Tái tạo bằng túi độn nhân tạo dễ thực hiện, dễ phục hồi.
  • Nhược điểm: Theo thời gian, túi độn nhân tạo dễ gặp vấn đề hơn và thường yêu cầu các sửa chữa bổ sung để khắc phục.

Tái tạo tự thân hoặc vạt: Sử dụng mô được chuyển từ một phần khác của cơ thể (bụng, đùi hoặc lưng).

  • Ưu điểm: Tái tạo vạt hoạt động tốt hơn theo thời gian; một vạt được thực hiện tốt không cần phải chú ý nhiều trong suốt cuộc đời.
  • Nhược điểm: Tái tạo vạt khó thực hiện hơn, tốn nhiều thời gian hơn và thời gian phục hồi lâu hơn.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đọc toàn bộ bài viết